Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

CHÚNG SINH



Trong một lần comment ở bài TRỜI và ĐẤT của bu, bạn TORO  hỏi chị TTM: "…Cúng những người chết, "chúng tử, chúng vong", lại gọi là "chúng sinh"... là sao chị M?! ".  Chị M mấy hôm nay ngọc thể bất an, nhờ bu trả lời hộ cậu em và hứa sẽ có thưởng nước khế ép của nhà tự trồng ở Quận 2. Nghe bảo loại khế này đặc biệt lắm đây… hehehe.

 

A- Mấy năm tham gia đánh Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải ở vùng chảo lửa Quảng Bình, bu tui có dự vài lần cúng người đang sống. Đấy là những công nhân lái ca nô rà phá thủy lôi, bom từ trường, trên cửa Gianh, cửa Nhật Lệ, hay những chiến sĩ TNXP phá bom nổ chậm trên Quốc lộ 12.  Những người cảm tử này ăn mặc chỉnh tề, đứng nghiêm trang dưới cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Thủ trưởng đơn vị đọc điếu văn, các bạn đồng nghiệp chít khăn tang thắp hương quỳ lạy, khóc mà cố nuốt nước mắt vào trong…Và theo bạn TORO thì trường hợp này mới  thực sự là cúng chúng sinh, còn chết rồi mà cúng thì nói cúng "chúng vong" hoặc "chúng tử" mới phải…

     Lịch sử Văn học ghi nhận, Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, danh nhân Văn  hóa thế giới, đã viết tác phẩm nỗi tiếng là Văn tế thập loại chúng sinh, còn gọi là văn Chiêu hồn. "Chúng sinh" đây chỉ lấy nghĩa hẹp là kiếp người. "Thập" chỉ số nhiều, là tất cả, chứ không phải chính xác mười loài.  Nhưng giáo sư Hoàng Xuân Hản cho hay "nếu phân tích ra từng đoạn văn, mỗi đoạn ứng vào một loài thì cũng có thể nhận thấy mười tập thể, mỗi tập thể chỉ gồm có một loài, trừ tập thể cuối cùng là hổn hợp.  Sau đây là mục lục của GS Hoàng Xuân Hản phân tích bài văn tế ấy.       

I- Phần một: Nhập đề, tả trời thu mưa gió thê lương khiến nhớ đến cảnh những hồn không ai cúng, vậy nên lập đàn cầu Phật giúp cho siêu thoát.

II- Phần hai:  Phần chính, kể rõ các loại cô hồn (116 vế . Vế là cách gọi câu của GS HXH)

                  1- Kẻ vì tranh ngôi vua chúa mà chết       12 vế

                  2- Kẻ cung phi quý nữ bị nạn lây              12 vế

                  3- Kẻ cầm quyền cao bị thất thế               12vế

                  4- Kẻ cầm quyền bị bại trận                      12 vế

                  5- Kẻ tham giàu bị chết đường                  12 vế

                 6- Kẻ cầu sang bị chết quán                      12 vế

                 7- Kẻ trẩy buôn chết bể chết đường            8 vế

                 8- Kẻ đi lính thú chết trận                               8 vế

                 9- Cô kĩ nữ chết độc thân                             8 vế

                10- Tập hợp những kẻ chết oan như:

               - Người ăn mày chết cô đơn                        4 vế

               - Người bị tù chết tại ngục                            4 vế

               - Hài nhi chết yểu                                           4 vế

               - Người chết vì các nạn                                 8 vế

III- Phần ba: Cảnh lang thang  cực khổ của các cô hồn  (20 vế)

IV- Phần bốn: Lời cầu Phật và lời mời các cô hồn         (28 vế)

- Lời cầu phật giải thoát cho cô hồn                                 16 vế

- Lời mời các cô hồn tới hưởng lễ

và phần cấp để lên đường giải thoát                                 12 vế

Tổng cộng 184 vế (câu) theo thể song thất lục bát

Xin trích dẫn 8 vế ở mục 9 : Kĩ nữ chết độc thân

Lại có kẻ lỡ làng một tiết

Liều tuổi xanh bán nguyệt buôn hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con nấy, biết là cậy ai

                                   Sống đã chịu một đời phiền nảo

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu  

B- Đại thi hào Nguyễn Du xem linh hồn người chết là chúng sinh, vậy cũng nên xem nghĩa hai chữ chúng sinh ở hai quan niệm. Quan niệm theo tu từ học, và quan niệm của Phật giáo.

1- Quan niệm chúng sinh theo tu từ học:  Chúng ()  là số đông, sinh () là sống.  Các từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Trần thị Thanh Liêm, Thiều Chữu,  Nguyễn Tôn Nhan,  Trần Văn Chánh…diễn đạt khác nhau nhưng tựu trung xem chúng sinh là người và tất cả động vật. Riêng Cao Đài từ điển còn cho rằng chúng simh bao gồm kim thạch và thảo mộc.

2- Quan niệm chúng sinh của  Phật giáo:

- Câu Xá luận quang kí  quyển 1 giải thích: Chúng sinh là chịu nhiều sống chết. 

- Kinh bất tăng bất giảm giải thích: Pháp thân bị nhiều phiền nảo trói buộc, đi lại trong  đường sống chết gọi là chúng sinh

- Từ điển Bách khoa Việt Nam:  Chúng sinh (tôn giáo) Khái niệm Phật giáo, từ đồng nghĩa là hữu tình, chỉ tất cả các loài sinh vật có tâm thức ở trình độ thấp hay cao, trong đó có loài người. Từ chúng sinh có các nghĩa như sau:  1) Khi còn chưa giác ngộ và giải thoát, một loài hữu tình phải tái sinh nhiều lần, quay đi quay lại trong các cõi sống. Vì phải sinh lại nhiều lần nên gọi là chúng sinh. 2) Mỗi chúng sinh không phải là một thể đơn nhất, mà do nhiều yếu tố tạo thành, tức các yếu tố tinh thần và vật chất (năm uẩn). 3) Các chúng sinh không phải tái sinh trong một cõi sống, mà trong nhiều cõi sống khác nhau. Theo đạo Phật, có sáu cõi, gồm ba cõi lành là cõi Trời, cõi Người, cõi A Tu La, và ba cõi ác, là các cõi địa ngục, quỷ đói, và súc sinh. 

C- Vấn đề cúng chúng sinh:  Phật giáo quan niệm người đang sống và vong linh sau khi chết đều là chúng sinh. Quan niệm đó xuất phát từ triết lý vô thường, cho rằng mọi vật trên thế gian luôn luôn lưu chuyển và biến dịch. Với sự sống của kiếp người thì sự dịch chuyển đó qua bốn giai đoạn : sinh, già, bệnh, chết (sinh, lão , bệnh, tử).  Nhưng không  phải  khi sinh mệnh ta hiện ra mới gọi là sinh, và cũng không phải khi sinh mệnh ta chấm dứt mới gọi là chết. Trong từng giây từng phút ta đã từng sinh và đã từng chết. Và bốn giai đoạn: sinh, già, bệnh, chết, cứ liên tục xoay vòng không phải trên một đường tròn khép kín mà trên đường tròn xoáy lò xo, nó không  khởi đầu từ kiếp sống này, mà từ vô lượng kiếp trước, cho tới vô lượng kiếp sau. Với các vật thể thì giai đoạn "lão" được gọi là trụ, giai đoạn "bệnh" được gọi là hoại, giai đoạn "chết" được gọi là diệt .  Một ngôi sao trong vũ trụ có thời gian trụ cả tỷ năm, nhưng một đóa phù dung thì chỉ "sớm nở tối tàn".  Còn thời gian trụ trong một xác thân đang sống chỉ chưa đầy một nháy mắt, bằng một phần chín mươi (1/90) "niệm", nhà Phật gọi là một "sát na vô thường". Tính ra trong thời gian một ngày, thân xác ta đổi thay, thay đổi, nghĩa là chết đi, sống lại…tới  sáu tỷ, bốn trăm triệu, không trăm chín mươi chín ngàn, chín trăm tám mươi lần (6.400.099.980) và trong một giây đồng hồ, thân xác ta chết đi sống lại bảy trăm bốn mươi ngàn, bảy trăm năm mươi hai lần (740.752 ).  Cái thân xác giả hữu (liên tục sống chết như đã nói) cũng chỉ tồn tại trên mặt đất vào khoảng 100 năm (không xét đến trường hợp bất đắc kì tử) sau đó lại diệt để tạo ra một sự sinh khác. Nhà Phật không cho rằng chết là hết, vì chết là điều kiện tất yếu của một sự sinh sắp tới. Nay tạm chưa nói đến các điểm: già, bệnh, chết, mà chỉ đề cập đến điểm sinh bằng cách nối các điểm đó của hệ xoáy ốc lại, sẽ có quỷ tích là một đường thẳng sinh, mà điểm đầu ở vô lượng kiếp trước, điểm cuối ở vô lượng kiếp sau (xem hình minh họa)

                       

  

Như vậy, sinh là một chuỗi liên tục qua nhiều kiếp không ngừng nghỉ. Cho nên nói cúng chúng sinh là cúng cái phần sống ở mỗi kiếp. Việc cúng dâng hương hoa, cháo, cho chúng sinh cô hồn, ngạ quỷ, là việc làm để tạo phước đức cũng như bố thí cho kẻ đói nghèo. Việc cúng cũng đơn giản chỉ cần hương hoa, bánh trái, gạo muối, cúng vào ngày mùng 02 hay 16 AL ngoài đường (có thể trước nhà) thường vào lúc chạng vạng tối.. Đại thì hào Nguyễn Du đã viết bài văn tế  "Thập loại chúng sinh"  nổi tiếng trong lịch sử văn học nước nhà cũng với mục đích đó. Phần mời cô hồn hưởng lễ ông viết:                                       

                               Đàn chẩn tế theo lời Phật giáo 

                               Vật có gì lưng cháo nén hương

                               Gọi là manh áo thoi vàng

                               Giúp cho làm của ăn đàng siêu thiên

Và bốn câu cuối của bài văn tế:

                               Phật hữu tình từ bi tế độ

                               Chớ ngại rằng có có chăng chăng

                               Nam mô PHẬT, Nam mô PHÁP, Nam mô TĂNG

                               Nam mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.

 

97 nhận xét:

  1. Tem trước cho bõ công lót dép ngồi chờ . hiiiii, Bây giờ mới đọc

    Trả lờiXóa
  2. Nghe bạn nói lót dép ngồi chờ bu tui rưng rưng cảm động huhuhu

    Trả lờiXóa
  3. Lạ, đọc câu viết của Bống, TTM lại ngồi cười ngất ngưởng trước chén cơm trưa nè..Bống ơi!

    Bây giờ, chúng sinh bắt đầu, vừa ngồi đọc vừa măm cơm đây..:))

    Trả lờiXóa
  4. Mà lạ quá!!! sao anh Bu để bức tranh của quí Thầy ngồi ở dưới cùng, dưới ngay tấm hình chúng sinh rất ư là... xinh đẹp thế anh Bu ơi!

    Phải suy nghĩ kỹ ẩn ý này mới được.. cíu bồ nhé, các bạn, anh Hiệp - Marg. và Toro ơi!

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết hay quá mà em mới đọc được có một chút thì ku Ken thức rồi. Thôi em out để lo cho nhóc rồi lúc rảnh sẽ vào đọc tiếp. :)

    Trả lờiXóa
  6. Người trong 4 tấm ảnh ấy đều là chúng sinh cả mà
    - Trên cùng là người cơ nhỡ xin ăn
    - Thứ 2 là buôn cau kiếm sống
    - Thứ 3 là cái đẹp của dáng hoa (lấy bên TTM đó)
    - Thứ 4 là các thầy đang cúng chúng sinh

    Trả lờiXóa
  7. Phải đọc kỹ latrran à vì đụng đến đạo Phật là nhiêu khê lắm

    Trả lờiXóa
  8. Có thỏa đáng cho việc sắp xếp vị trí của các chúng sinh không nhỉ?
    Anh Bu ơi! vì chưa suy nghĩ hết ý để còm vào entry Chúng Sinh này, nên hỏi... để kéo dài lê thê.. hihi

    Trả lờiXóa
  9. Hay hay, bài viết hay với đủ mọi loại hình minh hoạ, đạo đời có đủ. Thế mới biết vì sao người ta chọn sen là quốc hoa :-))). Đạo Phật cho là con người phải qua nhiều kiếp, nhưng hình như chính Đức Phật lại tin rằng chỉ có một kiếp này, và những gì khác đều do "một tâm này mà ra" :-)

    Trả lờiXóa
  10. Như vậy chúng sinh là hiểu theo nghĩa muôn loài hữu tình chứ không phải là 'tế sống' phải không anh.
    Em vẫn hiểu như vậy.
    Nay thấy anh giải thích cặn kẽ thật tuyệt diệu.
    Bây giờ em đang gõ dòng này thì đâu còn là thằng andro mấy giây trước anh nhỉ ? Trình độ nó cao hơn tí rồi !!!!!

    Trả lờiXóa
  11. 1- Rất mong bạn TTM cho một ý kiến sắp xếp thực sự thỏa đáng
    2- Với 4 tấm hình trên thì thế nào là thỏa đáng
    3- Với bu thì :
    - Người cơ nhớ ăn xin là dấu hiệu của quá khứ, ngày nay không phải không còn nhưng không phổ biến nữa.
    - Con người dù vất vả nhưng đã lao động kiếm sống, cô gái ngồi bên gánh cau vẻ tư lự nhưng không buồn thảm như tấm ảnh đầu
    - Ngoài lao động để sống con người đã nghĩ tới cái đẹp. Thân thể cô gái bên cạnh hoa sen với tên gọi DÁNG HOA nói rằng cô là người mà cũng là hoa, thậm chí như PNH nói là quốc hoa
    - Các nhà sư làm việc của họ là tụng kinh niệm Phật và cúng dường chúng sinh
    Với bu tui vậy là thỏa đáng
    Nhưng trọng tâm bài này là bu trả lời câu hỏi TORO theo đề nghị của bạn, vậy ta cứ loanh quanh mấy tấm hình thì có nguy cơ lạc đề mất thôi

    Trả lờiXóa
  12. Đức Phật nói những gì thì đang khó mà xác định cho được.
    Chính kinh Phật nói rằng đức Phật ngộ được Tam minh
    - Túc mạng minh
    - Thiên nhãn minh
    - Lậu tận minh
    Riêng túc mạng minh là ông nhớ lại được vô số kiếp trước, nay có bộ sách Tiền thân đức Phật dày cả ngàn trang nói về các kiếp đó. Phải nói là cực hay nhưng có đáng không lại là chuyện khác....

    Trả lờiXóa
  13. - Cái còm của bạn thiệt hay, cái chất hóm hỉnh Andro rõ ràng lắm
    - Khi có ý định còm cho đến khi còm xong bạn mất hết mấy giây đông hồ cứ lấy số giây đó nhân với 740.752 thì có bao nhiêu ông Andro xuất hiện. Ông sau già hơn ông trước nhưng giỏi giang hơn tài nghệ hơn....hhihihi

    Trả lờiXóa
  14. Cháu vừa đọc xong Truyện Kiều. Cháu sẽ tìm đọc Văn tế thập loại chúng sinh. Còn về chúng sinh thì cháu xin phép không có ý kiến chú ạ vì cháu tự thấy kiến thức hạn hẹp.

    Trả lờiXóa
  15. Hỏi chính là để khi anh Bu trả lời là M đã đi vào trọng tâm của vấn đề rồi anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  16. 1-Bạn hỏi về sự sắp xếp 4 tấm hình sao cho thỏa đáng thì bu tui trả lời rồi đấy thôi
    2- Nhưng sự trả lời đó không liên quan gì đến câu hỏi của TORO là cúng người chết sao gọi là cúng chúng sinh. Nội dung bài này chính là chỗ đó .

    Trả lờiXóa
  17. Khi nào đọc xong Văn tế thập loại chúng sinh thì cho chú biết suy nghĩ của cháu nhé.

    Cháu vào đọc là vui rồi, không có ý kiến với chú cũng là một ý kiến đấy hihihi

    Trả lờiXóa
  18. Tấm hình minh họa "mặt bằng , mặt bên " , tác giả là bác Bu ? Không chỉ diễn giải bằng lời , bác thể hiện bằng hình , và nhìn vào là hiểu ngay "chúng sinh" là tập hợp vô số điểm nằm trên đường thẳng từ "vô lượng kiếp trước" đến " vô lượng kiếp sau" . Mỗi điểm là khởi đầu cho một vòng đời mới . Bác Bu hay lắm , rất xứng đáng cho chị M thưởng nước ép khế , hihi ...

    Nhưng nếu nhìn cái vòng đời xoay vòng và tịnh tiến như thế của "chúng sinh" là bản thân mình đây , thì M không mong lắm .Bởi vì " Cõi người có bao nhiêu. Mà tình sầu vô lượng ..." (PTT) . Và cho dù có tái sinh trong cõi nào của 6 cõi mà cứ "liên tục phát triển" như vậy cũng mệt lắm . " Chết là hết" xem thế mà khỏe bác ạ , (((-:

    Trả lờiXóa
  19. Anh đã trả lời ở đây rồi mà, cái hỏi của M chỉ để làm sáng tỏ thêm entry của anh thôi.

    Ngoài ra, theo M thì chúng sinh không chỉ giới hạn ở loài người mà bao gồm cả muôn loài nữa, vì ngay cả rong rêu, cây cỏ cũng là những sinh linh có sinh có hoại.. Có những ngôi chùa, tu sĩ giữ thêm giới luật là không được cắt cây cỏ đang còn ở trên cành nữa.

    Thế nên, ở ngoài Bắc dùng từ cúng cháo chúng sinh khi cúng vong, cúng cô hồn, đã được anh kết luận theo kinh điển, theo M thấy cũng rất chuẩn xác rồi.

    Trả lờiXóa
  20. "Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ". (Pascal). Đôi khi tôi nghĩ mấu chốt của mọi vấn đề nằm trong điều này, chứ không phải nằm trong kinh sách, Giả sử thế giới này không có con người, hoặc sự tiến hoá của con người cũng ngang bằng với "chúng sinh", thì mọi chuyện sẽ ra sao?. Chắc chắn sẽ không có Tôn giáo, không có Quốc gia, không có Sách vở, Triết học và Văn học... Như vậy có Thượng Đế, Thiên thần, Ác quỷ... Địa ngục và Thiên đường hay không? Chà, khó lòng có câu trả lời thoả đáng phải không bác Bu?

    Trả lờiXóa
  21. 1- Theo bạn thì rong rêu cây cỏ có sinh trụ hoại diệt thì đều là chúng sinh. Điều đó hợp với Cao Đài từ điển chứ hoàn toàn không hợp với kinh sách Phật giáo. Bạn lưu ý từ "hữu tình" trong các định nghĩa của kinh Phật và các từ điển Phật học. Tiếc là không thể dẫn hết vào đây được .
    2- Chùa Phật cấm chặt cây để bảo vệ môi trường sống, như các cấp chính quyền cũng từng khuyến cáo như vậy, chớ không phải nhà chùa quan niêm cây có là chúng sinh, cho dù cây cỏ có sinh trụ hoại diệt.

    Trả lờiXóa
  22. 1- Chưa có kinh sách Phật Giáo nào đưa ra cái hình ấy cả. Bu tui buộc phải dùng hình vẽ để mô tả một vấn đề trừu tượng cho dễ hiểu và nhanh gọn.
    2- Phật giáo không cho rằng chết là hết, chết trong kiếp này để tái sinh trong kiếp sau, Cái kiếp sau ấy ở cảnh giới nào (trong 6 cảnh giới) còn do sự tao nghiệp ở kiếp này.. Giáo sư Phật học- hòa thượng Piyadassi Mahàthera nói:: "Theo Phật giáo, không có đời sống nào sau khi chết hoặc sự sống nào trước khi sanh mà không có liên quan đến nghiệp, tức những hành động có tác ý. Nghiệp báo và tái sinh cùng đi chung với nhau.Nghiệp báo là hệ luận hay sự tiếp nối tự nhiên của tái sinh và ngược lại, tái sanh là hệ luận của nghiệp báo.

    Trả lờiXóa
  23. Muốn rõ hơn ý bạn PNH

    "Sự tiến hóa của con người ngang bằng với chúng sinh" tức con người cũng như các động vật như trâu, bò, lợn, gà, dê, ngổng, rắn, rết...???
    Thì rõ ràng không có gì cả như bạn nói rồi hihihi

    Trả lờiXóa
  24. "Sự tiến hoá của con người ngang bằng với chúng sinh" tức con người cũng như các động vật như trâu, bò, lợn, gà, dê, ngỗng, rắn, rết...???. Thì rõ ràng không có gì cả như bạn nói rồi hihihi". Đúng là như thế đó bác Bu, vậy thì câu "tất cả đều do một tâm này mà ra" là chính xác. Hihi
    Và một điều nữa thật kinh khủng, theo Tôn giáo thì câu hỏi này là phạm thượng, báng bổ, nhưng trong phạm trù triết học lại là cần thiết, và cho đến giờ cũng chẳng có câu trả lời "Thượng đế tạo ra Con người hay Con người tạo ra Thượng đế?" Hichic!!!

    Trả lờiXóa
  25. Em nghĩ con người tạo ra Thượng đế.

    Trả lờiXóa
  26. phục bác Bu kiến thức uyên thâm quá..., ơ mà em Tử chuyển ngôi xưng hô hồi nào thế...:))

    Trả lờiXóa
  27. Dạ thưa, em xưng hô "em" với anh PNH chứ không phải với chú Bu anh Li ạ.

    Trả lờiXóa
  28. Đọc bài, xem hình và còm rồi thì thấy mênh mông quá, không biết nên nói cái gì trước. Hừm. Trước hết cám ơn bác Bu đã giải thích kỹ càng... NHưng xem ra, chúng sinh là giống hữu tình nhưng các cụ nhà ta cúng cháo chỉ cúng mỗi "người " thôi. Cái này liên quan đến ý bác Hiệp. Con người khác với các chúng sinh khác.
    Về bốn tấm hình, bác Bu muốn nói đến sự luân hồi, vô lượng kiếp, kiếp này ăn xin, kiếp sau mỹ nữ, kiếp nữa cao tăng... NHưng dù sao, cứ như em thì chọn luôn cái gì ngay hôm nay, chứ chờ kiếp sau thì biết thế nào, phải không ạ...

    Trả lờiXóa
  29. Em thật là dốt đặc , đọc vẫn chưa hiểu gì mấy, cho em xếp gạch đây đã .Cảm ơn bác Bu .

    Trả lờiXóa
  30. Để minh họa thêm câu nói ngắn gọn của TĐH chú dẫn mấy dòng của GS Phật học người Tích Lan Walpola Rahula trong quyển "ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY NHỮNG GÌ"

    "Có hai ý tưởng thâm căn cố đế trong tâm lý con người: Tự về và tự tồn. Vì muốn tự vệ con người đã dựng nên Thượng đế để được nương tựa, để được che chở,được an ninh bảo đảm, như một đứa trẻ nương tựa vào cha mẹ. Vì muốn tự tồn người ta đã sáng tạo ra về ý tưởng về một linh hồn bất tử hay Àt man sẽ sống mãi đến bất tận.. Trong ngu si , yếu đuối, sợ hãi, khát khao, người ta cần hai điều ấy để tự trấn an, tự vổ về ; vì lý do đó họ bám vào đấy một cách cuồng tín và hăng say"...

    Trả lờiXóa
  31. Trở lại chuyện "chúng sinh" tôi thấy thế này, tuỳ theo cách giải thích của mọi loại sách vở và cách hiểu của các tôn giáo, người vùng, miền... và ai tin thế nào sẽ thành thế ấy, chẳng hạn miền Bắc cúng chúng sinh là cúng cho cô hồn uổng tử, miền Nam gọi là cúng vong... Nghĩ cho cùng sách vở (loại sách về tư tưởng, tôn giáo...) cũng chỉ để phản ánh cái tâm tư, nguyện vọng, ước muốn... của con người, chẳng thể nói Kinh thánh, Kinh Phật, Kinh Coran, hay sách Cao Đài... cái nào đúng, cái nào sai :-))

    Trả lờiXóa
  32. 1- Hiện nay chỉ có Cao Đài từ điển là nói chúng sinh gồm có thảo mộc và khoáng vật, còn các từ điển khác như từ điển Bách khoa VN , từ điển Tiếng việt, các từ điển Hán Việt đều nhất trí :chúng sinh là động vật hữu tình.
    2- Từ một định nghĩa như vậy nhưng do phong tục tập quán, mỗi nơi mỗi khác nên thủ tục cúng chúng sinh khác nhau là việc tất nhiên.
    3- Trong sự trả lời TORO bu tui luôn nhấn mạnh "Theo quan điểm Phật giáo" hay "Phật giáo cho rằng" để cho khách quan. Ai không cho Phật giáo là đúng thì bảo nó sai cũng là điều tất yếu.
    4- Toro hỏi một câu rất đáng quan tâm rằng cúng cháo cho chúng sinh là cúng cho người hay cả loài vật hữu tình nữa

    Trả lờiXóa
  33. Nếu bạn có ý định để hiểu thì đọc lại, và bu tui sẵn sàng trao đổi nếu bạn nêu ra câu hỏi...

    Trả lờiXóa
  34. Hìhì, có điều này muốn hỏi bác Bu, thế quan điểm của bác Bu (không phải của sách vở, hay GS, hoà thượng...), về Chúng sinh là gì? Tôi thấycác bạn đã comments rõ ý của mình rồi... :-))

    Trả lờiXóa
  35. Chau (chung sinh) chao bac Hiep ah. Sorry ku Bu vi muon danh dau su co mat cua ku Rom trong notes thu vi nay nen say hello bac Hiep. Tuy nhien, khong vi the ma loi chao thieu kinh can. Hehe

    Trả lờiXóa
  36. @romvang, chao ku Rom, manh gioi hay an, hihi!

    Trả lờiXóa
  37. 1-Bu tui đọc phật giáo để biết nó là gì, và cũng để hiểu tại sao một bộ óc vĩ đại của nhân loại như Allbert Einstein sùng bái đạo Phật. Người Việt có bác học Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Cao Huy Thuần .cũng ngưỡng mộ đạo Phật lắm...
    2- Những cơ chế của tái sinh, luân hồi, linh hồn không tồn tại vĩnh viễn, sự tồn tại của A Di Đà .... tôi đang phân vân và sẽ tìm hiểu thêm
    3- Riêng từ chúng sinh, tôi hoàn toàn quan niệm như Từ điển Bách khoa Việt Nam mà tôi đã dẫn ra trong bài này.
    4- Nhân thể nói thêm rằng hiểu biết của con người không thể tách rời kiến thức sách vở vì sách vở là kết tinh tri thức nhân loại. Giả sử mỗi chúng ta đây tự nhiên quên tiệt những gì do đọc được, hiểu được, qua sách vở thì khác nào cái ổ cứng máy tính bị mất trắng dữ liệu
    5- Lại giả sử bu tui đưa ra một định nghĩa khác định nghĩa của Từ điền BKVN thì cũng là nói từ hiểu biết qua sách vở chứ không thể khác được.
    6- Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam có cả ngàn người tham gia biên soạn, nhưng không thấy một Lịnh mục hoặc Hòa thượng nào. Thê nhưng những vấn đề về đạo Gia tô, đạo Phật được viết để mọi người chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  38. Cám ơn bác Bu đã cho biết những suy nghĩ của bác về những vấn đề lý thú này :-)

    Trả lờiXóa
  39. Các bác nói kỹ về triết lý rồi, nhà cháu nói về phong tục cúng cháo ở ngoài Bắc cho vui. Đền chùa, miếu mạo hầu hết đều có cúng cháo. Ví dụ như ngoài chùa, ngày rằm, mùng Một cúng cháo và khi còn nhỏ tôi đã ngạc nhiên khi thấy họ hạ những lễ vật ở trên bàn thờ Phật như chuối oản xuống cúng chúng sinh tiếp.
    Ngày xưa khi Chùa làng vào đám lớn, gọi là "Chạy đàn" thì trẻ con cướp cháo rất ghê, có người mang bát, liễn ra để người ta múc vào, sau đó cúng xong thì bê về luôn ( cái này từ nửa thế kỷ trước). Còn bây giờ có cúng cháo cũng chỉ có người lớn ăn với nhau.
    Ở quê tôi bây giờ đôi khi người ta còn duy trì phong tục có từ rất xưa là lấy lá mít gấp thành cái bồ kề, cắm vào cái que, cho ít cháo vào đấy và cắm ở ven đường. Có khi còn mang bát cháo ra vảy... Với hàm ý để những linh hồn chậm chân, tàn tật... có được chút ít. Cúng cháo bao giờ cũng có mã là áo chúng sinh, tức là có áo không có quần và cắt đơn giản. Do đó, chúng sinh ở đây là những linh hồn đói khát, không được ai hương khói.
    Trong Nam kỳ quặc, là cúng cô hồn ở cửa, vừa bày lên đã bị mấy tay cô hồn chạy xe máy cướp liền... Vui thật. Thế mới là chúng sinh.

    Trả lờiXóa
  40. Cháu đã đọc bài Văn tế đó sáng nay và cháu có nhận xét như sau ạ. (Điều này cháu cũng đã rì còm cho anh Toro khi anh ấy hỏi cháu đã đọc Văn tế chưa): "Cháu thấy thích vì khi đọc cả bài lên dễ hiểu hơn Truyện Kiều nhiều. Lời thơ và cú pháp cũng hấp dẫn hơn. Tiếc rằng hơi ngắn. Mà đọc Văn tế thập loại chúng sinh này nghe "thương" gì đâu chú ạ. Cháu thấy bài này thể hiện rõ tấm lòng thương người của Nguyễn Du.

    Trả lờiXóa
  41. Tự vệ và tự tồn.
    Cháu đã hiểu rồi ạ.
    Cháu nhất trí với cách giải thích sâu của chú. :)

    Trả lờiXóa
  42. Hình như khi cúng chúng sinh người ta chỉ nghĩ đến người chứ không nghĩ đến động vật phải không Toro ơi ???

    Trả lờiXóa
  43. Nếu cháu có bộ (3 tập) Hoàng Xuân Hãn mà đọc thì tuyệt vời nữa, trong đó cụ phân tích rất kỹ làm người đọc dễ hiểu hơn

    Trả lờiXóa
  44. Bởi lẽ ta vẫn ăn động vật nên ta quên, có phải vậy không chú Bu ơi?

    Trả lờiXóa
  45. Thế giới này....từ đó sinh ra và lớn khôn....

    Trả lờiXóa
  46. Ở Miền Bắc cúng chúng sinh cũng như là cúng cô hồn. Nói cô hồn có nghĩa là những hồn ma vất vưởng không được người thân thờ cúng. Mà em nghe nói chỉ cúng chúng sinh ở các đền chùa, miếu mạo ... thôi chứ còn nếu cúng chúng sinh ở ngoài sân hay trước cửa nhà riêng, mời các vong chúng sinh đến ăn đồ cúng (đồ cúng thường là cháo, bỏng ngô, khoai lang luộc..., tiền lẻ, vàng mã áo giấy...) mà không mời được họ đi thì họ sẽ ở lại nhà gia chủ quấy nhiễu!

    Trả lờiXóa
  47. Đọc chưa thật kĩ bài của Anh Bu, nhưng bắt đầu hiểu chút xíu về việc hàng năm Bi vẫn cúng " Chúng Sinh" ngoài sân- Cúng "Cô Hồn" không nhà, không cửa quanh quẩn ....gần Nhà mình....Cúng xong thấy Tâm mình thanh thản, đã chia sẻ phần nho nhỏ với những kẻ ....vất vưởng tha phương ở thế giới Vĩnh hằng (Cho dù Bi chưa thấy....).
    Phải chăng suốt đời phấn đấu: Chúng sinh bình đẳng,
    "Vì vậy mà con người phải giữ gìn năm giới:

    1. Không giết hại, ngay cả ý niệm giết hại cũng không có.

    2. Không trộm cắp, ý niệm trộm cắp cũng không khởi.

    3. Không tà dâm, không khởi lên ý niệm tà dâm. “Vạn điều ác dâm đứng đầu, trăm điều lành hiếu trước tiên” lại nói “vạn điều ác dâm đứng đầu, con đường chết không thể đi”. Qúy vị mượn người ta bao nhiêu, sẽ phải trả lại bấy nhiêu, quả báo một mảy may chẳng sót.

    4. Không nói dối, quý vị không thể luôn nói dối để dối gạt người, ngay cả ý niệm nói dối cũng không nên có.

    5. Không uống rượu, cũng không nên khởi ý niệm uống rượu; uống rượu nhiều sẽ cuồng loạn tâm tánh, cuồng loạn tâm tánh sẽ gây ra rất nhiều việc trái với bổn phận, vượt ra ngoài đạo lý, không hợp phép tắc; cho nên phải kiêng bỏ uống rượu.

    Trả lờiXóa
  48. Hằng năm Bi vẫn cúng theo phong tục của các cụ:
    Rằm Tháng Bảy tức Tết Trung Nguyên hayTrung ngươn, còn gọi là Lễ Vu Lan, ngày lễ chính vào ngày 15 âm lịch. Theo quan niệm của Phật giáo, đây là ngày xá tội vong nhân.
    Vào mùa Vu Lan (từ ngày rằm cho đến hết tháng bảy âm lịch) người ta làm lễ cúng gia tiên, mua vàng mã để đốt cho người đã chết. Ngoài ra còn làm lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà v.v… cúng các cô hồn ma xó, ma đói.

    Lễ cúng cô hồn uổng tử gồm bánh đa, bánh bỏng, ngô, khoai lang, cháo trắng, gạo, muối, giấy tiền vàng mã, quần áo giấy. Những nhà có người mới chết trong vòng một hai năm, thường đốt nhiều đồ mã, làm cơm chay cúng rất lớn.
    Người xưa có quan niệm, mỗi người đều có ba hồn (ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía nói về nam giới hay nữ giới), khi chết : một hồn sống ở nơi chết, một hồn sống nơi mồ mả (coi như ngôi nhà mới của họ), và một hồn đi theo phán quan để được luận công tội khi còn sống. Nên người chết ở nơi nào hồn còn luẩn quẩn nơi đó, nếu chết ở nhà thì được thân nhân cúng giỗ cho ăn no mặc đẹp; khi chết ngoài đường xó chợ thì hồn sẽ vất vưỡng không nhà, không cơm ăn áo mặc, trở thành lũ “cô hồn các đảng” tụ họp nhau đi quậy phá cướp bóc các nơi.

    Nói quậy phá cướp bóc là nói nghĩa bóng, còn người kinh doanh thấy buôn bán ế ẩm hoặc hay xảy ra chuyện này đến chuyện khác v.v… cho là lũ cô hồn đến đòi ăn, vì không biết nên bị quậy phá.
    Để được yên ổn làm ăn buôn bán, nên vào ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch, thường mua các loại hàng mã gồm áo quần, giấy tiền vàng bạc, kẹo bánh trái cây cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán) cùng đĩa muối gạo.
    Họ hay khấn thêm: “Hôm nay là ngày mùng 2 (hay 16) tháng…, chúng tôi có ít quần áo, tiền bạc gởi cho các chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử, các đảng ở khắp nơi đang khuất mặt khuất mày đến nhận. Sau phù hộ chúng tôi được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý.

    “Chúng tôi nhờ các vị mà được buôn may bán đắt thì lần sau sẽ xin cúng hậu tạ ……… (hứa cúng gì đó như gà luộc, vịt quay, heo quay…).

    “Đây là chút lòng thành xin các vị nhận cho”. .....

    Trả lờiXóa
  49. Có lẽ cháu nói đúng
    Không ai giết thịt một con gà rồi lại đặt nó lên mâm cỗ để cúng chính nó cả hihihii

    Trả lờiXóa
  50. Có lẽ cháu nói đúng
    Không ai giết thịt một con gà đặt lên mâm cỗ để cúng lại chính nó cả hihihii

    Trả lờiXóa
  51. Bạn BI CON

    Rất vui mừng được bạn sang nhà bu còm rât nhiệt tình bài chúng sinh. Đọc bạn bu tui hiểu biết thêm nhiều sự cúng kị ngoài bắc Mong được trao đổi nhiều nhiều với bạn.

    Trả lờiXóa
  52. Nếu họ không chịu đi thì phải cúng mời cô hồn cảnh sát chăng??

    Trả lờiXóa
  53. Anh tổng hợp, diễn giải hay qúa ạ dù em chưa hiểu được thấu đáo. Em còn nghe người ta nói:"Ở đâu có thắp hương, ở đó có ma" và khuyên ko nên thắp hương thường xuyên vì các hồn ma vất vưởng sẽ hay kéo đến. Ma cũng có nhiều loại: ma lành, ma dữ. Ma dữ thì hay quấy phá gia chủ. Có đứng thế ko anh?

    Trả lờiXóa
  54. Đó là em nghe nói ...còn anh đoc nhiều sách thì nói rằng khi thắp hương khấn vái hoặc nghỉ đến một người nào thì người đó xuất hiện trước mặt mình.
    Tuy nhiên Phật giáo cả Đại thừa và Tiểu thừa đều phủ nhận có một linh hồn vĩnh viễn, lý do tại sao thì khá dài dòng....Hihihi Bàn về linh hồn là câu chuyện lý thú nữa MTV ơi....

    Trả lờiXóa
  55. Em là người sợ ma nhưng lại rất thích nghe chuyện ma. Hồi nhỏ cứ nghe người lớn kể chuyện gì liên quan đến ma là em len vào ngồi giữa để nghe ró hơn và đỡ sợ vì xung quanh có người.
    Hồi chống Mỹ em còn bé và sơ tán về quê. Một lần ban đêm dì em cõng em đi qua 1 rặng tre, cành cây cứ kẽo kẹt em sợ và bảo dì: "Dì ơi! Dì bế cháu ra đằng trước ko nhỡ ma sờ lưng cháu thì sao". Bây giờ em cũng vẫn sợ bóng đêm, nhất là màn đêm den kịt. Em tin là có linh hồn, có thế giới bên kia và thường có linh cảm (Người ta gọi đó là giác quan thứ 6) tương đối chính xác.

    Trả lờiXóa
  56. Đàn ông chết đi - linh hồn; còn đàn bà chết đi - hương hồn, phải không chú?

    Trả lờiXóa
  57. Hihihi..có lẽ anh bu sẽ viết cái gì đó linh hồn chăng MTV à!

    Trả lờiXóa
  58. Theo chú thì đàn bà đàn ông gì cũng đều được khấn hương hồn cả. Hương hồn là hồn thơm để tỏ rõ sự kính trọng và ngưỡng mộ mà thôi

    Trả lờiXóa
  59. Đó là quan niệm của bố cháu đó ạ. :)
    Cháu thì lại đồng ý với ông.

    Trả lờiXóa
  60. Rứa thì hồn đàn ông không có tính từ hoặc mỹ từ gì đi theo sao ? Buồn nhỉ!

    Trả lờiXóa
  61. Vậy phải phân tích "linh" và "hương" chứ chú.

    Trả lờiXóa
  62. 1- Chú dẫn ra mấy chữ Hán Việt để TĐH tham khảo.
    Hán tự có 27 chữ Linh, 7 chữ hương, 7 chữ hồn , các chữ sau đây chú cháu ta đang đề cập đến, nghĩa của chúng còn nhiều, chú chỉ ghi lại những nghĩa chính mà thôi

    靈 (linh) :1) Khí tinh anh của dương là thần, khí tinh anh của âm là linh. 2) Thần. 3) Người chết gọi là linh…
    香 (hương) : Mùi thơm
    魂 (hồn) : Cái làm chúa tể cả phần tinh thần
    2- Hương hồn
    Những từ điển Hán Việt chú đang có không giải thích từ hương hồn. Riêng từ điển Tiếng Việt giải thích như sau:
    Hương hồn: Linh hồn người chết (vd: Nghiêng mình trước hương hồn người đã khuất)

    Trả lờiXóa
  63. Bài viết cao hơn kiến thức em có nên em phải coi chầm chậm và comment từng phần thôi, vì sợ coi hết entrry rồi không nhớ gì hết nên không thể comment luôn. :)
    Em xem được một đoạn và đã hiểu được thêm nhiều về "Chúng sinh". Xưa nay, em chỉ nghĩ "chúng sinh là con người ta khi còn sống lẫn lúc chết" thôi hà.

    Trả lờiXóa
  64. Nghĩa "Chúng sinh" trong Phật pháp thật rộng, việc cúng chúng sinh cũng nhiều ý nghĩa.
    Có nhiều chữ trong phần Phật Pháp em chưa hiểu thấu nhưng nói chung hiểu đại khái thì em có một phần thông.
    Bây giờ thì em ngồi đọc các comment của mọi người. Em thích nhất là phần nói chuyện của mọi người sau mỗi entrry của anh Bu viết.
    Ai cũng có kiến thức và tầm hiểu biết rất rộng và sâu, thật đáng ngưỡng mộ. :)

    Trả lờiXóa
  65. Coi các comment thật hay quá!
    Em rất thích thắp nhang mỗi tối, nhiều khi đi đâu về khuya, em cũng thắp nhang rồi ngồi chơi cho đến nhang tàn mới ngủ, vì sợ đi ngủ lúc nhang còn cháy rủi có gì thì cả nhà tiêu luôn. :))
    Mỗi tháng em cũng hay cúng ngày 16, đó là ngày em cúng những người khuất mày khuất mặt, cô chú anh chị và các chiến sỹ hai bên ở trên miếng đất em đang ở. Còn ngày 16 tháng 7 thì em cúng cô hồn thập phương ở ngoài sân. Em cúng kiến cũng theo suy nghĩ của em thôi chứ không đúng như những người am hiểu về việc cúng kiến.
    Cho nên mỗi lần cúng em vái thêm câu này: "Mong những nười khuất mày khuất mặt bỏ qua sai sót của con" Hihi

    Trả lờiXóa
  66. lanvuive

    Ba lần còm của lavuive rất chân tình.
    Bu có nói trong ẻn BỮA CƠM SÁNG của lanvuive là bạn có lòng nhân ái bao la như một vị bồ tát

    "Mỗi tháng em cũng hay cúng ngày 16, đó là ngày em cúng những người khuất mày khuất mặt, cô chú anh chị và các chiến sỹ hai bên ở trên miếng đất em đang ở" là một ý tưởng vô cùng đáng khâm phục.

    Nhiều kẻ vào nghĩa địa chỉ thắp hương cho người phe mình còn người phe bên kia thì không ngó ngàng tới, thật đáng trách.

    Trả lờiXóa
  67. Em chỉ nghĩ là ai cũng thích được sống bình yên, không ai thích tham gia vào cuộc chiến nhất là cuộc chiến nội bộ, nhưng rồi cũng phải có một phần trong cuộc chiến, người nằm xuống dẫu bên này hay bên kia cũng là người VN mình, cũng để lại nỗi mất mát đau thương cho người còn sống, Cho nên không thể phân biệt ta và địch, bởi ta và địch cũng cùng máu đỏ da vàng, cũng cùng mẹ Âu Cơ sinh ra mà thôi.
    Có lẽ tính em hay thương cảm nên vậy quá. :)

    Trả lờiXóa
  68. Quả thật, qua còm của lanvuive va nguyenthuthuy đã thấy tâm thức hai miền khác nhau. Miền Nam có vẻ nhân hậu hơn, miền Bắc cảnh giác cao hơn... Hii.
    Ngoài Bắc vẫn quan niệm cẩn thận khi cúng chúng sinh. Do đó, sau khi cúng xong người ta phải niệm một bài chú, để các vong đi luôn, không ở lại quấy gia chủ. Đây là giải pháp mà bác Bu lo là cúng vong Cảnh sát đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  69. Hì hì, người mình thật ngộ, thập loại chúng sinh là ai? Có khi chính là "Ta đây chứ ai" vào đấy nữa? mấy mươi năm trước tôi mà ở lại một góc rừng nào đó (có quá nhiều người, trong đó có cả bạn bè thân thuộc của mình chứ ai), vậy sao lại phải sợ họ, mà việc gì họ lại phải hại mình khi mình đã có lòng thành nghĩ đến họ. Ấy là tại người ta cũng vẫn chỉ gán cho thập loại chúng sinh cái bổn tính người :-)))

    Trả lờiXóa
  70. Em cũng suy nghĩ giống anh Hiệp, em chỉ đề phòng tâm xấu của người sống thôi, còn người đã khuất thì thấy thương nhiều hơn và thấy hình như người đã khuất chỉ có độ chứ không hại người sống.

    Trả lờiXóa
  71. TORO và PNH

    Tui đọc rất kỹ bài viết của nguyên phó thủ tướng TRẦN PHƯƠNG đi tìm mộ em gái thì thấy rằng suy nghĩ người âm giống hệt người dương. Người anh ông PHƯƠNG nguyên là cán bộ quân sự trách ông em rằng " Chú hiểu sai duy vật biện chứng nên nhà không có bàn thờ, mấy năm nay tôi không có chổ để về". Khi vong cô em bảo nguyện vọng muốn nằm bên cạnh mẹ thì vong người anh bảo " Không nên, xã nhà đã có chỗ cho cô, bên cạnh cô là các đồng đội đồng chí có công với đất nước...Cô đừng từ chối thiện ý của địa phương ...còn gặp mẹ khi nào mà chẳng được"

    Nhưng có điều lạ: Bản vẽ chỉ đường của các nhà ngoại cảm ngược lại với thực địa theo kiểu đối xứng. Phó thủ tướng TRẦN PHƯƠNG rất vất vả vì điều này.

    Trả lờiXóa
  72. Chú Bu ơi, bài này có đường link không chú? Cháu muốn đọc ạ.
    Bài viết của nguyên phó thủ tướng TP đó ạ.

    Trả lờiXóa
  73. Chú đọc bản phô tô chuyển tay nhau ...nếu vào Google hỏi chắc tìm được cháu à

    Trả lờiXóa
  74. Vẫn còn một số trang web lưu bài viết này đó chú.

    Trả lờiXóa
  75. Đã đọc hết bài của ông Phương chưa?

    Trả lờiXóa
  76. Cháu chưa ạ. Cháu vừa ăn cơm xong. Giờ cháu mới đọc ạ.

    Trả lờiXóa
  77. Mình đồng ý cách lý giải từ Chúng sinh theo quan niệm của Phật giáo. Rất chuẩn.

    Trả lờiXóa
  78. Vì Chúng sinh là từ xuất từ Phật Giáo mà

    Trả lờiXóa
  79. Cháu đã đọc hết, cứ đến đoạn kể cô Khang bị địch tra tấn tàn nhẫn là cháu lại rùng mình, xót xa.
    Bản thực địa tìm theo kiểu đối xứng cũng là một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng. Nếu không nghĩ ra chắc cuộc tìm kiếm càng khó khăn hơn.
    Mà chi tiết con bướm đen hoa cũng lạ chú nhỉ. Phải chăng linh hồn người đã khuất nhập vào bướm?

    Trả lờiXóa
  80. Cháu có đọc từ đầu không? Cái đoạn ông Phương tự nói là nhà duy vật chỉ tin vào thực nghiệm, và những gì cân,đo, đong, đếm, được. Nhà ông không có bàn thờ, ngày giỗ chỉ làm mâm cơm gia đình quây quần kể chuyện người quá cố chứ không thắp hương....Sau vụ tìm được cô Khang ông ấy mới tá hỏa ra...Chú đọc lâu quá không hiểu có đúng vậy không...

    Trả lờiXóa
  81. Cháu đọc từ đầu đến cuối ạ.
    Đúng là có đoạn ông TP công nhận ông được đào tạo theo khoa học thực nghiệm nên nhà không có bàn thờ, khi tưởng nhớ người thân thì chỉ mua hoa tươi cắm vào lọ mà thôi. Đến khi gặp nhà ngoại cảm PTBH thì ông mới "tá hỏa" như chú nói.
    Ông có thắc mắc: Nếu là linh hồn, vậy linh hồn đó phải là thực thể nhìn thấy được thì cô Hằng mới truyền đạt lại cho ông và gia đình những lời nói của cô Khang và anh Sơn. Nhưng linh hồn đó chỉ có cô Hằng mới thấy chứ người như chúng ta thì không thể thấy. Nó phải có âm thanh, hình dáng... thì mới trao gửi thông điệp được.

    Trả lờiXóa
  82. Em thì cứ nghĩ là không có ma, mà nếu có ma thì ma cũng không làm hại người sống được , nghĩ thế có đúng không hả bác Bu ơi ?

    Trả lờiXóa
  83. Cho em le te phát biểu sai đúng bác Bu chỉ dậy đừng mắng em nhe.Em không tin cái nhà cô Hằng ấy đâu ạ, nhìn ..gian dư chấy ấy :))

    Trả lờiXóa
  84. Nếu gọi vong linh là ma thì Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đa tổng kết bằng một quyển sách dày trong đó kê nhiều vụ việc các nhà ngoại cảm tìm ra hàng ngàn hai cốt liệt sĩ tức là có "ma". Vấn đề là bản chất cái ma ấy là gì . Bạn nên đọc bài "Nguyên phó thủ tướng Trần Phương tìm mộ em gái"...

    Trả lờiXóa
  85. Bạn có thể tin hoặc không tin cái cô Hằng ấy, nhưng chỉ xem vẻ mặt không thôi thì có chính xác không. Thực tế cô ấy đã tìm ra nhiều hài cốt liệt sĩ trong đó có em gái ông phó thủ tướng TRần Phương do chính ông ta nói ra...

    Trả lờiXóa
  86. Phân biệt đối xử với vong hồn thì chỉ có những kẻ được dạy về lòng căm thù tận tim can thôi.
    Thử hỏi những người lính VNCH đổ máu để gìn giữ Hoàng Sa là ngụy tặc hay là anh hùng có công với đất nước.
    Cam tâm nhân nhượng Tàu dẫn tới làm nô lệ nó thì chính nghĩa và anh hùng chăng???

    Trả lờiXóa
  87. Vấn đề có linh hồn hay không có linh hồn là câu hỏi muôn thưở, nhưng tôi cho rằng, người chết không can thiệp gì vào cuộc sống, vào tương lai của người sống cả. Đừng quá tin tưởng, đặt gánh nặng phù hộ cho các linh hồn, nghĩ đến họ, tưởng nhớ họ như người đi xa thôi. Ở ta hiện nay hiện tượng mê tín dị đoan, cúng bái mê muội quá kinh khủng, từ các chính khách đến dân thường. Đó không phải là điềm lành. Các triều đình phong kiến lạc hậu xưa cũng chưa bao giờ khen thưởng, trọng dụng phù thủy, đồng cốt... Chỉ có bây giờ các nhà ngoại cảm được tôn vinh, được Thủ tướng tặng bằng khen...

    Trả lờiXóa
  88. Có lẽ em hơi hồ đồ .Nhưng quả thật , có những người chỉ nhìn lần đầu đã muốn ..né đi rồi, thật anh ạ.Em không thích ánh mắt nhà cái chị ấy.Tướng xấu lắm :(
    Và cái ông to to kia...em cũng chẳng mấy tin...
    Cái tìm mộ tìm mung này...em biết mấy người quen họ hàng...toàn bị lừa đảo .Ớn!!!

    Trả lờiXóa
  89. Chúng sinh dáng đẹp như hoa
    Kiếp sau dẫu có mù lòa cũng cam !

    Trả lờiXóa