Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

.




   
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÓ THỂ THỰC HIỆN CẢI CÁCH VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ?




 Đôi lời: Một bài phân tích rất hay, nêu ra những điểm mới và có lý. Từ chuyện thất bại của ông Dũng, tới bản chất con người của ông Trọng. Bài phân tích này “thinking outside the box”, tức “tư duy ngoài cái hộp”, với những ý nghĩ mới, không tư duy theo lối mòn, hoàn toàn khác với những ý nghĩ định kiến lâu nay của nhiều người về hai nhân vật Trọng – Dũng và tương lai đất nước.


Quốc Việt
Qua một thời gian theo dõi các diễn biến về chính trị tại Việt Nam và nhân sự kiện đại hội đảng đang diễn ra tại Việt Nam để bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Tôi muốn gửi một bài viết cá nhân về xu hướng chính trị Việt Nam trong thời gian tới.
Tôi thường hay có những dự đoán ngược với số đông và thông thường những dự đoán đó lại khá chính xác. Tất nhiên những dự đoán đều phải dựa vào những logic nhất đinh. Lần này tôi có cảm nhận người có thể thực hiện cải cách về thể chế chính trị lại chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn viết trước dự đoán này để xem lần này có tiếp tục chính xác hay không.
Trước đây khi phần lớn mọi người nói rằng thủ tướng đang rất mạnh và có khả năng trở thành Tổng thống đầu tiên. Tôi đã nói với một số bạn bè rằng chắc ông ấy sẽ thất bại và hầu hết mọi người đều không tin điều này. Logic của tôi lúc đó đơn giản là thủ tướng đã đi sai nước cờ chính trị sau khi trang web “Chân dung quyền lực” xuất hiện. Với sự hiện diện của trang web này đã ngầm định ông tuyên chiến với hầu hết các thành viên bộ chính trị còn lại. Trong khi đó phía bộ công an thì ông cũng không nắm được bộ trưởng công an vì ông Trần Đại Quang trước khi lên bộ trưởng cũng đã có thời kỳ không được thủ tướng tin dùng và ông Quang cũng khá hiểu con người thủ tướng. Các “đệ tử” khác của thủ tướng phần lớn đều chỉ có thể chi phối về lợi ích chứ không có ai tuyệt đối trung thành với ông. Trong khi đó ông thủ tướng lại có quá nhiều yếu điểm để các đối thủ khác dễ bề tấn công, từ quản lý điều hành kinh tế, xã hội, đến các vấn đề gia đình. Nên khi thủ tướng chọn phương án đối đầu với hầu hết các đối thủ chính trị còn lại thì khả năng thất bại rất cao.
Về ông Nguyễn Phú Trọng, thời gian đầu ông lên nắm quyền tổng bí thư, tôi cảm thấy hơi khó hiểu về ông ta. Vì thông thường một con người sẽ hành động theo hai xu hướng. Một là cho bản thân mình, hai là công hiến cho xã hội để mang lại tiếng thơm sau này. Nhưng ông ta đã không thực hiện cả hai điều này. Nếu ông ta chỉ mong muốn vun vén cho mình thì tốt nhất khi lên chức tổng bí thư không nên tìm cách đấu đá làm gì cả, để cho thủ tướng tự tung tự tác và chắc chắn ông Tổng sẽ được chia sẻ những bổng lộc không nhỏ cho cá nhân và gia đình để hưởng cuộc sống an nhàn sau này và nếu kinh tế xã hội không tốt thì người đời chỉ có trách thủ tướng là người điều hành đất nước. Nhưng đằng này ông Tổng lại ra sức tìm mọi cách để chống tham nhũng, loại bỏ những thành phần “lợi ích” gây tổn hại cho đất nước. Nếu ông ta muốn hành động để lại tiếng thơm sau này thì ông ta phải tích cực ủng hộ dân chủ, ủng hộ cải cách. Nếu chỉ nhìn các hành động của ông Trọng trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua thì chúng ta khó nhìn thấy tư tưởng cải cách của ông.
Tuy nhiên, sau một thời gian quan sát tôi nhận thấy có lẽ ông Trọng sẽ là người đầu tiên thực hiện việc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam. Nhận định của tôi dựa trên các dữ kiện sau đây.
– Ông Trọng là người cẩn trọng và có tính toán bước đi khá chặt chẽ. Ông ta là người quyết tâm thực hiện ý tưởng tới cùng. Bước đi của ông ta theo tôi đầu tiên là loại bỏ những nguy cơ mà ông cho rằng sẽ cản đường cho sự phát triển đất nước đó là tham nhũng và “nhóm lợi ích”. Sau khi hoàn thành bước một này thì sẽ chuyển sang thực hiện việc cải cách đổi mới toàn diện. Tôi cảm nhận điều này qua nhiều diễn biến nhưng có lẽ rõ ràng nhất vẫn là bài báo trên tạp chí công sản đăng về cảnh báo nguy cơ về “lợi ích nhóm”. Trong đó có phân tích khá rõ ràng và lo sợ Việt nam sẽ rơi vào tay của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Trong khi đó bài bài lại khen chủ nghĩa tư bản hiện đại là có nhiều mặt tiến bộ mà Việt Nam cần học tập.
– Ông Trọng là người khôn ngoan chứ không hề “Lú”. Nếu nhìn những phát biểu của ông thì có nhiều người sẽ nói ông ta vẫn chưa thoát khỏi lý thuyết cộng sản. Tuy nhiên, phân tích một cách kỹ càng thì có thể nhận thấy. Một người không phải là hoàng tử đỏ, cũng không phải là công thần của chế độ từ thời chiến tranh mà leo lên tới chức chủ tịch quốc hội rồi tổng bí thư thì cũng phải là người có nhận thức khá tốt. Với bất cứ đảng viên cộng sản bình thường nào cũng đều có thể biết là chủ nghĩa cộng sản “vứt vào sọt rác” thì đương nhiên ông Trọng không thể nào không biết điều này. Chẳng qua ông giữ chức vụ Tổng bí thư nên chưa thể nói khác được, khi mà chế độ cộng sản vẫn đang là bình phong cho nhiều người để giữ quyền lợi và bổng lộc. Ông có một số phát biểu mà qua đó chúng ta có thể thấy ngụ ý của ông trong đó ví như “chủ nghĩa xã hội không biết xây đến bao giờ mới được”. Trong chính trị ông Trong là người khôn ngoan, ông đã từng bước lôi kéo các thành viên khác của bộ chính trị theo phe của mình, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các đảng viên kỳ cựu lão thành và đưa ra các nghị quyết, nghị định từng bước trói chân đối thủ chính trị của mình. Tôi có cảm tưởng như các thế trận mà ông giăng ra khá chặt chẽ mà đối thủ của ông khó thể nào chống lại được.
– Tôi không cho rằng ông Trọng là người thân Trung Quốc. Bởi nếu thân Trung Quốc ông phải được lợi lộc gì đó. Ông ta lại không phải loại người hám lợi nên việc thân Trung Quốc đâu có lợi gì cho ông mà chỉ để lại tiếng xấu. Tuy nhiên ông không phải là người muốn dùng ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc nên hay bị chỉ trích là thân Trung Quốc. Ngoại giao Việt Nam luôn là ngoại giao theo hướng cân bằng. Ông cũng là tổng bí thư Việt Nam đầu tiên tới thăm Mỹ và có những trao đổi khá cới mở, thẳng thắn với tổng thống Mỹ.
– Điểm cải cách và đột phá của ông Trọng trong nhiệm kỳ vừa rồi là đang cố gắng trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo. Chúng ta dễ nhận thấy nhiều lãnh đạo tỉnh thành, các bộ và sở có những cán bộ khá trẻ. Những người trẻ thường được đào tạo bản bản và có kiến thức hơn thế hệ lãnh đạo trước, dễ tiếp thu cái mới và dám thử thách. Đây là điểm khởi đầu cho một bước chuyển tiếp cho cải cách đổi mới toàn diện đất nước.
– Điểm cuối cùng là tại sao ông Trọng vẫn mong muốn tiếp tục nắm chức Tổng bí thư thêm một vài năm. Rõ ràng ông ta không phải là người muốn duy trì tiếp quyền lực để hám lợi, vì nếu muốn như vậy thì nhiệm kỳ 5 năm vừa rồi ông ấy đã phải vun vén cho mình rồi. Nếu ông Trọng về hưu tại thời điểm này thì rõ ràng tiếng xấu thuộc về ông khá nhiều và ông chưa thực hiện được tâm nguyện của mình. Do vậy, ông chỉ có thể về hưu khi ông đã thực hiện xong ý nguyện của ông và chí ít cũng phải để lại một điều gì đó ấn tượng đối với nhân dân Việt Nam.
Dựa trên những cơ sở nêu trên thì tôi nhận định ông Trọng có thể là người tổng bí thư Việt Nam đầu tiên thực hiện cải cách về thể chế chính trị. Lãnh đạo Miến Điện từng được cho là quân phiệt và bảo thủ nhưng họ đã bất ngờ có những cải cách mà không ai có thể ngờ tới. Lãnh đạo Việt Nam dẫu sao cũng vẫn ôn hòa và Việt Nam thực hiện hội nhập sớm hơn Miến Điện rất lâu nên việc một lãnh đạo tưởng chừng như bảo thủ có thể thực hiện cải cách chính trị là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
------------------------------------------------
Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/.../6681-ong-nguyen-phu-trong-co-the-...

9 nhận xét:

  1. Nếu được như bài viết nầy thì tốt cho dân tộc Việt Nam!

    Thăm anh thanh thản chuyện thế sự nhé !

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có một cuộc bỏ phiếu dân ý để bầu TBT , trong giai đoạn lịch sử này có lẽ lão chọn Ông Trọng, nếu phải chọn 1 trong 2. Những phân tích trong bài viết ít nhiều phản ánh đúng suy nghĩ của một số người.
    Nhiệm kỳ Thủ tướng đã đưa nợ công của chúng ta đến một thực tế lo ngại. Nói cách khác , mỗi người dân phải gánh cái nợ này mà chưa biết nhìn vào trâu bò , lúa gạo nào để trả...
    Là dân , chúng ta mong đất nước yên bình và phát triển .
    " Mau giàu như Nguyễn Tấn Dũng
    Thất sũng như Vương Đình Huệ
    Trí tuệ như Ngô Bảo Châu
    Và sống lâu như Võ Nguyên Giap.
    Chỉ là lời vè trong bàn nhậu , nhưng đọc lên không khỏi buồn.
    Uống chút mật gấu thử nói chuyện chính trị xem sao bá Bu nhá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải bật cười với ý kiến của Lão. Nhưng Vương Dình Huệ lần này không thất sủng mà được ân sủng rồi. Có lẽ phải thay Vương Đình Huệ bằng "Phùng bụng phệ" chăng?

      Xóa
  3. Thỉnh thoảng tôi cũng có theo dõi những bài viết, cả "lề phải" lẫn "lề trái". Ngoại trừ những bài viết chủ đích "nâng bi" hay "đả phá", còn những người tâm huyết với đất nước đều chỉ ra được ưu và nhược điểm của từng nhân vật chính trị.

    Thể chế của chế độ Tư bản khác với thể chế của chế độ Cộng sản, mộtđàng cá nhân chịu trách nhiệm, một đàng tập thể chịu trách nhiệm. Xa hơn xem 200 vị trong Ban bí thư, gần thì xem 19 vị trong Bộ chính trị, ta có thể suy nghĩ được vài điều.

    "Sân khấu chính trị", ở đâu và thời nào cũng thế, luôn ẩn chứa nhiều bất ngờ. Bình tĩnh chờ xem.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chẳng khoái gì ba tấn tuồng trên sân khấu chính trị, nhưng cũng phải theo dõi vì nó quyết định vận mệnh cả một dân tộc, một đất nước.
      Tôi đưa bài này lên vì thấy người viết có lí, hi vọng một cái gì đó khá hơn cho cái dân tộc đau thương này.

      Xóa
  4. Chính trường còn nhiều bất ngờ, nhiều căng thẳng và lắm mưu mô hơn cả chiến trường nữa kia. Em tự thấy mình là phận con ong cái kiến nên chỉ biết chờ đợi xem sao thôi. Ước chi những phán đoán của người viết bài này là đúng thì may mắn cho dân tộc mình, non nước mình lắm thay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả này viết có lý nhưng có đúng dược không thì còn phải chờ xem Song Thu à.

      Xóa
  5. Đọc bài này thấy buồn cười .

    Trả lờiXóa