Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

CHUYỆN SÁNG NAY



Bồ đề Đạo Tràng (ở Ấn Độ ) nơi thái tử Tất Đạt Đa thành Phật


Đại tháp ở Bồ đề ĐạoTràng


Đại tạng kinh Việt Nam


6 giờ sáng, bu tui đứng trước thang máy chuẩn bị xuống đất đi bộ thì gặp phải ông bạn hàng xóm.  A.. ông bu, tui đọc “Tìm lời Phật thuyết ở đâu” của ông trên Phây búc.  Về đại thể ông nói có lý, ngoài Nikaya  và A Hàm ra thì còn biết tìm ở đâu nữa. Nhưng tui hỏi thiệt, ông có tin toàn bộ những gì trong Nikaya và A Hàm là do Phật thuyết cả không.
 Bu đành bỏ cuộc đi bộ kéo bạn vào nhà…

**********

1-   Ông hỏi rất hay và trả lời cho rốt ráo cũng không dễ.  Vào quầy bán sách Phật ở các nhà sách, gần như giở bất cứ quyển kinh nào ra ta cũng thấy câu đầu tiên “như thị ngã văn” tức là “tôi nghe như vầy”, ngụ ý rằng  bản kinh này do ông A Nan nghe chính đức Phật thuyết giảng, nay nói lại cho mọi người nghe.  Đến như môn phái Tịnh độ tông do nhà sư Tàu là Huệ Viễn (334 - 416) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 3 sau Tây lịch, lúc này đức Phật dã tịch diệt khoảng 800 năm, vậy mà kinh Vô Lượng Thọ của môn phái này vẫn viết rằng do chính đức Phật thuyết, và câu đầu tiên vẫn là “Tôi nghe như vầy”. Bu tui chắc chắn rằng, sau khi Phật tịch diệt, các Tổ lập ra môn phái này môn phái nọ, viết kinh sách phục vụ cho môn phái mình đều ghi là Phật thuyết để mọi người tin.  Cũng chính vì thế Phật giáo Đại thừa ngày nay còn có tên PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN.
2-   Theo Phật sử thì những gì đức Phật thuyết giáo đều có trong kinh Nikaya hoặc kinh A Hàm, tuy nhiên bu tui vẫn thấy trong cả núi kinh đồ sộ ấy nhiều điều rất đáng ngờ. Bu tui đưa ra hai dẫn chứng sau đây:

Dẫn chứng 1: ( trang 329 Kinh Đại Niết Bàn của Trường Bộ kinh)
   * Khi đức Thế Tôn sắp diệt độ, tôn giả A nan hỏi ngài: Bạch Thế Tôn, cần phải xử sự thân xá lợi Như Lai như thế nào. Này A nan, xử sự thân Chuyển luân thánh vương như thế nào, hãy xử sự thân xá lợi Như Lai như thế. Bạch Thế Tôn, người ta xử sự thân Chuyển luân thánh vương như thế nào. Này A nan, thân của Chuyển luân thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại được vấn thêm vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bện, lại vấn thêm vải mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. (1)
Cứ như  di chúc của đức Thế Tôn thì 250 lớp vải mới cộng thêm 250 lớp vải gai bện sẽ có chiều dày khoảng  2,5 mét. Đây là điều khó hiểu. Sinh thời đức Phật nhặt vải vụn khâu áo mặc, nhưng sau khi tịch diệt lại bảo đệ tử quấn quanh mình một lớp vải dày đến thế là quá xa hoa lãng phí. Có lẽ các vị chép kinh Đại Niết Bàn vì quá yêu quý đức Phật mà phóng đại ra, chớ đức Phật không di chúc như thế.

Dẫn chứng 2: (trang318-319-325 kinh Đại Niết Bàn của Trường Bộ kinh)
“… Thợ sắt Cunda, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ liền “Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ kheo”, Thế Tôn im lặng nhận lời”
…..
Thợ sắt Cunda, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà các món ăn thượng vị loại cứng, loại mềm và nhiều thứ sùkara- maddava (một loại mộc nhĩ) rồi báo tin cho ThếTôn: “Bạch ThếTôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”
….
Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại chịu đựng cơn bệnh.
    Tuy đau đớn cùng cực, nhưng Thế Tôn vẫn cùng Anan và chúng Tỷ kheo đi đến Kusinàrà. Trên đường đi, hai lần Thế Tôn kêu khát muốn uống nước ngay. Cũng hai lần Anan trả lời ngài, rằng dòng suối nơi đây vừa có 500 cổ xe vượt qua, bùn đất vấy đục, không thể uống được. Nhưng ngài vẫn nói lần thứ ba ta khát, muốn uống nước ngay. Ông Anan đành xuống suối lấy nước thì lạ thay dòng nước trong veo như chưa từng có 500 chiếc xe vừa vượt qua.  Nếu Thế Tôn có phép thần thông làm cho nước suối trong, thì cớ sao ngài không làm cho mình hết đau đớn và hết khát?
   Sau khi đến Kusinàrà, bệnh tình Thế Tôn nặng thêm, ngài nhập nhập diệt giữa rừng cây sala. Chúng ta từng biết, đức Phật đã ngộ được tam minh. với Túc mạng minh ngài thấy được muôn vàn kiếp trước. Với Thiên nhãn minh ngài thấy vũ trụ có nhiều hành tinh đang dịch chuyển. Với Lậu tận minh ngài trong suốt như pha lê không còn vẫn đục tội lỗi. Ngài làm chủ sinh tử, có thể nhập Niết bàn bất cứ lúc nào ngài thấy cần thiết. Cớ sao ngài không thấy được món nấm mộc nhĩ của thợ sắt Cunda có chất độc mà vẫn dùng cho đến nỗi mắc bệnh lỵ huyết, và nhập Niết bàn khi đau đớn thân xác ?
    Có lẽ cũng suy nghĩ như vậy nên những nhà viết kinh Đại Niết Bàn đưa ra nhiều chi tiết để hợp lý hóa việc làm của Thế tôn như sau đây:
- Này Cunda loại mộc nhĩ đã soạn sẵn hãy dọn cho ta, còn các món ăn khác đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm, hãy dọn cho chúng tỷ kheo.
…..
Này Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại người hãy đem chôn…
Thế Tôn biết chắc ông thợ sắt Cunda sẽ rất hối hận, vì bữa cơm của mình mà ngài nhiễm bệnh và nhập diệt, nên dặn Anan phải nói lại với thợ sắt Cunda như thế này:
-  Này hiền giả, thật là công đức cho bạn vì được Như Lai dùng bữa cơm cuối cùng từ bạn cúng dường và nhập diệt, nhờ hành động này thợ sắt Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ, nhờ hành động này thợ sắt Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp, nhờ hành động này thợ sắt Cunda sẽ được hưởng an lạc, nhờ hành động này thợ sắt Cunda sẽ được hưởng  danh tiếng, nhờ hành động này, thợ sắt Cunda sẽ được hưởng uy quyền…”

Giáo sư Phật học Nàrada người Tích Lan viết trong sách Đức Phật và Phật pháp đại ý: Thế Tôn biết ngày hôm đó đằng nào Ngài cũng phải tịch diệt và nhập Niết bàn, cho nên cứ ăn món nấm mà ngài thừa biết có độc tố cho ông thợ sắt Cunda vui lòng.
    Bu tui lại cho rằng lòng cao thượng của một vị Phật không nhất thiết phải  ăn một loại nấm mà mình thừa biết có độc tố  để nhập Niết bàn trong tình trạng đau đớn khôn cùng. Ngài có thể báo cho Cunda biết món nấm kia có chất độc, nhưng không hề khiển trách anh ta cố tình đầu độc mình, chẳng qua anh ta và đám đầu bếp thiếu kiến thức về thực phẩm mà thôi. Cho dù người chép kinh Đại Niết bàn có biện hộ cho Thế Tôn, giáo sư Nàrada có bênh vực cho đức Phật đến cỡ nào thì bu tui vẫn thấy có điều gì không thỏa đáng trong sự tịch diệt của đức Phật như kinh Đại Niết Bàn nêu ra. 
-------------

(1)  Những dòng viết nghiêng là trích nguyên văn từ kinh Đại Niết Bàn thuộc Trường Bộ kinh
    






39 nhận xét:

  1. Bất cứ dòng đạo nào trên thế giới , muốn thu nạp thật nhiều môn đồ đều dùng chiêu này . Đó là Ông A nói thế này , Chính Ông A đã nói như thế . Cũng như những người dân bình thường cũng vậy . Khi kể một câu chuyện nào đó cũng có thể nói " Chính mắt tôi đã nhìn thấy " để tăng sức nặng cho câu chuyện ( Mặc dù cũng chỉ nghe kể lại ) .
    Các chi nhánh tách ra từ đạo Phật chính thống cũng không ngoại lệ . Họ luôn khẳng định mình là chính thống , và đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh điều đó
    -- Đức Phật cũng là người trần mắt thịt , vì đã giác ngộ được Sinh , Lão , Bịnh , Tử , nên mới đắc đạo
    Điều đáng bàn ở đây là : Với một người bằng xương bằng thịt mà người ta thêu dệt nhiều huyền thoại về Ông . Thậm chí phóng đại một cách quá đáng những hào quang xung quanh cuộc đời của Ông
    Cuộc sống hiện tại cũng vậy , ở nhiều quốc gia , người ta cũng đưa ra một người nào đấy , rồi ra sức tô vẽ , thổi phồng lên , nào là Ông C đã nói như thế , Ông C đã lói thế kia , để tạo thành một phương châm sống cho mọi người
    P/s Thế sáng nay không đi tập thể dục được à ? Không sao đâu , sang nhà Mệ Nhật Thành trèo dừa cũng được

    Đầu cành Dương Liễu vương Cam Lộ
    Một giọt mười phương rưới cũng dầy
    Bao nhiêu trần luỵ tiêu tan hết
    Đạo tràng thanh tịnh ở ngay đây
    Làng Mai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay có nhà sư Thích Nhật Từ đang làm cách mạng Phật Giáo. Ông Từ còn trẻ, là tiến sĩ Phật học ở Án Độ, lại được Thái Lan cấp bằng tiến sĩ danh dự. Ông Nhật Từ đã đi thuyết giáo ở Mỹ cho người Mỹ và cho người Việt. nghe. Thầy Nhật từ đưa ra thuyết Phật giáo Nguyên chất và Phật giáo Pháp môn. Ông dùng chữ Nguyên chất thay cho chữ Tiểu thừa, Nguyên thủy, Nam tông. Dùng chữ Pháp môn thay cho Đại thừa, Phát triển.. Ông rất có lý khi nói Nguyên chất khác Nguyên Thủy. và Pháp môn khác Phát triển.
      Vậy Phật giáo Pháp môn là gì ? Là một vị nào đó đưa ra một luận thuyết tạo ra một môn phái. Chẳng hạn ông Huệ Viễn (Tàu) sáng tác ra môn phái TỊNH ĐỘ TÔNG khuyến cáo mọi người tụng niệm ông Phật A Di Đà, Thực chất đây là môn phái của Tàu đã xâm lăng vào lòng tin và tín ngưỡng Việt Nam. Bài viết của bu nói lên đôi chỗ phi lý của kinh gốc phật giáo mà ông Nhật Từ đang cho là Nguyên chất, Trong cái nguyên chất đó đã lẫn vào tạp chất, mà đó cũng là sự tất nhiên thôi.
      Tột cùng sự vô lý là trong kinh Nhật tụng mà phật tử Việt Nam đang dùng là dịch từ Tàu ra. Trong đó có nhắc đến hồng danh Phật Đấu Chiến thắng là ông khỉ Tôn Ngộ Không. Một nhân vật tiểu thuyết Tây Du của Ngô Thừa Ân lại trở thành Phật để tụng niệm.
      Cách mạng là phải lắm.

      Xóa
  2. 1 - Theo Sỏi nghĩ về những giải thích của các học giả , các bậc đại đức chân tu, nói về KINH nhà phật, Cách mà kinh phật lưu truền và tồn tại, cũng như một lẽ đương nhiên. Khi phật tử đã có niềm tin vào Phật thì mọi lời thuyết giảng đều là khuôn vàng thước ngọc. Cho dù truyền miệng lâu tới 800 năm vẫn là khuôn vàng thước ngọc, Hành động , cử chỉ của Ngài là chuẩn mực, lời ngài nói là chân lý. Mà mọi chuẩn mực, chân lý thì còn sai xót làm sao. Cho nên ... Tất thảy quy về Phật dạy (Hay lời phật) để củng cố và tạo niềm tin tuyệt đối. Thế mới gọi là tín ngưỡng. Đến giờ đã hơn 2500 năm rồi mà lời phật, kinh phật vẫn không mảy may lạc hậu hay sai xót gì. Đó cũng là cái hồn cái cốt của tín ngưỡng. Có lẽ trong sự cảm phục của Anhstanh có một phần của niềm tin Phật tử vào kinh Phật .
    Ngày xưa mình hay sùng bái lãnh tụ nào là Đ/c Lê Nin nói thế này... Đ/c Lê Lợi nói thế kia, Đ/c Lê Duẩn dạy như vậy...Các lời ấy đến một ngày lịch sử sẽ xem như lạc hậu. Nhưng nó cũng là thiêng liêng một thuở. Tóm lại thế mới gọi là tôn giáo và tín ngưỡng.
    2 - Nghi vấn về xử sự thân xá lợi Như Lai. Họ có thuật lại thân của Chuyển luân thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại được vấn thêm vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bện, lại vấn thêm vải mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải.
    Cách ngày nay trên 2500 năm lấy đâu ra lắm vải để khâm niệm cho một ông chết ở gốc cây như thế vậy. Theo như anh phân tích thì xá lợi được bọc trong một khối vải dày 2,5 mét. Việc này có lẽ lỗi tại do đánh máy hay sao ấy. Sỏi cũng hồ nghi. Giá Phật hiện hình nói lại cho chuẩn thì mình đỡ vất vả. Người trí tuệ như ngài sẽ không di chúc như thế!
    3 - Chuyện ngài đánh chén rồi bị đau bụng, Lạ nhỉ Biết ăn là chết sao vẫn cứ ăn.
    hành động này Phật đã biến một Phật tử là lãothợ sắt Cunda thành một kẻ giết người.
    Chẳng mấy nhân từ. Dù trả ân thế nào cũng không chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bác học Einstein nói về đạo Phật: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học". Tại sao Einstein nói như thế ? Có lẽ bu tui sẽ có một vài bài chuyên về đè tài này chăng. Trước mắt bu nhắc lại một thành tựu khoa học đã chứng minh thuyết “Một trong tất cả , tất cả trong một” của Phật giáo.
      khoa học đã phát minh ra phương pháp chụp ảnh toàn khối. Một tượng Phật (ví dụ ) đã chụp lên phim, bây giờ cắt đôi tấm phim ra nhìn vào một mãnh thôi vẫn thấy hình tượng đầy đủ ...Thậm chí cắt nhỏ tấm phim ra nhiều mãnh thì nhìn vào một mảnh bé xíu ấy vẫn thấy tượng phật đầy đủ. Đương nhiên máy chụp và máy nhìn khác với những gì ta biết về máy ảnh thông thường.
      2- Lòng tin ở con người kì lạ lắm, nhiều bác học thiên tài vẫn tin vào kinh thánh rằng thiên chúa tạo lập ra vũ trụ này trong vòng 6 ngày, ngày thứ 7 mệt quá ngài nghỉ giải lao gọi là ngày chúa nhật (nói chủ là nhầm). Nói đâu xa, bu tui và Sỏi buộc phải tin vào những điều tốt lành mà thực ra chẳng thấy đâu cả. hihi.

      Xóa

  3. CÒM CỦA ĐƠN SA BÊN FB

    Bằng cách hiểu biết thông thường, thử kiểm tra lại một quy trình truyền thông tin, khi chúng ta đang đọc kinh, cụ thể ở đây là Kinh Nikaya:

    Lời nói của Đức Phật -> Ngài Ananda lóng tai nghe -> Ngài Ananda tụng đọc lại với sự xác nhận của từng vị được Phật thuyết pháp -> Các bài kinh được truyền miệng trước khi được chép lại -> Các bản kinh được chép lại bằng cổ ngữ Pali -> Các bài Kinh được dịch ra Tiếng Việt -> Các bài kinh được biên tập (của nhà xuất bản) và in ấn để có được các cuốn kinh ta đang cầm trên tay.

    Thông tin có bị rơi rụng, có được thêm vào, có được chỉnh sửa hay không?! Đó là một câu hỏi mà theo cách hiểu biết thông thường, dù chưa khẳng định, nhưng trong suy nghĩ của ta sẽ gợi lên một chữ: Có!

    Bây giờ quay lại các bài kinh trong bộ Nikaya, trong một bài kinh Đức Phật thuyết giảng cho các Kalama:

    “3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

    Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; CHỚ CÓ TIN VÌ ĐƯỢC KINH ĐIỂN TRUYỀN TỤNG; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

    NHƯNG NÀY CÁC KÀLÀMÀ, KHI NÀO TỰ MÌNH BIẾT RÕ NHƯ SAU: "CÁC PHÁP NÀY LÀ BẤT THIỆN; CÁC PHÁP NÀY LÀ ĐÁNG CHÊ; CÁC PHÁP NÀY BỊ CÁC NGƯỜI CÓ TRÍ CHỈ TRÍCH; CÁC PHÁP NÀY NẾU THỰC HIỆN VÀ CHẤP NHẬN ĐƯA ĐẾN BẤT HẠNH KHỔ ĐAU", THỜI NÀY KÀLÀMÀ, HÃY TỪ BỎ CHÚNG!” (Tăng Chi – Ba Pháp – Phẩm Các Vị Ở Kesaputta)

    Vì sao thế? Vì diệu pháp được Thế Tôn khéo thuyết, theo thời gian, sẽ bị người ở thế gian dùng “Văn” làm cho sai khác đi: “10. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.” (Tăng Chi – Hai Pháp)”

    Vì sao “Văn” có thể làm sai khác và làm mất đi những lời gốc Phật dạy, là vì: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, họ lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như: "Cái này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ không mở rộng những gì được che kín, hạng không phơi bày những gì không được phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp.”. Thử xem bây giờ hội chúng kiểu này, có đầy rẫy không?!

    “Văn dĩ tải đạo” là một câu nói mang yếu tố Hán học, Trung Hoa, nghe thì hay, long lanh, cao siêu nhưng rất có vấn đề. Đạo là Con đường, Con đường theo nghĩa bình thường là để đi, lối để cho các vật chuyên chở qua lại. Còn nếu là bóng gió xa xôi thì “Văn” chỉ có thể cành lá, tô vẽ, miêu tả, ca ngợi cái Đạo (Đạo chung chung), không thể là cái cốt lõi của Đạo được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Đức Phật là người cực kì biện chứng, chống sùng bái cá nhân một cách quyết liệt. Do vậy những gì kinh Nikaya viết ra sau khi Phật tịch diệt mà vô lý thì ta không nên tin. Mới hay xã hội ta tệ sùng bái cá nhân còn nặng nề lắm
      2- Bạn đọc à
      Bên FB có người cho rằng Kinh Phật là một thứ Văn dĩ tải đạo, Đơn Sa trả lời ý kiến này, không liên quan gì phần trên của bạn ấy.

      Xóa

  4. COM CỦA ĐƠN SA BÊN FB

    Trong các tập Kinh Nikaya, ta có thể gặp rất nhiều đoạn, sự việc, mà khi đọc lên ta liền khởi phát nghi ngờ (vì cảm thấy có sự mâu thuẫn, khác với sự thực mà kiến thức ta thâu lượm). Đây là điều bình thường, và quyền tin hay không, rồi áp dụng hay không sẽ tùy thuộc vào duyên nghiệp, khả năng của từng người. Nhưng cũng có những đoạn Kinh sẽ thôi thúc một người (và có thể rất nhiều người), làm cho ta tin rằng đó là sự thật, để từ đó mà thực hành, ví dụ:

    “THẤY SỰ NGUY HIỂM TRONG NHỮNG LỖI NHỎ NHẶT” hay,

    “7. Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.
    8. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sau nguy hiểm như vậy.
    9. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không được che chở hộ trì, vợ con không được che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghi là tác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.
    10. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm: Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa, chỗ nào có ca, chỗ nào có nhạc, chỗ nào có tán tụng, chỗ nào có nhạc tay, chỗ nào có trống. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.
    11. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm: Nếu thắng thì sanh oán thù, nếu thua thì tâm sanh sầu muộn, tài sản hiện tại bị tổn thất, tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực, bằng hữu đồng liêu khinh miệt, vấn đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.
    12. Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm: Những kẻ cờ bạc, loạn hành, nghiện rượu, những kẻ trá ngụy, lường gạt, bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.
    13. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: "quá lạnh", không làm việc; "quá nóng", không làm việc; "quá trễ" không làm việc; "quá sớm", không làm việc; "tôi đói quá", không làm việc; "tôi quá no", không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy.” (Trường Bộ - Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt)”
    Thích · Trả lời · 23 giờ · Đã chỉnh sửa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đức Phật cách nay 2500 năm đã chống lại tệ nạn xã hội một cách quyết liệt. Ngày nay chúng ta nói chống, nhưng tệ nạn ngày mỗi nhiều lên. Người mẫu ngàn đô, ma túy, rượu chè, trộm cướp, vô số trên các kênh truyền thanh đại chúng.

      Xóa
  5. Tui đang dựa cột mà nghe quý liệt zị đăng đàn thuyết giáo đây! Thiện tai! Thiện tai!

    Trả lờiXóa
  6. Nói chung tất cả các kinh của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa đều là "như thị ngã văn" cả. Mấy trăm năm sau Đức Phật tịch diệt mới kết tập chép lại trên lá bối. Hơn hai ngàn năm qua những lá bối đầu tiên đó tiêu ma hết từ đời nào rồi, các kinh sách ngày nay đều là chép qua chép lại, dịch từ chữ này sang chữ khác bởi nhiều người, nhiều trình độ, nhiều tông phái khác nhau, còn bao nhiêu phần trăm so với các kinh ban đầu? Mà như đã nói, ngay các kinh ban đầu cũng mấy trăm năm sau Phật tịch mới chép, thì có bao nhiêu phần trăm lời Phật thuyết trong đó? Tam sao thất bổn, nhớ cái này sang cái nọ chắc đầy...

    Cho nên ai tin được gì cứ tin, theo khả năng suy xét và hiểu biết của mình, còn bàn có đúng lời Phật thuyết hay không thì bất khả.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Thích Nhật Từ đưa ra thuyết Phật Giáo Pháp môn và phật giáo nguyên chất. Theo ông này phật giáo nguyên chất có trong các kinh Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ. Trường bộ. Tiểu bộ. Nhưng ông cũng thừa nhan trong nguyên chất đó có lẩn tạp chất. Bài viết này của bu tui đưa ra vài tạp chất đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản thân tôi thì không nghĩ có Phật giáo Pháp môn hay Phật giáo Nguyên chất. Cái "nguyên chất" của ông Thích Nhật Từ có bao nhiêu phần trăm là nguyên chất? Mà lấy cái gì để so sánh, kết luận "nguyên" với "không nguyên"? Khi thật sự bây giờ không có được cái gọi là chuẩn. Bản thân ông TNT như bác Bu nói cũng thừa nhận trong cái nguyên chất của ông ấy có lẫn tạp chất (bao nhiêu phần trăm tạp chất, ông TNT có đưa ra con số phần trăm ấy được không?) Vậy thì có đâu mà nguyên, hay không nguyên nữa.

      Nói chung như tôi vẫn nói, tôn giáo là niềm tin. Mà như Phật giáo nói "Tất cả do một tâm này mà ra", tin thì nó như thế, không tin thì nó không thế. Người nói "có ma" và tin chắc là có ma, tuy hỏi thấy mà bao giờ chưa thì nói chưa. Rất nhiều người Thiên chúa giáo tôi quen biết có vài cái bằng đại học, thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, nhưng vẫn cứ tin tôi tổ tông, tin Kinh thánh nói Chúa trời tạo ra vũ trụ trong bảy ngày... Chuyện tín ngưỡng thật khó lý giải bằng lý lẽ...

      Mà có khi cái mà bác Bu nói "bu tui đưa ra vài tạp chất đó", lại là cái "ăn tiền" của tôn giáo, người ta cần phải đưa vào cái đó, hì hì!

      Xóa
  8. 1- Ông Thích Nhật Từ dùng khái niệm Phật giáo nguyên chất thay cho Tiểu thừa, Nam Tông Nguyên thủy. Những gì đức Phật nói được ghi bằng tiếng Pali trong các kinh: Trường bộ, Trung bộ, Tiểu bộ, Tương ưng bộ , Tăng Chi bộ, theo ông là nguyên chất. Trong một bài thuyết pháp “Đạo Phật Pháp môn và đạo Phật nguyên chất” (vào Google có liền) ông thừa nhận trong các kinh đó có nhiều sai sót. Tức là khi nói Nguyên chất là ông ta chỉ định định tính chớ không định lượng. Cũng như nói “Văn hóa Việt Nam rất giàu bản sắc” Trong thâm ý muốn khoe bản sắc văn hóa VN tốt đẹp tích cực. Nhưng rãi đinh ra đường, ném đá lên tàu hỏa …trên thế giới này chưa đâu có, thì các hành động đó có được xem là bản sắc không. Do vậy “Văn hóa Việt Nam rất giàu bản sắc” là một khái niệm nặng về định tính mà thôi.
    2- Bu tui đọc đạo Phật để biết chớ không làm Phật tử, không gõ mõ tụng kinh. Với ông Tiến sĩ Nhật Từ bu tui tâm đắc ở chỗ ông ta đang đề xướng một cuộc các mạng Phật giáo. Đạo Phật Pháp môn còn được ông Từ gọi là đạo Phật Tổ sư, do các vị sư sau đức Phật xướng xuất ra thành một môn phái. Các vị này đa số là người Tàu do vậy Phật Giáo Việt Nam tuyệt đa số Là Phật giáo Tàu, rất xa với những gì ông Thích Ca thuyết giảng. Ở ta 10 người theo đạo Phật thì 9 người niện Nam mô A Di Đà, cho nên cách mạnh cho được khó lắm thay.

    Trả lờiXóa
  9. Cháu qua thăm chú.
    Trời nắng quá. Cháu để từ từ đọc bài của chú và nhận xét của mọi người vậy. Nóng quá nên cháu bị dị ứng, nổi nốt, ngứa hết cả ống chân. Kinh khủng quá chú ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú xem ti vi và đọc báo thấy ngoài bắc năm nay nóng ghê quá.
      Trong nhà chú luôn luôn 30 độ buổi chiều có mưa.
      Cầu mong cho trời bớt nắng nóng

      Xóa
  10. Anh xã ơi, viết mấy cái hồi kí cho tươi cuộc đời một chút đi, anh xã cứ tuyên truyền Phật pháp thế nầy đàn bà con gấy ế hết! He he...

    Trả lờiXóa
  11. Nhà văn ơi
    Bu tui hoàn toàn không tuyên truyền Phật pháp, việc đó đã có các nhà sư.
    Bu tui chỉ đưa đến bạn đọc một nhận thức trên đời không có gì là nguyên chất, là tuyệt hảo, là đáng cung cúc sùng bái. Chúng ta đang bị đánh cắp lòng tin vì tin vào những điều vu vơ không đáng tin. Xin nhắc lại bu tui không tuyên truyền Phật pháp, không bao giờ là phật tử, không bao giờ là đệ tử của bất kì một tôn giáo nào.

    Trả lờiXóa
  12. Viết về món này thỉ hơi khô nhưng duy nhất anh khơi được một mạch, Định hướng được cách tư duy, cho sát thực tế. Đối với Sỏi đây là lĩnh vực khác lạ nhưng cần tìm hiểu, và chiêm nghiệm. Anh không viết thì một phương (Một mặt) của đời sống bị hở. Sỏi không dám comments nhiều nhưng Ủng hộ anh và đồng tình với anh. Giáo lý của đạo, dù là đạo nào cũng là triết lý sâu xa và nhân đạo. cái đó không viết không tìm hiểu , không đọc thì đọc cái gì chứ.
    Sỏi thích nhất cái cách nhặt sạn của anh, nhặt cả trong kinh, mà thuyết phục mà có lý!
    Anh mà theo rủ rê của NT không viết về đề tài này nữa thì hỏng, hỏng bét!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sỏi nói đúng, ta đây nam nhi chi trái, sao lại đi nghe người nào rủ rê được

      Xóa
  13. Chí nam nhi Phật pháp kinh thư
    Cho phỉ sức vẫy vùng tứ hải...

    Anh hùng quá mĩ nhân quan
    Đằng vân phi vũ bâng khuâng xá gì!
    Phải không ạ thưa bác Bu cùng anh Sỏi?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui nghĩ chí nam nhi xưa nay là muốn vẫy vùng ngang trời dọc biển, rày đây mai đó, nó khác với người muốn ngồi nơi yên tĩnh để đọc kinh sách nhà Phật.
      Bu tui cũng không định làm anh hùng, ngắm mĩ nhân rồi đi mưa về gió
      Bạn Cầu Tre ơi, chúng tôi là người bình thường muốn biết đôi chút về đạo Phật, thế thôi

      Xóa
  14. Đức Phật Như Lai có một câu nói ( Người nào theo ta sẽ không thành Phật , hãy tự đi trên con đường của chính ngươi ) . Tại sao lại như vậy ?
    Đức Phật đã nói như vậy thì tại sao loài người cứ cắm cúi đi theo , hết thế hệ này đến thế hệ khác ?
    P /s : Nhật Thành nói đúng đó ! Theo Salam thì cứ hai bài về đạo thì phang một bài hồi ký , để cho mấy Mệ tham gia cho zui , cứ có tình cảm ươn ướt một tý là OK

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi theo ở đây là đi trên con đường ông vạch ra "Ta chỉ cho các người con đường, các người tự đốt đuốc lên mà đi". Con đường ấy là:
      * Tứ diệu để
      * Bánh chánh đạo
      * Thập nhị nhân duyên
      Bu tui không bàn đến giáo lý đạo Phật mà chỉ nói đến sự ngộ nhận của con người về đạo Phật. Phật giáo nguyên chất thực ra không nguyên chất như vẫn tưởng . có thế thôi.
      Đôi khi bu cũng chuyển đề tài cho bạn đọc dỡ nhàm chán. Cảm ơn sự quan tâm của bạn

      Xóa
  15. Hihi, cái còm kiểu con cóc của CT khiến cho loài Thiên nga, Đại bàng cũng phải vẫy cánh tránh xa phải không ạ!
    CT không biết người xưa với bác Bu và mọi người nghĩ gì về anh hùng. Còn CT nghĩ về anh hùng đơn giản lắm ạ. CT nghĩ ai cũng có thể là anh hùng hay thực hiện hành động anh hùng ạ. Như Đường Tam Tạng cũng có hành động anh hùng; Bác Bu sống với bác Thu Hà mấy chục năm đã có đủ cháu nội, ngoại mà lòng vẫn sắt son như nhất, tương kính như tân để bác Hà phải tuyên bố kiếp sau vẫn muốn làm vợ...thì thật thậm khó, quá xứng đáng là anh hùng; vượt bể trèo non chắc cũng quá khó rồi (CT chưa bao giờ từng trải, chỉ có ôm phao tắm biển mà còn thấy ngợp, thấy sợ..) nhưng vượt bể tri thức khó cũng kém gì ạ? CT chỉ có ngụp lặn trong cái vũng con con mà nhiều khi còn thấy nản. Trong khi vùng biển bác Bu muốn chinh phục lại là vùng biển vắng... Cốt cách của người anh hùng khi qua ải mĩ nhân là nhẹ như cưỡi mây, cưỡi mưa, có bâng khuâng cũng chả sợ mắc vào lưới bâng khuâng với mĩ nhân, phải vậy chăng?
    Hihi, có lẽ CT nói hơi nhiều ạ! CT biết mình hay mắc tật nói năng chủ quan nhiều. Thế nên nhiều lúc đến nhà mọi người chỉ dám ngồi vào một góc để chầu thôi. Nhưng đôi khi cái tật nó vẫn cứ trồi lên. Huhu, bác Bu là người rộng lượng chắc là không quở CT nhiều bác Bu nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CT à
      Theo cách hiểu thông thường thì anh hùng akf:
      1- Người lập nên công trạng đặc biệt đối với nhân dân và đất nước.
      2-Nhân vật thần thoại có tài năng và khí phách lớn.
      3- Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và công hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu
      Cầu Tre hiểu anh hùng theo cách nào đó thì tùy.
      Bu tui được CT xem là anh hùng thì khoái lắm hihi

      Xóa
    2. Cầu tre Phong tặng danh hiệu anh hùng cho anh Bu là đúng người đúng tội rồi.
      - Cả đời cắn răng chịu để Chị Hà xâu xé há chẳng phải hành động anh hùng đó sao. xâu xé thì nhiều cái để xâu xé , Một tiếng gọi nhẹ như gió thoảng, ngọt như mía lùi chẳng phải đã xâu xé tâm hồn con chữ đấy sao...!
      - Lạc bước vào trong cõi Phật u mê mà vẫn thẳng thừng tuyên thệ ''Ta chẳng theo tôn giáo nào'' Cũng được cho là anh hùng... Hihi!

      Xóa
    3. Ở đời có lực thì có phản lực, có anh hùng thì có phản anh hùng
      bu tui tự nhận là phản anh hùng, hoặc là anh hùng theo định nghĩa của bạn Cầu Tre hihi

      Xóa
  16. Chết cười với Hòn Sỏi !!
    Cầu Tre ơi , em nói cứ như đúng rồi . Cầu tre có biết ? Say tinh, say nghĩa , say men , say tình bạn còn có " Say nắng " đồng nghiệp nữa đấy . Ai chẳng có đôi lúc trong tâm tưởng có đôi lúc suy nghĩ " Ngoài chồng ngoài vợ " dù chỉ là trong tâm tưởng . Người ta gọi đó là ngoại tình trong tư tưởng , điều đó cho thấy còn nguy hiểm hơn nhiều bằng quan hệ bằng xác thịt . Cầu tre cử hỏi " Lão Bu " đã có lần nào say nắng chưa ? Cũng vì thế nên " Lão " không dám viết hồi ký , sợ lòi đuôi con thằn lằn ra thì cô Hà cho chết . Em thử nghĩ coi Lão đẹp trai như vậy mà ỏ giữa một rừng các cô thanh niên xung phong thì thử hỏi ( Hoa Bông Bụp ) của Lão có còn không ?

    One night heaven's vault unsullied by clouds
    Trees looked on bending down slender floval branches
    Flowers bent down to the grass, while grass
    Bent to the moss , one night it was

    Một tối vòm trời chẳng gợn mây
    Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
    Hoa nghiêng xuống cỏ , trong khi cỏ
    Nghiêng xuống làn rêu một tối nay

    Bác Bu luận về cách đánh giá người anh hùng như trên , Salam lại có một góc nhìn khác :
    Tại đất nước Singapore có một Bà làm nghề lau dọn nhà vệ sinh trong một trường đại học , con trai Bà cũng học ở đây . Một lần con Bà nói , con Cảm thấy rất ngượng ngùng khi bạn con biết mẹ của con làm nghề này . Bà trả lời : Con không việc gì phải xấu hổ cả . Mẹ rất tự hào về công việc của mẹ . Mẹ không đi lường gạt mọi người , mẹ sống bằng sức lao động của mẹ bỏ ra , đây là một việc làm chính đáng . Ông Lý Quang Diệu khi hay biết , đã phong cho Bà là " Người phụ nữ của năm "
    Salam hỏi Bác Bu : trong hai người , Bà ấy và ông Lý Quang Diệu ai mới là người anh hùng ??

    Trả lờiXóa
  17. Hehe dù cởi có mở đến đâu thì bu tui cũng cũng theo một chuẩn mực chung nào đó. Mấy định nghĩa trên là bu chép lại theo từ điển tiếng Việt chứ không nói theo ý mình. Cho nên với câu hỏi của bạn thì bu tui cho rằng ông Lý Quang Diệu là anh hùng của nhân dân Singapor, của đất nước singapor còn cái bà kia là anh hùng của ông Lý Quang Diệu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui nói thêm về chữ anh hùng theo từ điển Hán Việt của Thiều Chữu để các bạn tham khảo:


      英 anh: Tinh hoa, tài hoa xuất chúng, kiệt xuất…
      雄 hùng: Con trống, giống đực, thắng lợi …
      Nghĩa chữ anh hùng 英雄: Người tài giỏi xuất chúng. Kẻ hào kiệt
      (he he cứ theo định nghĩa này thì đàn bà không làm được anh hùng sao)

      Xóa
    2. Chắc bác Bu quên mất chữ anh thư 英 姐, người tài giỏi xuất chúng nam thì gọi là "anh hùng" nữ gọi là "anh thư".

      Xóa
    3. Đúng là bu tui quan tâm đến hùng là giống đực mà không nghĩ gì đến anh thư

      Xóa
  18. Mọi người nói chuyện hay thế!
    CT đồng ý với bác Bu là phải có chuẩn ạ! (Tuy nhiên CT chả thể nào nhớ được chuẩn:))
    Không có chuẩn thì tất cả sẽ loạn lên mất. Nhưng chuẩn không phải là cái đinh đã đóng xuống mà chuẩn như cái hàng rào, nói chung không nên vượt ra (trừ trường hợp đặc biệt, có vượt thì lại phải nhanh chóng quay trở lại, và trong đầu phải luôn tâm niệm là có hàng rào đấy, không được vượt...) Ví dụ như giả sử bác Bu đã ở trong rào nhà bác Hà rồi nhưng do xung quanh khu vực ngoài hàng rào có quá nhiều những âm giai ngọt ngào của các cô TNXP cất lên, bác Bu thấy lạ nên vô ý đi lạc ra ngoài để nghe cho rõ, xongchợt nhớ là mình đã bước quá một vài bước thì như thế vẫn là chuẩn. Tức là không được 10điểm thì cũng phải được 8. Vẫn ở khung điểm giỏi:))
    + CT đồng ý với bác Bu, bà mẹ kia là anh hùng (hay còn gọi anhh thư) của Lý Quang Diệu (và của cả CT nữa). Tuy nhiên rõ ràng là ngày nay không biết ng ta khuyến khích bình đẳng giới hay là khuyến khích les với gay đây mà tất cả phụ nữ cũng đều được gọi anh hùng hả bác Bu ơi?! :)
    + Anh Salam nghe anh Sỏi phong anh hùng cho bác Bu thế có được không ạ?
    CT thì nỏ có đồng ý! Với đạo Phật, CT thấy bác Bu giống như Vũ Ngọc Nhạ ấy ạ! Ăn Phật pháp, ngủ Phật pháp, Vui bên phật pháp, buồn cạnh Phật pháp nhưng Tâm bác Bu thì vẫn luôn luôn ở chỗ bác Thu Hà. Nhất định không phải là mê muội ạ!

    Trả lờiXóa
  19. Cầu Tre à
    Bu đang giới hạn mọi ý kiến trong hai chữ ANH HÙNG chớ không mở rộng sang vấn đề khác.
    Để nói về nó, bu đưa ra định nghĩa của từ điển tiếng Việt, đưa thêm gốc Hán Việ như đã trình bày.
    Khi đã động đến từ ngữ, danh từ, khái niệm...thì phải theo một cái CHUẨN nào đó nếu không thì dễ lạc đề lắm thôi.

    Trả lờiXóa
  20. Ủa, bác Bu ơi, HN có nói chuyện nhân bài này sao nay không thấy, hay lại viết còm trên FB? Vì cũng đang chờ ý kiến trả lời của bác mà sao kỳ dzậy ta?

    Trả lờiXóa
  21. cần làm webbạn là người đam me kinh doanh.? bạn đang cần cho mình một website chất lượng.? Yên tâm hãy đến với HTSolution mọi vấn đề của bạn đều được chúng tôi giải quyết hãy yên tâm đặt niềm tiên ở chúng tôi nhé. dich vu nang cap webHiện nay với thế hệ web 2.0 thì rất nhiều web đã bị lỗi thời và xuống cấp trầm trọng khiến cho công ty doanh nghiệp roai vào tình cảnh khó khăn khi website xuống cấp và kém hiệu quả. Bạn không phải lo lắng đã có chúng tôi dịch vụ nâng cấp và sửa chửa websiet sẽ giúp bạn làm điều đó, mang lại sự chất lượng tốt nhất đến website của bạn thiết kế web giá rẻbạn cần thiết kế website với giá rẻ mà chất lượng.? xin thua với các bạn rằng chỉ có chúng tôi chúng tôi luôn mang đến cho các bạn dịch vụ thiết kế website giá rẻ mà chất lượng nhất, chính vì vậy các bạn hãy yên tâm và đặt niềm tiên ở chúng tôi công ty thiết kế webHTSolution là một công ty thiết kế website chuyên nghiệp cà chất lượng nhất, chúng tôi luôn đem đến cho các bạn những sản phẩm chất lượng và uy tiến hàng đầu phần mềm quản lý nhà hàng tại tphcmkhông nơi nào có những phần mềm với tính năng ưu việt như vậy. hậu duệ của mặt trời phim hàn quốcBên cạnh đó Song Joong-ki, chàng diễn viên sẽ xuất ngũ vào tháng 5 tới, đã được chọn là nam diễn viên chính của bộ phim. Đây sẽ là dự án đầu tiên Song Hye-kyo và Song Joong-ki cùng tham gia diễn xuất. phim hàn gia đình kim chi vtv3Bộ phim có sự tham gia của Song Il Gook - nam diễn viên nổi tiếng với vai diễn Jumong, từng tạo nên cơn sốt trên màn ảnh châu Á trong năm 2006. phim hàn quốc thư sinh bóng đêmNgoài trừ vai diễn hoàn hảo của Jun Ki ra, tất cả các vai diễn khác phải mất một một khoảng thời gian rất lớn để làm quen với nó. phim vip hdPhim hd chiếu rạp mới nhất, xem phim hd online chất lượng cao hàng đầu việt nam, phim hd online với tốc độ cực nhanh, kho phim hd đa dạng và phong phú.

    Trả lờiXóa