Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

PHỎNG VẤN ĐỨC PHẬT THÍCH CA.

Đức Phật Thích ca

 

Bulukhin ở Thiền viện Chân Nguyên (Bà Rịa) 1.1. 2012

 

 

 

Đọc Phật giáo không hiểu, cố đọc cho hiểu lại càng không hiểu! Khổ thế.  Nghe bảo các nhà ngoại cảm nói chuyện được với linh hồn, hay là nhờ họ gặp đức Phật hộ? Khốn nỗi, chính Ngài khẳng định không có linh hồn vĩnh cửu, thì gặp làm sao. Thế rồi đêm đản sinh Ngài (rằm tháng tư âm lịch vừa rồi) chính bu tui được diện kiến đức Phật trong vừng hào quang sáng lóa

 

Bu: Bạch Thế tôn, có nhiều điều con rất muốn được ngài khai thị cho, nhưng trước uy lực và hào quang của Thế tôn con hơi bị rối trí chút xíu…!

ĐP: Con khoan nói gì, hãy giữ cho thân tâm thanh tịnh đã.

Bu: Đa tạ đức Thế tôn… con đọc kinh Trung Bộ và hoan hỷ nhất đoạn mô tả đêm cuối cùng ngài thiền định dưới gốc cây assatha…

ĐP: Đêm cuối cùng trong 49 đêm… nhưng lại là đêm bắt đầu cho sự nghiệp của ta.

Bu: Nhắc lại sự kiện này con như vẳng nghe đâu đây tiếng Ngài reo vang “Giải thoát đạt vẹn toàn. Đây là đời cuối cùng. Không còn tái sinh nữa”

ĐP: Đúng vậy, ta đã chứng ngộ được Tam trí: Túc mạng trí, Thiên nhãn trí,  Lậu tận trí, trong cái đêm ấy.

Bu: Hình như sự đắc ngộ “Tam trí” ấy chỉ giúp ngài biết trong hiện tại và nhớ về quá khứ vô lượng kiếp, chứ không giúp ngài nhận định về tương lai.

ĐP: Con nói rõ thêm cho ta nghe

Bu: Sau ngày ngài nhập Niết Bàn,  Tôn giả  Anan nói với ngài Cù nặc kiền liên:  “Hiện nay không thể ai kế vị được Phật, chúng tôi là những người con mất cha”…Nghe như Tôn giả không tin vào tương lai lắm…

ĐP:  Chính vì thế mà ta đã nói với Tôn giả A nan,  “Pháp và Luật mà ta đã thuyết giảng cho chư vị, sau khi ta diệt độ, sẽ là Đạo sư của chư vị”.

Bu: Bạch Thế tôn, con đã đọc lời di huấn của Ngài trong kinh Trường bộ,   nhưng thực tế xẩy ra lại ngoài ý muốn của Ngài.

ĐP: Ngoài ý muốn của ta?

Bu:  Vâng, trong hội nghị kết tập lần thứ hai vào năm 383 tcn tức là lúc ngài vừa nhập Niết bàn một trăm năm, hàng ngũ tăng già đã thể hiện sự bất đồng về giới luật, dẫn đến sự xuất hiện  phái Trưởng lão bộ muốn giữ nguyên giới luật, và phái Đại chúng bộ đòi canh tân giới luật do Ngài đã gây dựng.  

ĐP: Ta thừa nhận với con đó là một sự thật.

Bu:  Và chắc ngài không nghĩ đến một tương lai đầy nghịch lý …

ĐP:  Đầy nghịch lý ở khía cạnh nào vậy ?

Bu: Bạch Thế tôn, nghịch lý ở chỗ vào khoảng năm 1200, Đạo của ngài biến khỏi trên chính quê hương Ngài, đúng hơn là còn lại lèo tèo ở các vùng nam Ấn, Ma kiệt đà, Belgan, Orissa, và cũng chỉ 250 năm sau thì biến luôn…

ĐP: Hẳn con thừa biết sự xâm lăng và hành động tàn sát đẩm máu của người Hồi giáo đối với tăng ni, phật tử Ấn Độ.

Bu:  Dạ, con có biết, nhưng tại sao đạo Hin đu, đạo Jaina cũng là đối tượng của người Hồi giáo thì vẫn còn nguyên cho đến tận hôm nay. Như vậy hẳn có một nguyên  nhân nội tại của Phật giáo chăng?

ĐP: Đúng vậy, có thể xét đến hai khía cạnh, vào thời đó đạo Hin đu và đạo Jaina được những tín đồ giàu có và giới cai trị hỗ trợ, thế mạnh ấy Phật giáo không có. Mặt khác, sau 1000 năm tồn tại, xét về mặt tâm linh, Phật giáo đã tự đào thải mình. Tăng sĩ đã lười nhác hoặc thoái hóa đến mức không sao có thể tồi tệ hơn được nữa.

Bu: Vậy thì, xin ngài giải thích tại sao sau khi Phật giáo biến khỏi Ấn  Độ, lại sống mãi ở một số nước ngoài Ấn Độ.  Đấy không thực sự là nghịch lý sao ?

ĐP: Lịch sử một quốc gia hay một tôn giáo đôi khi đầy rẫy nghịch lý. Nhưng đạo của ta tồn tại được đến nay là công đầu của vua A dục (264-226 tcn). Ngài trị vì cả toàn cõi Ấn Độ, và là người hết sức nhiệt thành với Phật giáo… Vua đã triệu tập một đại Phật hội gồm hơn một ngàn vị tăng có tài đức về dự để bàn kế hoạch truyền bá Phật giáo. Sau Phật hội, ngài cử con trai và con gái qua Tích Lan, các vị tăng khác qua HyLạp, qua các xứ gần Hymalaya, qua Miến Điện, qua Xyri. ..Từ đó lan truyền sang các nước Đông Nam á và Đông á.

Bu:  Như vây, vua A Dục có thể không nhớ lại được vô lượng kiếp trước như Ngài, nhưng lại có nhãn quan nhìn thấu tương lai. Hẳn nhà vua biết được một ngàn năm sau đó Phật giáo sẽ tuyệt diệt ở Ấn Độ ?

ĐP: Cũng có thể như vậy lắm.

Bu: Bạch Thế tôn, các khái niệm như nghiệp, tái sinh, luân hồi, đã có trong đạo Hin đu, khái niệm bình đẳng giới đã có trong đạo Jaina, vậy cái khác biệt giữa đạo của Ngài và hai đạo kia là chỗ nào ạ?

ĐP: Là lý Duyên khởi, hay Mười hai Nhân duyên, nếu nói hết với con thì dài quá.

Bu: Vâng, con xin ngài nói cho vắn tắt nhất

ĐP: Pháp Thập nhị Nhân duyên của ta giải thích sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước đó, mà điểm xuất phát là Vô minh. Vô minh ở đây không như cách hiểu của thế tục là không sáng suốt, kém hiểu biết, mà là không nhận thức được chân lý về sự đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ. Nói cách khác Vô minh là không nhận thức được thực tướng của vạn pháp, không hiểu thấu đáo chân tướng của chính mình.

Bu: Thưa Ngài, nếu trạng thái xuất phát là Vô minh thì mười một trạng thái tiếp theo sẽ là thế nào ạ?

ĐP: Con hãy nghe đây

1- Vô minh là điểm xuất phát.

2- Vô minh làm (điều kiện, duyên) khởi sinh Hành (hành động có tác ý)

3- Hành làm khởi sinh Thức (sự nhận biết)

4- Thức làm khởi sinh Danh - Sắc (tinh thần và thân thể)

5- Danh-Sắc làm khởi sinh Lục nhập (sáu đối tượng của sáu giác quan)

6- Lục nhập làm khởi sính Xúc (sự tiếp xúc)

7- Xúc làm khởi sinh Thọ (cảm giác)

8- Thọ làm khởi sinh Ái (dục vọng)

9- Ái làm khởi sinh Dính chấp (sự lệ thuộc vào dục vọng)

10- Dính chấp khởi sinh Hữu (sự hiện thành, nghiệp hữu)

11- Hữu khởi sinh Tái Sanh                                      

12- Tái sanh  khởi sinh già, chết, sầu muộn, buồn đau, thất vọng…

Bu: Con xin ghi nhớ, và sẽ tìm hiểu thấu đáo những gì ngài đã khai thị. Bây giờ con xin được hỏi ngài vài câu về chính bản thân Ngài..

ĐP: Ta hoan hỷ nghe và trả lời con.

Bu: Hôm tăng đoàn nghỉ lại ở Pãvã, người thợ rèn Cunda cung thỉnh Ngài và chư Tỳ kheo về trai tăng. Ngài thọ thực một mình món Sũkaramaddava và không cho các vị khác được dùng đến, tại sao vậy?

ĐP: Vì ta biết dùng đến món ấy sẽ nguy hiểm cho sinh mạng.

Bu: Ngài biết nguy hiểm mà vẫn…

ĐP:  Đúng như thế. Lúc ấy ta đã vào tuổi tám mươi, xác thân tứ đại của ta đã hư tổn nhiều lắm rồi. Chỉ mươi ngày nữa thôi là phải giả từ cõi nhân gian, cho nên ta vẫn thọ thực món đó cho vui lòng ông Cunda. Ta biết chắc chắn ông Cunda không có ý định hại ta.

Bu: Bạch Thế tôn, sự thể sau đó ra sao?

ĐP: Ta bị lỵ huyết rất nặng, và biết rằng ông Cunda vô cùng ăn năn hối hận. Bởi thế ta đã dặn với Tôn giả Anan sau khi ta mạng chung, hãy nói với ông Cunda lời của ta rằng “Ông có thật nhiều phước báu thù thắng, sẽ hưởng được nhiều lợi lạc, vì đức Phật đã độ ngọ lần cuối cùng vật thực do ông dâng lên. Nghiệp tốt này sẽ trổ quả trong sự tái sanh thuận lợi, tuổi thọ cao, gặt hái nhiều may mắn và hy vọng, thọ hưởng nhiều an lạc và hạnh phúc…”

 

 

Bu tui định nói lời cảm ơn Ngài nhưng chợt thấy Ngài biến thành một nữ nhân giống y bà Quan Thế âm  bồ tát. Tay bà lay mạnh vào bu. Ơ kìa! Hóa ra bà xã vô vàn yêu dấu của bu đấy thôi… hihihi! 

54 nhận xét:

  1. Bài phỏng vấn thật hấp dẫn và dễ hiểu, cám ơn bác Bu!

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là nghịch lý thật bác nhỉ, đạo Phật suy tàn ở chính đất nước của Đức thế tôn mà lại được lan truyền trên khắp thế giới!

    Trả lờiXóa
  3. Gió chẳng hiểu hết được ý nghĩa của bài phỏng vấn đâu..Chẳng hiểu được cả thâm ý của người phỏng vấn và sự ý nhị sâu xa của "người được phỏng vấn" chỉ ngộ ra từ những câu chuyện hai người hàn huyên là ...sự đào thải có ngay từ "cõi Phật" và chính Đức Phật cũng xem đó là lẽ thường tình. cái gì là chân lý nó sẽ có nơi để sống và phát triển còn không thì chuyện "đào thải" chỉ là sớm muộn !

    Trả lờiXóa
  4. Mọi Hành kéo theo đủ thứ hết mà có mấy ai biết dừng. Bác Bu hạ thủ lưu tình còn thêm cái P.s nên rõ ràng quá :D

    Trả lờiXóa
  5. Được thuthuy là người đầu tiên đọc cho là vui rồi.
    Theo con đường Thiền tông là cần 3 đức tính: Tín, Hạnh, Nguyện, chúc thuthuy tinh tấn trên đường tu học

    Trả lờiXóa
  6. Chủ đich người viết là thế này gió à
    - Nêu lên cái khác biệt, cái độc đáo và khoa học của đạo Phật là Lý duyên khởi
    - Nói thật vụ nhập Niết bàn là đức Phật ngộ độc thực phẩm, nhưng qua đó thấy đươc lòng nhân ái bao la của ngài..
    - Phê phán nhẹ ngài chỉ xuyên suốt quá khứ mà không quan tâm đến tương lại, không có vua A dục sáng suốt thì đạo Phật tuyệt diệt mất rồi

    Trả lờiXóa
  7. - Bu nghĩ đó là một cách kết thúc sinh động, dí dỏm
    - Ông Phật triết lý chỉ là giấc mơ, người đang chung sống trọn đời mới là một "đức Phật" tạo cho mình một thế giới Tịnh độ ngay chỗ mình ở
    - Cảm ơn bạn đã đến đọc và có ý kiến

    Trả lờiXóa
  8. Em thích cái kết. Đời là thật và nhân duyên lành ta gieo quanh ta đã khó làm nổi rồi phaii không ạ?

    Trả lờiXóa
  9. Đấy là một sự bừng tỉnh, cũng xem là tỉnh ngộ
    Bà xã bu đọc và cũng có lời khen hihihi

    Trả lờiXóa
  10. "....Ngài biến thành một nữ nhân giống y bà Quan Thế âm bồ tát. Tay bà lay mạnh vào bu. Ơ kìa! Hóa ra bà xã vô vàn yêu dấu của bu đấy thôi… hihihi!"

    Kết thúc....Phỏng vấn Đức Phật Rất hay anh Bu ơi!

    Trả lờiXóa
  11. Được khen là vui rồi đang định sang ông uống trà đây. Pha loại ấm gì đấy??

    Trả lờiXóa
  12. chắc phải nhẩn nha đọc, khi đầu óc...vô minh

    Trả lờiXóa
  13. Hehehe chỉ có lý duyên khởi 12 muc là đi sâu vào triết lý nhà Phật thôi, còn lại toàn nói chuyện chung chung cả mà. Theo Phật thì chỉ có ngài và các vị Bồ tát, A la hán là những người sở đắc chánh pháp còn lại là vô minh tất.
    Vô minh nên mới khổ bạn thân mến ạ

    Trả lờiXóa
  14. Thảo nào hôm đản sinh Đức Phật tôi cũng đã ngấp nghé ở cổng Niết bàn mà mãi không được diện kiến ngài nên đành phải về, thì ra bác Bu đã vào trước. TCG cũng đâu có đất sống ở xứ Do Thái, thì PG không tồn tại được ở Ấn Độ cũng phải. Cái này là "Bụt chùa nhà không thiêng" :-)))

    Trả lờiXóa
  15. Hehehe... thấy PNH lủng lẳng cái máy ảnh tiến đến là bu tui chen ngang vào trước. Định hỏi ngài nghĩ gì về phụ nữ nhưng không kịp, tiếc quá

    Trả lờiXóa
  16. Bác Bu ơi, Bi chưa tìm thấy Ấm Bu Bi Huuuuuuuuuu....

    Trả lờiXóa
  17. Nghe nói ông đã tìm được loại ấm hai vòi, tui đang mừng đây hehehe

    Trả lờiXóa
  18. Ui cha, đến cái câu phỏng vấn hay nhất, độc đáo nhất thì bác lại quên. Chắc lúc ấy bác lại thấy một bóng hồng nào đó vừa lướt qua dưới cội bồ đề chăng?

    Trả lờiXóa
  19. Hihihi... bạn ngocyen54 nói cấm có sai, đêm lễ Phật đản sao lắm các em chân dài miên man thế không biết.

    Trả lờiXóa
  20. Hihi, đến câu hỏi này thì tôi lại may mắn hơn bác, chả là ngày hôm sau Phật đản tôi lại quay trở lại Niết bàn, may mắn vắng người, hành giả A nan đồng ý cho tôi được diện kiến Phật dăm phút. Tôi hỏi đúng câu bác quên hỏi Phật, không ngờ ngài trầm ngâm đến mấy thời khắc, cuối cùng ngài trả lời thế này, Ta nói thật, đấy chính là Niết bàn, nhưng cũng là 18 tầng địa ngục... Hichic!

    Trả lờiXóa
  21. Thấy bu tui mắt tròn mắt dẹt nhìn đám chân dài thì ngài nhắc khẻ "Con ơi, mấy cô chân dài kia là bó đuốc soi đường ...". Bu liên hệ ngay lời dạy của ngài "Mỗi người là một bó đuốc tự soi đường đến giác ngộ"
    Bu tui lễ phép, gần như cắt ngang lời ngài, bạch thế tôn, con hiểu ý nghĩa bó đuốc của ngài dạy... Đức Phật khoát tay, ta chưa nói hết câu, đầy đủ là thế này " Mấy cô chân dài kia là bó đuốc soi đường cho đám mày râu đi thẳng xuống địa ngục".
    huhuhuhu!

    Trả lờiXóa
  22. "5- Danh-Sắc làm khởi sinh Lục nhập (sáu đối tượng của sáu giác quan)", trong Nhị thập nhân duyên mà "Đức Phật" đã "thuyết" với bác kể trên, nhân duyên thứ 5 Lục nhập (sáu đối tượng của sáu giác quan), mắt (màu sắc), tai (âm thanh), mũi (mùi hương), lưỡi (vị giác), xúc (cảm nhận thân thể), và Tâm (khái niệm, ý nghĩ). Tôi thấy có sách chép "Lục nhập: 5 giác quan và Ý thức", có lẽ chính xác hơn là sáu giác quan.

    Trả lờiXóa
  23. Rất vui vì có bạn đọc kỹ như PNH
    I- Sách Giáo trình Phật học của CHAN KHOON SAN (Malysia) ở trang 128 viết " Nếu không có danh sắc thì không có Sáu Cơ Sở Tiếp Xúc (Lục nhập)
    II- Từ điển Phật học (Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách) giải thích lục nhập tức là lục xứ. (dưới đây là định nghĩa lục xứ)
    - Tức là sáu đối tượng của sáu giác quan (Lục căn) như
    1- Sắc xứ, đối tượng của mắt
    2- Âm thanh, đối tượng của tai
    3- Hương, đối tượng của mũi
    4- Vị, đối tượng của lưỡi
    5- Xúc, cảm xúc, đối tượng của thân
    6- Tâm, pháp (Tâm pháp có thể là một ý nghĩ, một khái niệm), đối tượng của ý. Trong mười hai nhân duyên sáu xứ chính là yếu tố thứ 5-lục nhập- chúng là đối tượng cảm nhận của người vừa sinh ra (Danh sắc) chúng làm cho con người có xúc (Sparsa) với thế giới bên ngoài


    Tôi rất lưu ý cụm từ "sáu đối tượng của sáu giác quan" chứ không phải chính là sáu giác quan

    Trả lờiXóa
  24. "Tôi rất lưu ý cụm từ "sáu đối tượng của sáu giác quan" chứ không phải chính là sáu giác quan", tôi cũng có tham khảo từ điển Phật học của nhóm tác giả Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu (Cty sách Thời đại & NXB Thời đại tái bản lần thứ nhất năm 2006), thấy ghi chép như bác đã trích dẫn, tuy nhiên chính thức thì con người chỉ có 5 giác quan là mắt, mũi, tai, lưỡi và thân, trong quyển Đức Phật đã dạy những gì của Đại sư người Srilanca viết (Thích nữ Trí Hải dịch, NXB Tôn giáo xuất bản năm 2000), chú giải Lục nhập (Lục căn) gồm 5 giác quan và Ý thức có lẽ chính xác hơn, tôi dùng chữ "chính xác hơn" chứ không nói nhóm TG trên là sai, đôi khi người ta vẫn coi cảm nhận của Tâm thức là giác quan thứ 6.

    Trả lờiXóa
  25. Anh Bu đứng dưới chữ Phật và dưới tượng Tổ Đạt Lai Lạt Ma hèn chi nằm mơ thấy Đức Phật là đúng rồi.. giá như...!!!

    Trả lờiXóa
  26. 1- Trong trang 124 sách Đức Phật đã dạy những gì của WAPOLA RAHULA. Trí Hải dịch, HT Thích Minh Châu giới thiệu, ở mục 4 ghi
    Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nâmrùpapaccayà salàyatanam)
    2- Cụm từ "5 giác quan và ý thức" (nằm trong ngoặc đơn, để giải thích lục nhập) tức là 4 cái cụ thể và 1 cái trừu tượng
    3- Khi giải thích lục nhập (cũng là lục xứ) thì Từ Điển Chân Nguyên Nguyễn Tường Bách viết: "lục xứ" tức là sáu đối tượng của sáu giác quan.
    4- Đối chiếu mục (1) và mục (3) thì hóa ra: 5 giác quan và ý tức cũng là sáu giác quan. thực là không ổn. Đúng ra mục (3) phải viết: "Lục xứ" tức là 5 giác quan và ý thức.
    Tôi có 3 loại Từ điển: Chân Nguyên NTB, Đoàn Trung Còn, Phật Quang đại từ điển, nó cứ cứ như ba con gà trống thích thoảng cao hứng đá nhau. Các sách viết về Phật giáo đôi khi cũng vậy....

    Trả lờiXóa
  27. ...Giá như.....

    Người khôn chỉ nói nữa chừng
    Để cho người dại nữa mừng nữa lo

    huhuhu.

    Trả lờiXóa
  28. Hôm nào anh Bu mà còn có dịp phỏng vấn đức Phật nữa thì cho M gửi vài câu hỏi sau nhé! Mà nếu anh đã hỏi và đã biết rồi nhưng chưa đưa vào entry này thì anh trả lời hộ luôn nhé!
    Vì sao trong hội chúng, đức Phật nói rằng trong suốt 49 năm qua Đức Phật chẳng nói gì?
    Vì sao trong kinh sách lại đưa việc đức Phật thuyết giảng kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số kinh sách khác vào thời kỳ ngài còn tại thế, để người đời bây giờ đọc cảm thấy có tí huyển hoặc...
    Ngay trong kinh A Di Đà nơi thế giới cực lạc sẽ không có nữ giới, vậy giả sử là chúng ta có cõi Cực Lạc hay cõi thiên đàng thì hơn 50% nữ giới (giả sử đều là những bậc thiện nữ) khi vãng sanh sẽ đi về đâu ??

    Trả lờiXóa
  29. Biết huhuhuuuuu thì nào phải là người dại đâu...Hahahaaaaaaaaaaaa!

    Trả lờiXóa
  30. Được bạn vào đọc và đặt câu hỏi là vui rồi cho nên dù khó mấy cũng trả lời. Biết nói chuyện Phật Pháp với bạn là liều, nhưng một liều ba bảy cũng liều, chứ biết làm sao
    Bạn cứ đợi đấy nhé
    Hehehe

    Trả lờiXóa
  31. Không dám! Không dám! Trưởng Lão quá lời, trước uyên bác của Trưởng Lão, lão bà này chỉ xin kính cẩn lắng nghe..

    Vì Bà Lão cũng chỉ bập bõm đọc vài trang kinh Phật, đọc bài "A Di Đà ông là ai" và đọc bài này của Trưởng Lão, chợt tủi cho phận đàn bà, nên lại ghé vào đây ngỏ vài giòng, mong Trưởng Lão giảng bình cho bà lão này hoắt được đại ngộ mà mau thoát khỏi u minh, không phiền não trước cuộc đời đầy rẫy những bất trắc trong lúc còn tại thế, và nhẹ nhàng khi bước vào vòng tử sinh..

    Vậy thì bây giờ bà lão đi chơi đây, khi nào về sẽ đọc thuyết giáo của Trường Lão nhé! hihiiiiiii

    Trả lờiXóa
  32. "4- Đối chiếu mục (1) và mục (3) thì hóa ra: 5 giác quan và ý tức cũng là sáu giác quan. thực là không ổn. Đúng ra mục (3) phải viết: "Lục xứ" tức là 5 giác quan và ý thức.
    Tôi có 3 loại Từ điển: Chân Nguyên NTB, Đoàn Trung Còn, Phật Quang đại từ điển, nó cứ cứ như ba con gà trống thích thoảng cao hứng đá nhau. Các sách viết về Phật giáo đôi khi cũng vậy...."
    Boi vay lac vao kinh sach PG nhu toi van thuong nhan xet, nhu lac vao mot dam rung ram, qua nhieu kinh sach, qua nhieu luan, nhu vao mot dam rung ram, toi muon tim hieu cai gi thuong phai tim kiem tu nhieu nguon, doi chieu, so sanh... doi khi kha mat thoi gio... Nhung ma nhu vay cung co cai ly thu, ta se hieu duoc nhieu hon... :-))

    Trả lờiXóa
  33. Đúng là càng trao đổi càng sáng tỏ ra nhiều điều
    Lạc vào rừng rậm thật ngán ngẫm nhưng đôi khi vẫn hái được một bông hoa hoặc gặp một nàng tiên đang ngủ hihihi

    Trả lờiXóa
  34. @huynhtran, "•Ngay trong kinh A Di Đà nơi thế giới cực lạc sẽ không có nữ giới, vậy giả sử là chúng ta có cõi Cực Lạc hay cõi thiên đàng thì hơn 50% nữ giới (giả sử đều là những bậc thiện nữ) khi vãng sanh sẽ đi về đâu ??".
    Hihi, nếu những nơi đó mà không có nữ giới thì thiệt tình tôi chẳng hề muốn đến đâu chị M.Nói chơi vậy thôi chứ, câu hỏi này về lẽ đạo để dành cho bác Bu giả nhời cho chị M., còn về lẽ đời thì tôi thì tôi xin mạn phép bàn cùng với chị M.ở nhà bác Bu chút thêm xôm tụ.
    Như chúng ta đã biết, kinh sách PG ra đời đã lâu lắm, đơn vị phải tính từ ngàn năm có lẻ, nguyên tắc là phát xuất từ Ấn Độ trong giới tăng lữ (tuy những kinh sách đuợc cho là lời giảng lúc Phật còn tại thế, nhưng thật sự sách vở chép vậy thì biết vậy, chẳng sao kiểm chứng đuợc là có đúng do Phật thuyết hay không? Mà dẫu cho có đúng là Phật thuyết, thì với xã hội lúc ngài đang sống cách nay đến hơn hai ngàn năm trăm năm, khó lòng ngài có những suy nghĩ "thoáng" trong chuyện bình đẳng giới cho đuợc), sau đó kinh sách đuợc truyền đi tứ xứ, trong đó quan trọng nhất là Trung Hoa, bởi họ đã dịch rất nhiều kinh Phật sang tiếng Hoa, rồi từ tiếng Hoa lại đuợc chuyển sang tiếng nuớc khác trong đó có VN. Từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay, những xứ sở Á đông như Ấn Độ, Trung Hoa... có một tập quán là trọng nam khinh nữ, điều này thể hiện rất rõ trong xã hội, do đó cũng đã ảnh huởng nặng nề cả trong những kinh sách PG.
    Giới luật, giáo luật PG đến bây giờ vẫn còn xếp tăng ni sau hàng tăng nam, thậm chí bên hệ phái Tiểu thừa chúng ta không hế thấy tăng ni, bởi nguời nữ có đi tu cũng không đuợc coi trọng và không đuợc mặc áo cà sa màu vàng như các Tỳ kheo.
    Cho nên trên cõi Cực lạc không có nữ giới là lẽ bình thuờng, duy có kinh Duợc sư, thì cho là trên cõi Lưu ly Duợc sư thì không có giới tính nam nữ, có thể chỉ gồm những... Rô bốt,hay chỉ là những bức tuợng bằng ngọc lưu ly chăng?

    Trả lờiXóa
  35. Đức Phật lướt qua trang blog này rồi bất chợt ngài thở dài, chúng sinh còn nhiều câu hỏi quá, và hình như họ thích làm rối hơn cái các học trò của ngài vốn đã làm rối tung lên. Biết thế, ngài dành thời gian, viết ra rõ ràng ý mình, trong vài ba tập sách thì có lẽ bây giờ chúng sinh biết rõ ý ngài hơn chăng...
    Ngài nhắn lại rằng, vô số kinh sách nhưng thực ra Niết Bàn ngay trong tay các ngươi, cứ coi đó là Niết Bàn thì sẽ thấy an lạc, nếu thấy chân dài thì cứ coi đó như bạn nam mà vô tư, hoan hỷ đừng lo lắng, canh chừng thì vạn cảnh giai không, quên hết sầu não... Ngài nói rồi nhắm mắt, tủm tỉm cười. Hình như thế các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  36. Sang nhà bạn xem ảnh CTD mới khẳng định thêm Niết bàn ngay trên cõi ta bà này chứ không đi đâu xa ...hehehe...

    Trả lờiXóa
  37. Toro va anh Bu noi dung, chung ta chang can tim o dau xa ca, no o trong ta, o rat gan.. Nhung van phai tra loi nhung cau M hoi do nhe anh Bu oi!! Hihiii

    Trả lờiXóa
  38. Người đời có câu:
    Quân tử nhất ngôn là quân tử dại
    Quân tử nói lại là quân tử khôn


    Bu chịu dại chút xíu cũng được hihihi

    Trả lờiXóa
  39. Khôn nơi cờ bạc là khôn dại/ Dại chốn Mul ty ấy dại khôn...
    Theo Phật rồi khôn dại chi nữa bác ơi. Bác Bu cứ coi bác M như bạn trai, vô tư đi nhé... he he...

    Trả lờiXóa
  40. Huhuuuu chua buoc vao Cuc Lac Quoc da bi xem la Dan Ong roi ....

    Trả lờiXóa
  41. Chuyến đi phỏng vấn Đức Phật Thích Ca của anh Bu thiệt hay, hay nhất là phần cuối khi chị đến lau anh Bu dậy.
    Sau đó thì phải nói là quá xá hay với những phần trao đổi của các anh chị.
    Thiệt tình mà nói khi vào nhà anh Bu đọc entrry là Lan phải đọc từ từ, chầm chậm, nhiều khi vào đọc nhiều lần mới comment được.
    Nhiều khi em thấy mình có cái hay riêng là không biết gì hết nên chỉ cần nghe các anh chị nói chuyện với nhau để thấu được chút nào hay chút nấy là đủ rồi, sau đó là nhắm mắt ngủ thư thả mà không bận lòng điều gì cả. (Cái câu này là để ngụy biện cái chuyện lười học hỏi của em đó mà. :D)

    Trả lờiXóa
  42. Bu quan niệm blog là thứ để chơi cho vui và cũng để học hỏi nhau. Những gì bu viết ra mà làm cho bạn hiểu thêm ra điều gì là bu vui lắm
    Còn một loạt bài nói về Phật giáo mời bạn sang đọc nhé.

    Trả lờiXóa
  43. Em rất thích đọc các entrry cùng những comment trong blog của anh Bu cho nên anh Bu cứ viết nhiều entrry vào nha. :)

    Trả lờiXóa
  44. Ừa, chị M thì cứ coi bác Bu như bạn gái nhé... Phật nói không có nữ nhân là vô chấp về giới đấy thôi.

    Trả lờiXóa
  45. Càng đọc càng rối trí, càng nghiên cứu sâu càng như "lớp vỡ lòng", vậy mà chú Bu lại khuyên cháu nghiên cứu đạo Phật.
    Cháu đọc bài của chú và còm của anh Hiệp, chị TTM, anh Toro mà cháu không hiểu cái gì hết.

    Trả lờiXóa
  46. Coi như bạn gái là kiến chấp rồi

    Trả lờiXóa
  47. Cháu chỉ nên đọc reply của chú với gió heo may là đủ QA à

    Trả lờiXóa
  48. Sao lại Đức Phật ngộ độc thực phẩm vậy chú?

    Trả lờiXóa
  49. Cháu chịu khó đọc đoạn sau cùng, chú có nói khá kỹ

    Trả lờiXóa
  50. Phật Thích ca được dâng một bát canh nấm và cụ ngộ độc thực phẩm, ít ngày sau thì nhập Niết bàn... Tudinhhuong ăn uống, sinh hoạt cẩn thận nhé!!

    Trả lờiXóa
  51. THÓI QUEN HƠN KHOA HỌC

    Em vào đọc bài viết của Bác quá hay, sâu sắc và uyên bác. Những cảm nhận soi sáng nhiều góc nhìn.. Xin chép tặng ba1c Bu và mọi người một giấc mơ khác:

    Ông vua xe hơi Henry Ford sau khi chết được lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng có Thánh Peter chờ sẵn để đón ông.

    Vừa gặp Ford, Thánh Peter bảo ông:
    - Hồi còn sống, ngươi đã sáng chế ra phương pháp làm việc dây chuyền trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi, phương pháp đó đã làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi được một ân huệ là có thể đàm đạo với bất cứ ai ở thiên đàng này.
    Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng Đế. Thánh Peter bèn dẫn ông đi. Vừa gặp Thượng Đế, Ford liền hỏi ngay:
    - Thưa Ngài, lúc chế tạo ra đàn bà, ngài đã nghĩ gì?

    Thượng Đế nghe xong bèn hỏi lại:
    - Ngươi hỏi như vậy là có ý gì?

    Ford liền trả lời:
    - Trong sáng chế của ngài có quá nhiều sơ sót, trong đó ít nhất có 8 khiếm khuyết nghiêm trọng:
    * Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra.
    * Máy thường kêu to khi chạy nhanh.
    * Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao.
    * Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới.
    * Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được.
    * Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau.
    * Đèn trước thì quá nhỏ.
    * Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều khủng khiếp.

    Thượng Đế nghe xong liền bảo:
    - Ngươi đợi một lát để ta xem lại bản thiết kế.

    Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư trên thiên đàng đến để xem lại quá trình sản xuất đàn bà của mình dưới ánh sáng những phê phán của Henry Ford. Sau một thời gian nghiên cứu, hội đồng kỹ sư Thiên Đàng đã trình lên Thượng Đế bản báo cáo tổng hợp.

    Xem xong, ngài bèn phán rằng:
    - Những lời ngươi vừa nói là hoàn toàn đúng, bằng sáng chế của ta thật có nhiều sai sót. Nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả thị phần của ta lại rất cao: Có gần như 100% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ có chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của nhà ngươi.

    Vua xe hơi giật mình thấy lời Thượng Đế sao mà quá đúng. Hoá ra thói quen tiêu dùng có sức mạnh lớn hơn lôgic khoa học rất nhiều lần. Và trong thế kỷ 21 này điều đó chưa dễ gì khắc phục!

    Trả lờiXóa
  52. Hay lắm, bu sẽ xin phép đưa làm một ẻn mới Hoàng Kim nhé

    Trả lờiXóa
  53. Em cảm ơn anh Toro đã khuyên nhủ ạ!

    Trả lờiXóa