Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Albert Einstein nói về đạo Phật: Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. (Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo- Thích Tâm Thiện)

22 nhận xét:

  1. Zip thì ít chữ nhưng nghiệm nghiệm lại thì thấy Albert Einstein nhận định như vậy cũng rất có cơ sở. Giáo lý nhà Phật có vẻ như là một giáo lý mở chứ không đóng, không cứng nhắc. Nó luôn vận động, đi vào bên trong con người và hướng tới tương lai.

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra vẫn còn rất nhiều vấn đề loài người chưa hiểu hết. Còn quá nhiều bí ẩn để kết luận vấn đề. Nhưng dù sao Anbe Einstan cũng có lý. Vấn đề đầu thai, những chiều không gian khác của tự nhiên, phản vật chất, thế giới phản vật chất thực sự tồn tại ở đâu trong không gian, lỗ đen .... còn quá mù mờ, bí ẩn.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm giác của Gió thì đơn giản hơn ....Mọi quan điểm , lý thuyết nhà Phật cứ nhẹ nhàng đi qua cánh cửa cuộc đời một cách ung dung không phân vân , không mời gọi , không tranh chấp và như không hiện diện ....rồi đi vào cuộc sống tâm linh con người nhẹ tênh . Có phải cũng như Albert Einstein nhận định ko ?

    Trả lờiXóa
  4. hihi TBN thấy ông đầu tóc xoăn này nói chuẩn đó ;)), đạo Phật thực ra cũng không hề câu nệ hà khắc lắm, cái gì cũng cốt ở Tâm, ở lòng Thành hướng thiện chứ không bó buộc con người nhất thiết phải thế này, nhất thiết phải thế kia, thiên biến vạn hoá mà, con người cũng phải vận động theo môi trường và thời gian chứ nhỉ. TBN cũngko biết về đạo Phật đâu nhưng cứ nói bừa thế á

    Trả lờiXóa
  5. TBN xin câu này về treo ở nhà nhé, cảm ơn nhiều nhiều :)

    Trả lờiXóa
  6. Nhân loại có nhiều tôn giáo, tạm chia làm 2 kiểu (tạm dùng từ kiểu loại).

    *Một kiểu loại tôn giáo đi sâu vào việc lý giải thế giới siêu nhiên, biến cách giải thích thế giới siêu nhiên thành đức tin cho các tín đồ, răn dạy tín đồ đến với tôn giáo để tìm hưởng lac, an lành trong thế giới siêu nhiên. Độc thần giáo nói chung và Thiên Chúa Giáo nói riêng thuộc về kiểu tôn giáo này.
    Thiên chúa giáo đi sâu vào việc giải thích và cụ thể hóa các hiện tượng (khái niệm) siêu hình. Họ cụ thể hóa rằng, cách đây khoảng 6-7 ngàn năm thiên Chúa là một vị thần toàn năng đã tạo ra vũ trụ, vạn vật và con người (theo kinh thánh, các đời tổ phụ của chúa Giê su chỉ có hơn 40 đời). Rồi loài người có tội do không ghe lời thiên chúa , Thiên Chúa lại GIÁNG TRẦN ĐỂ CỨU RỖI CHO LOÀI NGƯỜI (xem chúa 3 ngôi), (để sau khi chết được sống vĩnh hằng cùng Thiên chúa trên thiên đàng).

    *Kiểu loại tôn giáo thứ 2 thì ngược lại, không sa đà vào giải thích thế giới siêu nhiên, mà hướng vào việc giải nghĩa con người hiện tại để đưa họ thoát khỏi khổ đau, diệt ác hướng thiện ngay trong mỗi con người. Phật giáo là đại diện cho kiểu loại tôn giáo này. Phật Giáo đặt căn bản trên con người, tưởng như không quan tâm mấy đến những giải đáp không mấy giúp ích cho con người, để sống một cuộc đời hiện thực: bây giờ và ở đây, nên Đức Phật đã giữ im lặng trước những câu hỏi có tính cách siêu hình. (Nhưng Đức Phật có những giải đáp). Người chỉ ra rằng những giải thích siêu hình không mang lại ích lợi thực tế cho chúng sinh. Biết hay không biết thế giới từ đâu đến, sẽ đi về đâu, không giúp ích gì cho con người để giải quyết những sự việc trước mắt, ngay trong đời sống này của con người. Vấn đề thiết thực nhất của con người là TỰ GIÚP MÌNH VÀ GIÚP CHO THA NHÂN tiến bước trên con đường đi đến giác ngộ, nhận thức sự việc như chúng thực sự là như vậy (như thực tri kiến), và do đó thoát ra khỏi những chấp kiến có tác dụng buộc chặt con người vào những sự khổ đau ở trên đời.

    *Thế giới siêu hình dần dần sẽ được khoa học khám phá. Đức tin về thế giới siêu hình của tôn giáo nào trái với kết quả khám phá của khoa học thì không thể đồng hành cùng khoa học. Vậy có thể kết luận rằng các tôn giáo mà nhân loại đang sở hữu hiện nay, không phải tôn giáo nào cũng tương thích và đồng hành cùng khoa học.Có tài liệu nhận xét rằng: Với Phật giáo thì Lý thuyết phổ quát của tôn giáo này có thể áp dụng trong mọi thời, và ở mọi nơi, (không biết có đúng vậy không).

    Trả lờiXóa
  7. Tương lai với đạo Phật là giải thoát ra khỏi luân hồi.

    Trả lờiXóa
  8. Quyển Thế giới trong lòng bàn tay của Trịnh Xuân Thuận cũng chi nói thế giới sau vụ nổ Bingbang, còn trước đó là gì, như thế nào cũng chưa được nói tới. Cái sự thật cuối cùng của vũ trụ xem ra còn cách con người xa vời

    Trả lờiXóa
  9. Albert Einstein bảo đạo Phật bao trùm lên khoa học và trên cả khoa học. Mà sự khám phá của con người với khoa học chưa tới hồi kết cho nên nó không nhẹ nhàng như ta tưởng chăng ???

    Trả lờiXóa
  10. Rất hân hạnh được bạn đưa câu này vè treo

    Trả lờiXóa
  11. * Cách đây 16 thế kỉ, nhà Triết học Phật giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm, một tư tưởng một ý kiến
    * Gần đây Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ánh tượng.
    * Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất mà chỉ còn lại những rung động (vibrations) hay những làn sóng (Waves)
    .......
    Hiểu cho được những tư tưởng trên không dễ dàng ....Huhuhu!

    Trả lờiXóa
  12. Hình như các tôn giáo càng cực đoan càng nhiều người theo hay sao ấy bác nhỉ. Hay thế giới này ngày càng cực đoan, mà tôn giáo chỉ là cái đáp ứng nhu cầu tâm lý cho người ta thôi. Hiểu biết về đạo Phật của cháu chẳng biết gì, nhưng cháu vẫn mến đạo Phật nhất. Đơn giản là vì (hình như) đạo Phật chưa là nguyên nhân của một cuộc chiến tranh, tàn sát nào. Nếu cả loài người đều hướng theo đạo này thì tốt biết mấy. Nhưng hỡi ôi, đạo chỉ để phục vụ đời, để thỏa cái tâm lý cá nhân (hay tập đoàn) người nào đó thôi. Ví như cái "đạo" không tưởng bây giờ đang được cố sức bảo vệ vớt vát được ngày nào hay ngày ấy

    Trả lờiXóa
  13. Đạo Phật không cưởng bức ai, chưa từng gây ra thánh chiến làm đổ máu chúng sinh, còn cái đạo ta buộc phải theo hoàn toàn không như thế...

    Trả lờiXóa
  14. Hình như Phật giáo có sức lôi cuốn tự tại thật lớn

    Trả lờiXóa
  15. Phật pháp là chánh tín chứ không phải mê tín! Em nghe Thầy giảng vậy và đang thấp thoáng thấy ánh sáng tỏa khắp nơi ...

    Trả lờiXóa
  16. Tự tại thì không có gì lối cuốn được

    Trả lờiXóa
  17. Tự tại thì không có gì lôi cuốn được !

    Trả lờiXóa
  18. chánh tín là tên của 1 diễn viên điện ảnh :). Tín chỉ là 1 trong năm ngũ lực quan trọng mà Đức Phật đã nói rất rõ trong kinh Nikaya, gồm: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực và Tuệ lực.

    Trả lờiXóa
  19. Diễn viên này già rồi xem ra chỉ còn ....bất lực.

    Trả lờiXóa
  20. một bạn gì đấy nhận xét tư tưởng giáo lý càng cực đoan thì hình như lại càng nhìu ng theo.ình cũng thấy hợp lý vì rõ là tư tưởng loài người còn thiển cận nhìu,chỉ chấp nhận những gì trong tầm mức của họ, vượt quá thì họ sẽ nghi ngờ và phán xét theo kiểu an toàn trên hết.
    Còn đạo phật vì miên viễn, vô biên và mơ hồ cao siêu hơn nên nói 1 kiểu nhưng có thể hỉu nhìu kiểu. kiểu gì cũng thấy mang máng đúng, cho nên thấy phù hợp với khoa hộc là vậy,hjhj

    Trả lờiXóa
  21. Phật Giáo có sừng lâu rồi,trong khi khoa học vẫn đang là nghé ! Heheheheh....

    Trả lờiXóa