Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

ĐÔI LỜI VỚI BẠN TORO...

                             Chữ Hán được viết theo chiều dọc thẻ tre

 

    Diễn viên Lã Thanh Huyền sắm vai Trần thị Dung trong phim Thái sư Trần Thủ Độ

( Đạo diễn cho bà Dung xoay sách thẻ tre 90 độ, và thời nhà Trần làm gì có sách thẻ tre để đọc)

 

 

Bạn TORO nhắn cho Bu thế này:

Bác tra giúp xem cái loại sách thẻ tre các cụ nhà mình có xài không, xài vào thời nào? Trông cái ảnh giới thiệu phim, thấy Lý Công Uẩn ngồi ở cái bàn có nhiều cuốn thẻ tre mà bực quá, cứ như là thời Tần Thủy Hoàng... Nhà Lý đã có thi cử, đã có Quốc tử giám thì dùng giấy từ lâu rồi chứ...

Cho đến nay, Bu chưa tìm thấy một quyển sách nào có thể tra cứu ngay được các cụ ta có xài sách thẻ tre không, và xài vào thời nào.  Chỉ biết rằng người Tàu đã biết viết chữ lên thẻ tre từ đời nhà Thương (1556 tcn - 1446 tcn). Sách Hậu Hán thư có ghi “Thời cổ đại, sách và tài liệu phần lớn được chép trên thẻ tre rồi sau đó chép lên lụa gọi là chỉ. Lụa đắt tiền, thẻ tre thì nặng, cả hai đều không thuận tiện” (1). (Có chuyện kể Đông Phương Sóc dâng thư cho Hán Vũ đế gồm 3000 thẻ tre, phải cần đến hai người mới gánh hết, nhà vua vất vả đọc hai tháng sau mới xong).  Năm 1972 các nhà khảo cổ Tàu khai quật hai ngôi mộ cổ ở Ngân Tước Sơn thuộc đông nam thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông, ở ngôi mộ thứ nhất thu được 4942 thẻ tre, ở ngôi mộ thứ hai thu được 32 thẻ. Trên các thẻ tre ấy thấy ghi các tác phẩm như: Tôn Tẫn binh Pháp (Tôn Tẫn viết) Tôn Tử binh pháp (Tôn Vũ viết) và nhiều sách khác. Thời gian chôn cất hai ngôi mộ này vào khoảng 140 tcn - 118 tcn, vậy các văn bản trên thẻ tre rõ ràng được viết từ trước đó (2).  Ở Việt Nam, bảo tàng lịch sử  không thấy chưng bày thẻ tre của người xưa trứ tác.  Trong thông báo “Những phát hiện mới nhất về khảo sát học lần thứ 45” của Viện Khảo cổ học (3) cũng không thấy nói đã phát hiện được thẻ tre ở đâu cả.  

     Theo sách “100 nhân vật ảnh hưởng lịch sử Trung Quốc” thì  vào đầu thời Đông Hán (25 - 220) có ông Thái Luân (người Tàu) qua nhiều lần nghiên cứu, thí nghiệm, đã chế tạo thành công loại giấy bằng bông tơ thực vật, vỏ cây, sợi gai, lưới đánh cá rách...  loại giấy này giá thành thấp, mỏng, lại chắc, viết trơn tru.  Năm 105 vua Hòa đế (79 - 105) lập tức ra lệnh cho cả nước Tàu sử dụng loại giấy này. Thái Luân được vua phong Long Đình hầu, nên giấy của ông được gọi là giấy Thái Hầu.  Quan quân nhà Đông Hán khi xâm lược nước ta hẳn đã đem giấy Thái Hầu sang dùng trong công văn giấy tờ, trong các lớp dạy chữ  Hán, nhằm đào tạo các ông quan  Giao Chỉ phục vụ bộ máy cai trị của họ, như Lý Tiến và Lý Cầm  (thời Hán Linh đế 168-189).  Khâm định Việt sử thông giám cương mục khi nói về hoạt động của các thái thú nhà Hán có viết  “nhà Hán nghe tin Trương Tân mất  ban cho Sĩ Nhiếp (4) bức tỉ thư...”. Tỉ thư là tờ công văn bằng giấy có đóng dấu ấn để làm tin, tỉ thư không thể là thẻ tre vì không đóng dấu lên đó được.

      Theo Giáo sư tiến sĩ  Jeam - Pier Drége  giám đốc Viện Viễn đông bác cổ Pháp  thì thời nhà Tấn (265- 420) nước ta không chỉ  sử dụng giấy của Tàu mang sang  mà còn  làm ra giấy mật hương . Ông  cho hay, sách “Nam phương thảo mộc” của Kê Hàm có ghi  Mật hương chỉ (tức giấy mật hương BLK chú) làm bằng vỏ và lá của thứ cây có mùi mật. Giấy màu nâu, có những vân hình trứng cá. Giấy rất thơm, bền và mềm, khi thấm mực không bị mủn.  Năm Thái khang thứ 5 (284, đời Tấn) sứ bộ La Mã dâng đến 30.000 tờ. Hoàng đế ban cho Đỗ Dự là Bình Nam tướng quân và Đan Dương hầu 10.000 tờ để viết Xuân thu thích lệ và kinh truyện tập giải dâng lên vua...”. Lễ vật  không phải đến từ đế quốc La Mã mà đến từ bán đảo Đông Dương, cụ thể  là Nhật Nam tức một phần nước ta thời nhà Hán. Lý thời Trân (1518 -1593) trong “Bản thảo cương mục” giải thích cây có mùi mật nói trên là cây trầm hương mọc ở Việt Nam và Ấn Độ.

        Như vậy, chậm nhất là vào năm 284 nước ta đã sản xuất được giấy thì không lý do gì 727 năm sau, tức mùa xuân 1010 vua Lí Thái Tổ lại viết chiếu dời đô lên thẻ tre. Nếu nhà làm phim nào đó cho vua Lí Thái Tổ ngồi giữa một đống thẻ tre như TORO nói thì  những người ấy làm lấy được cho có phim, bất chấp các sự kiện lịch sử. Tệ hại hơn, trong phim Thái sư Trần Thủ Độ do Nguyễn Mạnh Tuấn viết kịch bản, Đào Duy Phúc đạo diễn (5) lại cho bà Trần thị Dung vợ vua Lý Huệ Tông (sau đó là vợ Trần Thủ Độ) đọc sách trúc, gián tiếp nói rằng thời nhà Trần thế kỉ 13 người dân Việt còn dùng sách thẻ tre, thẻ trúc như thời cổ bên Tàu. Diễn viên Lã Thanh Huyền sắm vai Trần thị Dung chăm chú đọc sách nhưng lại xoay sách đi 90 độ. Có lẽ ông đạo diễn cho rằng  người xưa viết chữ theo chiều ngang thanh tre, mà không biết rằng  người xưa lại viết chữ theo chiều dọc. Sự thiếu hiểu biết lịch sử của các nhà làm phim dẫn đến những sai lầm ấu trĩ, vừa phản lịch sử vừa phản văn hóa. Tiếc thay!

(1)   Theo “Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy ở Việt Nam qua thư tịch Trung Hoa” - Từ điển mở

(2)  Theo “Thẻ tre Ngân Tước Sơn” - Từ điển mở

(3)  Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị vào ngày 29.9.2010

(4)  Trương Tân và Sĩ Nhiếp là các viên thái thú nhà Đông Hán cai trị Giao Chỉ thời bắc thuộc lần thứ 2

(5) http://tuoitre.vn

37 nhận xét:

  1. Sử sách năm 3010 có ghi: Tại xứ Việt cổ (cồn) người ta manh nha dùng sách ghi trên thẻ tre, gần giống với thời tàu trước công nguyên. Loại thẻ này chép ký tự chữ tượng hình theo chiều dọc thẻ và được xoay ngang 90 độ để đọc. Loại sách này ít lưu truyền trong dân gian vì nặng nề, bất tiện so với sách in giấy và sách điện tử nhưng rất được các nhà làm phim chuộng vì tính giả cổ (cánh) của nó. Sách tre xuất hiện lúc đó, gây nên hồ nghi và luận chiến tưng bừng trên hệ thống blog multiply, trong nhóm blogger Việt ngữ..

    Trả lờiXóa
  2. Một ngàn năm sau con cháu còn khổ thế sao ? huhuhu !

    Trả lờiXóa
  3. hehehe ... Buồn cười thật . Cám ơn cả bạn Toro và anh Bu .
    Cười xong lại muốn khóc giống anh Bu huhuhu

    Trả lờiXóa
  4. Năm Thái khang thứ 5 (284, đời Tấn) sứ bộ La Mã mua của ta đến 30.000 tờ giấy để làm quà biếu. Thế là các cụ đã xuất khẩu giấy từ tám hoánh mà con cháu vẫn không dám tin vì đầu óc tự ty...
    Giấy "mật hương " ấy là giấy dó thôi bác ạ. Vì cây gió chính là cây tạo ra trầm.

    Trả lờiXóa
  5. Giấy "mật hương " ấy là giấy dó thôi bác ạ. Vì cây gió chính là cây tạo ra trầm

    Chính xác như bạn nói

    Trả lờiXóa
  6. Đèn đỏ tái xuất giang hồ lại khen Bu thì sướng lắm hahaha...

    Trả lờiXóa
  7. Cố gắng cười lên gió ơi, một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, hehehe.

    Trả lờiXóa
  8. "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" Haizz....

    Trả lờiXóa
  9. Lạ gì bỉ sắc tư phong
    Làm phim thế ấy bằng không làm gì
    hì hì hì...

    Trả lờiXóa
  10. hơ hơ, hôm nay vẫn còn 'đoạn vĩ thanh' của nghìn năm TL ợ, nhà cháu cũng chả tin thời nhà Lý dùng thẻ tre để viết, mà xem ảnh chụp cái cô kia cầm đọc hài ra phết...

    Trả lờiXóa
  11. Trăm năm trong cõi người ta
    Thẻ nào cũng phải mở ra đóng vào
    Thẻ tre cho đến thẻ cào
    Dọc ngang dùng cả, bực gì nào, bác Toro?

    Hìhì, bác Bu không chấp kẻ phá quấy này nhé, chạy thôi! :D

    Trả lờiXóa
  12. Hài rồi trở lại thành bi
    Để xem phim ảnh còn gì nữa đây.

    Trả lờiXóa
  13. Có nàng quấy phá cho vui
    Chính tắc như thể nhà tui cũng buồn

    Trả lờiXóa
  14. Lạ gì bỉ sắc tư phong
    Làm phim thế ấy bằng không làm gì
    hì hì hì...

    Trả lờiXóa
  15. Hì hì, bác Bu ạ, nối với TORO là cái phim mà có Lý Công Uẩn ngồi viết Chiếu vào thẻ tre chính là bộ phim làm chào mừng 1000 năm Thăng Long bị tai tiếng do cố vấn đạo diễn là người TQ, và quay cảnh bên TQ, trang phục cũng TQ luôn.
    Thế mới nói, tốn hàng chục triệu đồng cuối cùng không được công chiéu đó.

    Trả lờiXóa
  16. Cái gì không phải của ta thì là của người......chuyện nhỏ
    Nhưng lịch sữ của ta mà lơ tơ mơ với cung cách của nước người thì là nguy to....nguy to.....

    Trả lờiXóa
  17. Làm phim thế ấy thà không làm gì
    Làm phim thế, hại quá đi

    Trả lờiXóa
  18. Bộ Phim Lý công Uẩn đường tới Thăng Long không được công diễn là phải lắm. Tốn hàng chục tỷ đồng (có khi đến că trăm)...

    Trả lờiXóa
  19. Dân ta không chịu học sử ta mới ra nông nỗi ấy.

    Trả lờiXóa
  20. Thà không làm gì, chuồn chuồn chí phải...

    Trả lờiXóa
  21. Qua đây thấy bác Bu và các bác bàn luận hay quá. Ngày xưa sách được viết (đúng ra là khắc?) trên thẻ tre, bởi vậy mới có chữ "sử xanh" (vỏ tre tre màu xanh mà), cũng còn được khắc cả trên đá (bia đá). Phát minh ra giấy của con người như sử đã cho biết là điều diệu kỳ trong nhiều thứ phát minh diệu kỳ khác, nhưng không phải khi đã có giấy để viết (rất tiện dụng) mà người ta bỏ đi những cách viết trên những thứ khác, mới cách nay một hai trăm năm thôi người ta còn viết trên lá nữa.
    Nhìn cái hình Trần Thị Dung đang cầm đọc cái gì đấy mà thấy ngán cho những nhà làm phim xứ mình quá. Thứ nhất là đúng như bác Bu và các bạn đã biết, xưa người ta viết trên tre theo chiều dọc, và hình như trên từng chiếc thẻ tre chứ không cột lại cuộn thành ống như thế (có phải không bác Bu, như kiểu viết sớ trên giấy mới cuộn lại thôi). Làm phim, viết sách, báo... chính là truyền bá văn hóa, mà làm phim thế này thì... chết rồi, phá hoại chứ truyền bá gì, chỉ là một chi tiết nhỏ mà còn thế, huống chi cả bộ phim? Giống như nồi cơm có cả đống sạn, hay nồi canh cả đống sâu... Huhuhuhu!

    Trả lờiXóa
  22. Và cái cách cầm đọc như thế này sẽ cho ta cảm giác là Trần Thị Dung đọc theo kiều từ trên xuống dưới, từ trái sang phải như kiểu chữ quốc ngữ.

    Trả lờiXóa
  23. 1- Trước đây Tư Mã Thiên viết sử bằng bút lông mực xạ lên thẻ tre, thẻ này được liên kết thành tấm như bức rèm. Vì bộ sử vĩ đại của ông mà viết rời từng thanh thì lẫn lộn tùm lum không ai có thể đọc được. Sách tre được cuộn như mình cuốn chiếu, khi đọc được dở ra theo chiều từ phải qua trái.
    2- Các nhà làm phinm của ta làm ẩu, không cần biết gì về lịch sử

    Trả lờiXóa
  24. Cách cầm sách của bà Dung đã xoay đi 90 độ, cái ngô nghê này do đạo diễn chứ không do em Lã Thanh Huyền hehehe

    Trả lờiXóa
  25. Cám ơn bác Bu đã cho biết những điều thú vị :D

    Trả lờiXóa
  26. Biết thưa thốt không biết dựa cột nghe, các cụ dạy thế hehehe..

    Trả lờiXóa
  27. Đời nhà Lý và đời nhà Trần làm gì có sách tre các bác ơi

    Trả lờiXóa
  28. Biết được như bạn thì không còn gì để mà cười cho nó vui hehehe.

    Trả lờiXóa
  29. Xem thấy gì không hở người láng giềng?

    Trả lờiXóa
  30. Một sự hoài cổ, và một sự tiếc nuối.. !

    Những nền văn minh và những phát minh cổ xưa của nhân loại, nhưng vì sự đố kỵ cố hữu của con người mà nền văn hóa văn minh của châu Á tụt lại tới bao nhiêu thời gian nhỉ!

    Còn lại thì không có ý kiến! Và chỉ ước gì có một quyển ...!

    Trả lờiXóa
  31. Cô giáo à
    Là Bu muốn nói với nhà báo TORO thời Lý không dùng sách thẻ tre, nhà Trần lại càng không dùng nữa. Các nhà làm phim nước ta bất chấp lịch sử mà làm lấy được, thế thôi. Bu không định nói sự đố kị cố hữu của con người để chấu Á tụt hậu so với châu Âu. hihihi

    Trả lờiXóa
  32. Thì thích nói tới việc lan man khác í mà.
    Việc ở trên thì đã có bác nghiên cứu và nói cho biết rồi !
    Cám ơn bác nhiều nhé!
    Với lại không dám nhận là Cô giáo đâu nhé!

    Trả lờiXóa
  33. Theo tài liệu trên wikipedia, thì "đời nhà Thương bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc vào đời vua Trụ (1766TCN-1122TCN) hay (1556TCN-1046TCN.
    Trong khi văn bản gốc Trúc thư kỉ niên được chôn cùng với vua Ngụy Tương Vương (chết năm 296 TCN), chôn ở huyện Cấp và được phát hiện năm 281 thời Tấn Vũ Đế."

    Vậy chính xác thì Trúc Thư Kỷ Niên (竹書紀年) bắt đầu từ đời nhà Thương hay từ thời nào Bác Bulukhin nhỉ !

    Trả lờiXóa