Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Ông sinh 1948 tại Hà Nội. Ông còn là một nhà văn, đã viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Dưới đây là trích trả lời của Giáo sư với "NGƯỜI ĐÔ THỊ": ....................... "Tôi là một nhà khoa học. Công việc làm của tôi là khảo cứu về các điều tôi có thể thực chứng được. Nhưng tôi theo đạo Phật và đạo Phật rất quan tâm đến những điều thực chứng. Tôi đã trình bày trong cuộc đối thoại của tôi với thiền sư Mathew Ricard, Phật giáo không những chỉ là một con đường giác ngộ và một con đường chiêm nghiệm của cái nhìn hướng về nội tâm mà còn suy tư về bản chất của thế giới theo cách rất sâu sắc và độc đáo. Bài học mà tôi rút ra được từ cuộc đối thoại đó là nhãn quan của Phật và khoa học đã hội tụ và cộng hưởng. Tôi rất đồng ý với Albert Einstein (1879 - 1955) khi ông ấy nói: “Tôn giáo của tương lai số là một tôn giáo vũ trụ”. Nó sẽ phải vượt lên trên ý tư tưởng về một Thượng đế có bản ngã và tránh xa những giáo điều cùng Thần học. Có khả năng bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh; tôn giáo này sẽ phải dựa trên một ý thức tôn giáo, nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh, được coi là một tổng thể có nghĩa. Phật giáo đáp ứng được sự mô tả này. Cá nhân tôi cho rằng, nếu như tồn tại một tôn giáo có thể đồng thuận với những đòi hỏi cấp bách của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo."

7 nhận xét:

  1. "Cá nhân tôi cho rằng, nếu như tồn tại một tôn giáo có thể đồng thuận với những đòi hỏi cấp bách của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo." Cứ như GS hơi cực đoan ấy anh Bu nhỉ ? Gió tin đạo Phật theo kiểu tin tâm linh mà không hiểu nhiều về cái thâm sâu của đạo Phật . Mỗi lần đọc bài anh Bu nói về đạo Phật dường như hiểu thêm tí xíu ( tí xíu thôi ) ...nhưng nghiệm ra từ bản thân rằng : Khi chơi vơi thất vọng nhất ta thường nhớ tới một hình ảnh thuộc tôn giáo anh Bu ạ

    Trả lờiXóa
  2. Mời bạn Gió tham khảo thêm ý kiến của một nhà khoa học hàng đầu của Nhân loại nói về đạo Phật: Ông Albert Einstein


    "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học."

    Trích: Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo
    Thích Tâm Thiện

    Trả lờiXóa
  3. Có thời gian G sẽ nghiền ngẫm thêm ...cám ơn anh Bu

    Trả lờiXóa
  4. Hom nao Bu se post bai khoa hoc voi Phat giao

    Trả lờiXóa
  5. Vâng , vậy nghen anh Bu , cho Gió đọc với

    Trả lờiXóa
  6. Cái note này hay ghê!

    Cháu có cuốn "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" của GS Trịnh Xuân Thuận đấy.

    Trả lờiXóa
  7. Mìng cũng có cuốn"Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay".Lúc thì xem tay của GS Trịnh,lúc thì xem tay của nhà sư khoa học gia Matthieu Ricard.Vì cái vô hạn trong lòng bàn tay mà cứ phải xem mãi xem hoài xem không hết !!! Heheheh...

    Trả lờiXóa