Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

LÀM NGƯỜI

 

 

 


 

 

Nhà thơ Phùng Quán

(1932 - 1995)

 

 

Nhà thơ Hữu Loan

(1916 - 2010)




Bạn gió heo may còm trong Entry "ĐẠO ĐỨC KINH VÀ ĐẠO GIÁO" có đoạn: "Đạo nào cũng không qua Đạo làm người phải không anh Bu ?" Ý kiến đó được bạn lanvuive và bạn Mùa Thu Vàng rất tâm đắc, bu tui cũng xem là chí phải, nay xin " bình loạn"  thêm vài dòng về chuyện làm người để các bạn đọc cho vui.

 

 

Trong  sách Tam tự kinh của Nho giáo  có nói "Nhân chi sơ tánh bổn thiện", tức là "Người thuở đầu, tánh vốn thiện". Chữ "vốn" gợi ta nghĩ rằng đến thuở sau và thuở sau nữa …thì con người đã hết thiện rồi. Vậy đạo làm người là dạy người ta  phải trở lại làm cái người thiện đó. Thiện trong Phật giáo là không còn hành vi tham sân si. Còn nghĩa thông thường thì thiện là tốt, lành, hợp với đạo đức. Hai chữ đạo đức hơi nhiêu khê, vì đạo đức phong kiến khác đạo đức tư sản, khác đạo đức cộng sản. Thôi thì tạm hiểu một người thiện là: Khỏe mạnh, trung thực với mình, với người, kính trên nhường dưới, giúp đỡ người lúc khó khăn hoạn nạn, sống lành mạnh, trung thành với sơn hà xã tắc... Nhưng con người không chỉ sống một mình mà phải sống giữa cộng đồng xã hội.  Con người cá nhân sẽ bị rèn dũa thành con người xã hội, nó như những viên bi làm cho cổ máy thể chế chạy đều. Thời phong kiến bên Tàu, ông Đổng Trọng Thư (179 -104 TCN) là cố vấn tư tưởng của vua Hán Vũ đế nói rằng: "Quân xử thần tử, thấn bất tử, bất trung"  tức là vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết, là bất trung. Như vậy thân phận con người như con cá, con chim, được sống hoặc phải chết là do vua quyết định. Nhưng ông Mạnh tử (372-289 TCN) nối nghiệp Khổng tử, trước Đổng Trọng Thư gần 2 thế kỉ, đã bảo thẳng vào mặt Tề Tuyên Vương: "Vua coi bề tôi như tay chân thì bề tôi coi vua như bụng dạ, vua coi bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ qua đường, vua coi bề tôi như đất cỏ thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ thù, quân giặc". Đã là kẻ thù, quân giặc, thì bề tôi buộc phải cầm lấy vũ khí mà đánh đuổi đi, bằng không thì nguy cho xã tắc. Rõ ràng Mạnh tử đã phác họa ra một kiểu làm người tiến bộ hơn, có nhân quyền hơn Đổng Tọng Thư nhiều. Đấy là nội trong nước Tàu phong kiến, đã thấy các thánh dạy cách làm người khác nhau. Vậy thì người Nhật, người Pháp, người Nga, người Mỹ.. nói chung toàn nhân loại sẽ có cách làm người khác nhau và khác chúng ta biết nhường nào.

   Dân Việt Nam hiện đang làm người theo một cách riêng không giống ai. Chúng ta lấy học thuyết Mác-Lê nin làm kim chỉ nam, lấy đấu tranh giai cấp làm động cơ thúc đẩy xã hội phát triển, lấy đạo đức Hồ chí Minh để tu luyện, thì nhất nhất mọi khái niệm đều phải kèm theo bùa chú "Xã hội chủ nghiã". Yêu nước? Không có cái nước chung chung cho anh yêu, mà phải yêu nước Xã hội Chủ nghiã. Dân chủ? Là "dân chủ tập trung" theo phương thức Xã hội Chủ nghĩa. Con người? Là người mới Xã hội Chủ nghĩa. Một thời người ta dạy nhau "Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì phải có con người Xã hội Chủ nghĩa" nghe cứ như con kiến mà leo cành đào... Từ đó mới mọc ra cái nguyên tắc tréo nghoe "Muốn có nhà phải có hộ khẩu, muốn có hộ khẩu phải có nhà".  Nhưng hỏi Xã hội Chủ nghĩa là cái chi thì các học giả thượng thặng chưa ai nói ra được cho thông suốt, huống chi là đám dân đen. Tức là cái cũ của phong kiến, đế quốc xóa bỏ đi rồi, còn cái mới nó như thế nào thì còn mù mờ sương khói. Lịch sử văn học nước nhà cho thấy làm người trung thực đâu có dễ. Nhà thơ Phùng Quán viết trong  bài thơ "Lời mẹ dặn" có đoạn: "Yêu ai thì bảo là yêu. Ghét ai thì bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không đổi yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết. Cũng không đổi ghét thành yêu" ấy thế mà ông bị cấp trên cho lên bờ xuống ruộng ngót 30 năm.  Nhà thơ Hữu Loan (tác giả Màu tím hoa sim , làm đắm say lòng người) trong thời Nhân văn Giai phẩm, bỏ Hội Nhà văn, bỏ Hà Nội về Nga Sơn Thanh Hóa đi thồ đá hộc kiếm sống nuôi vợ con, đôi lúc không đủ cháo khoai để ăn, nằm xỉu bên xe đá. Có người hỏi ông sao bác không ra thủ đô Hà Nội làm nhà văn, ông tươi cười: "tớ còn bận làm người".

Vâng! Làm người khó lắm thay.

44 nhận xét:

  1. Làm người khó hơn làm quan!
    He he he..

    Trả lờiXóa
  2. Có nhiều tiền thì làm được quan
    Có nhiều tiền vẫn không làm được người

    Trả lờiXóa
  3. Hay quá anh Bu ơi ...
    Gió bận chút , phải đọc lần nữa mới dám com ra com

    Trả lờiXóa
  4. Cảm hứng bài này từ còm của gió
    Đang mong bạn trở lại

    Trả lờiXóa
  5. Vi nhân nan... Làm người khó, làm người mới XHCN càng khó hơn. Hii...
    Vi quan dị... Làm quan dễ, làm quan XHCN càng dễ hơn...

    Trả lờiXóa
  6. Hôm qua đọc báo TN Gió còn được biết là nhạc sĩ Hoàng Giác cũng chịu nhiều hệ lụy vì nhạc phẩm "Ngày về" được chính quyền Saigon ngày ấy chọn làm nhạc hiệu cho một chương trình cũng như Quốc ca hồi ấy là "Tiếng gọi thanh niên" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước . Thế mới biết "làm người cho ra người" quả là không dễ ...

    Nhìn quanh ta bây giờ cũng khối kẻ "chưa thành nhân mà đã thành danh" lên xe, xuống ngựa, áo mũ xênh xang, kẻ đưa người đón rộn ràng ...và cũng lắm người lại chịu oan khiên hệ lụy từ chính cái ý muốn "làm người cho ra người" ấy ...

    Nhìn quanh ta bây giờ người ta kêu lên kêu xuống học tập noi gương những điều được coi là khuôn mẫu thì cái xấu lại tràn lan, cái ác cứ thế mà thẳng lưng làm càn .. Cái "chất người" bây giờ hình như đang yếu thế hơn "chất con" anh Bu ạ...

    Hồi xưa người ta dạy thành nhân rồi mới thành danh ...Bây giờ người ta dạy thành danh để có thể thành nhiều thứ khác mà chưa hẳn là "người"...

    Cám ơn bài viết của anh Bu nhiều lắm !

    Trả lờiXóa
  7. Thời bây giờ thiên hạ không muốn học cách làm người, thiên hạ chỉ mong sao phấn đấu vào thành...ủy :)

    Trả lờiXóa
  8. "Nhân chi sơ tính bổn thiện", hihi, câu này ông bà xưa có vẻ chủ quan, "bổn thiện" hoặc là "bổn ác", đấy là cái cũng ông bà ta hay nói "cha mẹ sinh con trời sinh tính", còn bình thường thì khi sinh ra đứa trẻ như một tờ giấy trắng, sau này do môi trường sống (gia đình, học đường, xã hội...) mà hình thành nên tính cách..., cho nên ông bà ta cũng hay nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"... :-)

    Trả lờiXóa
  9. mừng đảng mừng xuân
    xuân về cỏ tốt, tết đến đảng tươi

    Trả lờiXóa
  10. Hồi em học cấp 3, thầy dạy Anh Văn có hỏi: "Cách Mạng là gi?"
    Lúc đó em còn trẻ lại học theo sách nên trả lời liền: "Cách Mạng là thay đổi"
    Thầy bảo: "Hiểu vậy là sai, CM là thay đổi nhưng phải là thay đổi có tiến bộ, chứ thay đổi mà thụt lùi thì thay đổi làm gì"
    Lúc đó em ngớ người ra vì thấy mình học chưa tới, hiểu chưa thông mà mau mồm mau miệng quá! Nhưng nhờ thầy mà em hiểu ra nhiều vấn đề. Lời thầy nói em ghi nhớ đến giờ và chắc là sẽ ghi nhớ mãi đến cuối đời. Mà sao ngày xưa, thầy cô đáng quý đến vậy chứ!
    .
    Làm người thật đâu dể chút nào, chỉ nói đến vấn đề trung thực thôi là cũng khó thông. Ai cũng muốn kết thân với người trung thực nhưng những lời thẳng thắn của người trung thực thì lại không muốn nghe.
    Nói thiệt tình ngày xưa em hay ý cò ý kiến lắm nhưng dần dần với những hiện thực, em co rút bản thân lại vì không muốn con mình bị thầy cô dòm ngó, kiếm chuyện nên vào lớp họp phụ huynh thì ngồi im re như cái tượng.

    Làm người không dể cho nên từng ngày phải nhìn lại bản thân mình coi có làm điều gì sai sót không để mà sửa chữa. Rồi phải sống biết trước, biết sau, biết nhân biết nghĩa.
    Nhất là không được vô ơn với những người đã hết lòng vì mình.
    Ôi, rất rất nhiều chuyện mà mình luôn phải nhìn vào đạo đức con người để không làm điều sai quấy.

    Cho nên, XH không thể đưa ra những mẫu mực nào đó để mọi người làm đúng theo được, mà tự mỗi người sẽ nhận thức mọi chuyện qua cách phát triển của XH. Còn XH phát triển như thế nào là do bộ máy điều hành của chính quyền đương thời.

    Nếu áp đặt chuyện này chuyện nọ lên con người như cài chương trình cho một cái máy, thì hoặc là con người sẽ trở nên ngớ ngẫn, hoặc là sẽ rất nguy hiểm với tính năng vốn có của bản thân.

    Làm người khó lắm! Hì hì

    Trả lờiXóa
  11. Ôi trời, cái comment của em dài quá trời mà cái ý thì chỉ có chút xíu thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Nghe thấy bác PNH nói : " ở bầu thì tròn , ở ống thì dài " . Ngẫm lại mình ở cả bầu , cả ống thì sẽ có hình thù nào đây ?!

    Trả lờiXóa
  13. Làm cái gì cho đúng đạo lý thì cũng khó cả TORO nhỉ

    Trả lờiXóa
  14. Bây giờ thì cái gì cũng đảo lộn hết rồi, gió à

    Trả lờiXóa
  15. Thực ra dưới cái chế độ gọi là xấu xa thối nát ngày xưa lại tạo ra nhiều nhà văn hóa, nhiều nhân cách rất lớn mà xã hội tốt đẹp chúng ta ngày nay không có được

    Trả lờiXóa
  16. Người ta muốn đồng hóa đảng với mùa xuân, vừa vô duyên vừa vô lý

    Trả lờiXóa
  17. Một chút xíu mà chân tình là quý lắm rồi

    Trả lờiXóa
  18. Có một loại bầu dưới tròn trên dài , có lẽ bạn sẽ được "dập" theo mẫu này chăng??

    Trả lờiXóa
  19. Chúng nó học cũng chẳng được Yên Sơn ơi

    Trả lờiXóa
  20. À, như bác Bu nói thì gọi là bầu hồ lô , mà hồ lô nghe gần gần với hồ ly , huhu...

    Trả lờiXóa
  21. Reply của bạn dí dỏm hay lắm nhân thể nói thêm

    葫 蘆 (hồ lô): Hồ là cây bầu, lô là loại lau sậy dùng làm mành mành và lợp nhà. Nhưng hồ lô đi với nhau lại là quả bầu khô, đựng nước uống và làm nậm rượu
    狐 狸 ( hồ li) Con hồ và con li, đều là loài chồn cáo, rất tinh khôn

    Trả lờiXóa
  22. Cám ơn bác Bu , nhờ bác giải thích mới rõ thêm "hồ" trong "hồ lô" có nghĩa là cây bầu . Còn hồ li là chồn, cáo trước giờ đã biết . Marg có nói nghe gần gần tức là về âm nghe gần gần nhau . Nhưng nghĩ ra cũng có chỗ "xêm xêm" khác, là cái hồ lô nếu đổ nước vào không đầy lắm , nước sẽ biến đổi từ dạng bầu sang dài tùy theo ta dốc nước về phía nào . Còn hồ li nghe nói tu thành tinh thì có tài biến hóa khôn lường , hihi ...

    Trả lờiXóa
  23. Bạn so sánh hình dạng nước trong hồ lô với sự tu luyện của hồ li để thành tinh là rất sâu sắc và thú vị, nó gợi ý bu tui khi nào đó phải làm hẳn một entry từ câu nói của PNH "ở với bầu thì tròn ở với ống thì dài"
    Hẳn là hồi xưa bạn học rất giỏi văn chương và toán pháp

    Trả lờiXóa
  24. Cám ơn bác Bu đã nghiên cứu và phân tích nhiều chữ Hồ... quan bài này và những bài trước đây.

    Trả lờiXóa
  25. Marg chưa bao giờ tự nhận mình giỏi gì cả, nhưng cũng phải công nhận bác Bu luôn có những nhận xét và phân tích khiến người khác phải giật mình mĩm cười ...
    Kiến thức bao la nên càng đi càng thấy mình chẳng có giỏi gì hết bác ơi ((-:

    Trả lờiXóa
  26. Chờ đọc entry mới của bác Bu , hẳn là thú vị (-:

    Trả lờiXóa
  27. Đúng là TORO nhớ lâu, hồi ấy bu tui nói chuyện chữ Hồ trong họ Hồ là bộ nhục chứ không bộ nguyệt. Gừi không báo nào đăng...họ sợ hehehe

    Trả lờiXóa
  28. Là giỏi so với người bên cạnh, cùng trang lứa chứ cái gì cũng hơn người thì thành thánh rồi sao. Bạn ít viết nhưng đã đặt bút xuống là có cái để mà suy nghĩ để mà nhớ. Bu tui rát thích như thế

    Trả lờiXóa
  29. Hiện nay bu còn nợ nhiều thứ quá, nào Đường Tăng, nào Khổng tử rồi Lão Trang....hihihi

    Trả lờiXóa
  30. Nghe các bác bàn luận chữ nghĩa thú vị quá, "ở bầu thời tròn/ ở ống thời dài", câu này nghe tuong tự như câu "Đi với bụt mặc áo cà sa/ đi với ma mặc áo giấy", nghe có vẻ giống nhưng ngẫm lại, lại khác, hìhì, Xưa các cụ dạy con cháu toàn bằng ca dao, tục ngữ, thế mà cả đời không quên :-)

    Trả lờiXóa
  31. "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" cũng gần mang máng như câu tục ngữ "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" đúng không chú Bu? Cháu đang gõ còm thì thấy anh PNH cũng vừa nhắc đến câu này và còm trước cháu. :)

    Theo anh H thì hai câu đó khác nhau, cháu cũng nghĩ là khác nhưng đều cùng dăn dạy người đời là phải thích nghi với mọi hoàn cảnh (cũng như câu nói nhập gia tùy tục).

    Trả lờiXóa
  32. Hihi, theo tôi câu "ở bầu thời tròn, ở ống thời dài" có ý nghĩa thụ động, tức là gặp hoàn cảnh nào, thì "buộc" phải theo hoàn cảnh đó (thí dụ nước đựng trong trái bầu thì phải theo dạng tròn, nhưng đựng trong ống phải theo dạng dài), còn câu "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi vời ma mặc áo giấy", thì chủ thể chủ động "hành vi thế nào" khi gặp ma hay bụt cho thích hợp :-)

    Trả lờiXóa
  33. Để tudinhhuong2410 và PNH tham khảo xin có ý kiến ngắn gọn thế này:
    1- Ở bầu tròn ở ống dài: Người ta chịu ảnh hưởng của môi trường và hoàn cảnh sống
    2- Gần mực đen gần đèn sáng: Nói lên ảnh hưởng tốt hoặc xấu khi tiếp xúc với người tốt hay người xấu
    3- Đi với Bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy: Ý nói cư xử sao cho hợp với từng đối tượng

    Trả lờiXóa
  34. Cuối cùng từ các luận bàn của các bạn, từ ý kiến trả lời 3 vấn đề của bạn bè, anh Bu đã có ý kiến kết luận ngắn gọn, nhưng cho ta thấy học làm người khó lắm thay!

    Và qua 3 câu ngụ ngôn mà anh Bu giải thích và tóm tắt thì ta thấy con người ta sống trong xã hội sẽ phụ thuộc vào ít nhất như ba yếu tố này:
    1 Chịu ảnh hưởng của môi trường và hoàn cảnh sống.
    2 Chịu ảnh hưởng từ các tác động và mối quan hệ của gia đình và của xã hội..
    3 Ngoài ra người ta phải học cách ứng xử với nhau, với từng tầng lớp xã hội sao cho hài hòa để không phát sinh ra những mâu thuẩn đối kháng giữa các giai tầng xã hội...
    Ôi! học làm người khó thật! Làm sao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" thì thật là khó.

    Trả lờiXóa
  35. Xã hội thay đổi nên những tiêu chí về đạo làm người chắc cũng thay đổi theo. Ví như ngày xưa các cụ dạy: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" biến người phụ nữ lúc nào cũng chỉ như cái bóng nhạt nhoà, an phận và chịu đựng. Ngày nay em thấy những người phụ nữ như thế ít dần, số phụ nữ giỏi giang, năng động và biết tự làm chủ mình xuất hiện càng nhiều! Như thế là đạo đức đã bị ảnh hưởng của ngoại cảnh xã hội rồi, đấy cũng là "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  36. Mỗi thời đại mỗi thể chế quy định mỗi kiểu làm người khác nhau.
    Nhưng cái chung nhất là lòng nhân ái, vị tha, bao dung, giúp đỡ người khốn khó....

    Trả lờiXóa
  37. Cháu cảm ơn chú đã rút gọn vào 3 điều cho "Đạo làm Người".
    Cháu nghĩ cái gì càng khó thì người ta càng cố gắng phấn đấu chú ạ.

    Trả lờiXóa
  38. Phấn đấu và đôi khi phải trả giá nữa QA à. Cái giá mà nhà thơ Hữu Loan và nhà thơ Phùng Quán phải trả để được làm người đắt lắm

    Trả lờiXóa
  39. Đó là cách họ chọn và cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của họ phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  40. Ông Phùng Quán không muốn bỏ văn chương đi chăn bò, ông Hữu Loan không muốn bỏ thơ đi thồ đá tình thế bắt buộc họ phải chọn thế thôi

    Trả lờiXóa
  41. Gắn với số phận, cháu thấy như vậy ạ.

    Trả lờiXóa
  42. @nguyenthuthuy, tôi nghĩ chuyện "Tam tòng tứ đức" của phụ nữ thời phong kiến không nằm trong phạm trù đức, đúng hơn là "nội quy kiểu đạo giáo" mà người phụ nữ buộc phải tuân theo. Còn ngày nay phụ nữ năng động hơn, giỏi giang hơn (về mặt xã hội) là bởi xã hội cởi mở hơn, Ngay cả từ "đạo đức", thật khó mà "định lượng". :-)

    Trả lờiXóa
  43. Cảm ơn bác Bu về bài viết .Thích cái câu kết của bác .
    "Vâng! Làm người khó lắm thay."

    Trả lờiXóa