BULUKHIN
Muốn thanh cao lên trời mà ở.
Trang
Trang chủ
Guest Book
Note
Inbox Blogspot
Inbox G+
Facebook
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
MỘT THOÁNG CHIỀU
Ải Nam Quan thời Pháp thuộc Ải Nam Quan khoảng 1880 Chiều qua, chuông điện thoại reo, bên kia...
Đọc tiếp ...
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
Người ta có thể không đồng tình, có thể phản đối các cuộc biểu tình yêu nước, nhưng gọi biểu tình yêu nước là những trò lố là xúc phạm nghiêm trọng đến những người yêu nước, xúc phạm ngay cả chính quyền Hà Nội. Mới cách đây ít lâu, tướng Nguyễn Đức Nhanh thay mặt Chính quyền Hà Nội đã tuyên bố: “Đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát.” Nếu gọi biểu tình là trò lố thì nói thế nào đây với tuyên bố của tướng Nhanh? (blog Quê choa)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng chưa bao giờ chúng ta có được một hệ thống chính trị rộng lớn như hiện nay. Tuy nhiên, theo ông, tiếng nói của Mặt trận hiện rất yếu ớt trong hệ thống, ở các địa phương tiếng nói càng nhỏ bé và gần như không có hiệu quả. "Quan trọng nhất trong xã hội hiện đại, đó là tiếng nói người dân được thể hiện qua báo chí. Sợ nhất không phải là dân không dám nói, mà là dân không muốn nói nữa", ông Quốc nhấn mạnh. (Vietnam.Net)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
Cái anh đế quốc tư bản sắp giãy chết kia lại làm ra cái công cụ rất tinh vi thâm độc. Nó tinh vi thâm độc ở chỗ, với nó thì cứ một anh dân nào cũng có thể nhảy vào…làm báo. Thế mới chết kia chứ, từ anh nông dân đến anh trí thức, từ em học sinh đến cụ già sắp xuống lỗ, từ anh nhà báo đến anh nghệ sỹ, từ anh đồng ý kiến đến anh bất đồng ý kiến, từ anh trong nước đến anh ngoài nước, từ anh cộng sản đến anh không cộng sản…tất tất đều có thể đường hoàng ra cho riêng mình một tờ báo ngon ơ. Đó là các trang blog, trang web cá nhân đang vào thời kỳ nở rộ như nấm sau mưa, và không biết chúng còn phát tướng ra cái gì trong tương lai nữa. (Dân bất đồng ý kiến sướng rồi nhé, nếu các vị chưa có đất để sống thì ít ra các vị cũng có đất để… nói. Trăm lạy thần internet, xin thần tiếp tục tồn tại để phù hộ cho chúng con, a di đà phật, amen!. ( Huỳnh Ngọc Chênh blog)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay. Cái quá trình chính trị hóa y học ở ta xảy ra một cách toàn diện. Nó bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh, đến khâu học tập và kéo dài đến khi ra trường và hành nghề. BS Đỗ Hồng Ngọc trong một bài nói chuyện ở Long Hải gần đây kêu gọi (ai?) phải quan tâm đến “đầu vào”, “hộp đen” và “đầu ra”. Nhưng tôi e rằng ông không nói hết hay tránh né không nói đến sự chính trị hóa trong 3 khâu ông nói đến. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng tiêu cực trong ngành y chúng ta đang chứng kiến ngày nay chính là hậu quả của quá trình chính trị hóa y học. Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm Vì chúng ta gieo nó Chúng ta phó mặc cho định mệnh vì chúng ta không tin gì cả. Chúng ta quen nói dối (Trích blog BS Ngọc)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
Nếu đánh giá về kinh tế có thể biểu thị được bằng con số định lượng (như GDP, chỉ tiêu, sản lương…) thì cũng nên đánh giá chỉ tiêu về lòng tin của dân đối với CP. Những phương pháp điều tra, thống kế hiện đại có thể làm được điều này. Thế giới họ làm nhiều rồi. Một nhà nước của dân,vì dân càng phải quan tâm đến lòng tin của dân (Trích bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc)
...
Đọc tiếp ...
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011
Hành động của viên đại úy công an tên Minh thể hiện một sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng. Ai cũng biết đạo đức xã hội nước ta đang tuột dốc. Nói chính xác hơn là suy đồi. Đó cũng là sản phẩm của một nền giáo dục bị chính trị hóa. Chúng ta đã và đang chứng kiến sự kiện điểm 0 của môn sử. Nhưng ít ai chú ý hàng vạn điểm 0 môn văn. Có gì đặc biệt trong 2 môn học này? Xin thưa: đó là 2 môn học bị chính trị hóa toàn diện. Nhà nước XHCN muốn dùng giáo dục như là một phương tiện tuyên truyền chính trị chứ không chỉ khai sáng dân trí. Nước ta có một lịch sử 2000 năm (dù có người nói 4000 năm), nhưng thử hỏi sách giáo khoa sử dành bao nhiêu phần trăm cho cổ sử. Nhà văn Nguyên Ngọc có một nhận xét chí lý rằng các câu hỏi về môn sử và sách giáo khoa sử dành phần lớn cho “sử cách mạng”, làm như trước cách mạng chỉ là thời … tiền sử, không có sử. Đó không là một sự vô lễ với tiền nhân thì là gì. Một chính thể vô ơn và vô lễ với tiền nhân thì sẽ không thể nào đứng vững được trong lòng dân tộc.(Blog BS Ngọc)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
Tại sao người ta lại xây Vạn lý trường thành ở nơi đây? ( Đà Lạt) Tất nhiên cha đẻ ra sáng kiến kỳ khôi này sẽ nói Vạn lý trường thành là kì quan thế giới, cho dù là của Trung Quốc nhưng nó đã trở thành di sản văn hóa- lịch sử của thế giới rồi, tại sao ngành du lịch không khai thác? Nghe rất có lý. Nhưng nếu hỏi, liệu cha đẻ của sáng kiến này có biết đối với người Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Trung Hoa hay không? Khi hồ hởi phấn khởi khai thác cái gọi là “di sản văn hóa- lịch sử của thế giới”, liệu họ có biết chính họ đang hồ hởi phấn khởi khai thác luôn “biểu tượng thiêng liêng” của một dân tộc có hơn ngàn năm đô hộ dân tộc ta hay không? (Trích bài Vong bản blog Quê Choa)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011
Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu quả nó định đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì, vì lý do “thời đại” càng không, có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Đấy là thảm họa, bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi các giá trị tinh thần và nhân văn chẳng còn đáng xu nào! Một thảm họa xã hội! (Trich trong bài Giáo sư Văn Như Cương nhầm rồi của nhà văn Nguyên Ngọc - blog Quê Choa)
...
Đọc tiếp ...
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ. HUY ĐỨC (blog Quê Choa)
...
Đọc tiếp ...
Bài đăng mới hơn
Bài đăng cũ hơn
Trang chủ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)