Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

CHỈ TẠI CÁI ĐUÔI !


Cảnh Tây Hồ 


NgườiTây Hồ


Bu và bút tích vua Càn Long "Hoa cảng quan ngư" 

(ở Tây Hồ , Hàng Châu)



Catulaho là bạn ảo của bu từ thời Zàhu 360. Zàhu sập tiệm “Người Cà Tu làng Ho” cũng bỏ cuộc luôn. Mới đây  nàng meo cho bu hỏi “Em có đọc bài “Hầu chuyện thầy Thích Trí Giải về chữ nhẫn” của anh nên có biết sơ sơ về bộ trong chữ Hán. Những từ như: chước  (đốt), tai (cháy nhà), xuy (thổi nấu), viêm (bốc cháy) đều có bộ hỏa thì không còn gì để bàn. Đằng này con chim yến, khi viết về nó cũng có bộ hỏa thì lạ, nhờ anh giải thích hộ cho”.

 

***

 

1- Câu hỏi của bạn làm bu nhớ hôm đi loanh quanh trên  bờ Tây Hồ ở Hàng Châu (Trung quốc) thấy người ta xúm xít quanh một tấm bia. Người nào cũng cố chen vào để sờ cho được bốn chữ Hán màu đỏ trên bia, không sờ đủ bốn chữ thì chí ít cũng sờ cho được chữ dưới cùng. Đấy là chữ  ngư (, cá). Người thuyết minh tấm bia cho hay, sinh thời vua Càn Long (1711- 1799)  tự tay viết 10 bài giới thiệu cảnh đẹp Tây hồ, gọi là “Tây hồ thập cảnh”, chẳng hạn như:  三 潭 印 月 (tam đàm ấn nguyệt) Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng, (đoạn kiều tàn tuyết) Tuyết còn sót lại trên cầu gãy,   峰 插 (Song phong sáp vân) Hai ngọn núi đâm vào mây…Và câu mà mọi người đang háo hức sờ vào là  花 港 觀 魚 (hoa cảng quan ngư) Xem cá ao hoa.

     Có chuyện kể, vua Càn Long viết xong ba chữ  花 港 觀 (hoa cảng quan) thì nắn nót viết chữ ngư (魚) nhưng mới hạ bút điểm được hai chấm trong số bốn chấm của bộ hỏa ( )(1) thì ông nổi cáu to tiếng hỏi đám quần thần: Tại sao cá ở dưới nước mà lại có bộ hỏa?  thế là cá bị nướng hết sao? Phi lý!  Vậy là chữ ngư (魚) khắc trên bia ngày nay bộ hỏa chỉ có hai chấm thay vì  bốn chấm, kích thích sự tò mò của mọi người.  Bu chờ cho vãn người, cũng sờ tay vào chữ ngư “què” ấy và nhờ ông bạn BOBI chụp cho một tấm ảnh làm kỷ niệm như các bạn đã thấy.

 

2- Hihihi…thắc mắc của vua Càn Long được khắc bia để đời, còn thắc mắc của catulaho về bộ hỏa của chim yến thì chỉ meo cho bu hầu chuyện chơi. Thế cũng thú vị lắm chứ sao.

Nói ngắn gọn là chữ ngư (, ) và chữ yến (, chim) đều là chữ tượng hình có từ đời nhà Thương (khắc trên xương thú cách nay khoảng 3700 năm) gọi là chữ giáp cốt. Hình vẽ cá và chim trong giáp cốt văn có đuôi là hai mũi nhọn tòe ra y như thật (xem hình và click đúp nhìn cho rõ) sang thời kim văn, tiểu triện, đuôi vẫn còn. Đến đầu đời Hán (203tcn-220scn) chữ lệ thư xuất hiện, các nhà cải cách thấy cái đuôi lòng thòng quá bèn thay nó bằng bốn chấm () Có thể ngẩu nghiên chăng, bốn chấm ấy trùng với bộ hỏa, thế là cá bơi dưới nước, chim yến bay trên trời bị mang bộ hỏa.  Đến như các chữ (hùng, con gấu) (mã, con ngựa) (ô, con quạ) cũng có bộ hỏa ( ) chung quy chỉ tại… cái đuôi!!

 ***

 (1) Thực ra hỏa trong bộ ngư không thể gọi là bộ. Bu tạm nói theo người thuyết minh cho dễ diễn đạt. Vì tra bộ hỏa sẽ không có được chữ ngư. Bản thân chữ ngư là một bộ. 


Nguồn gốc chữ ngư

Nguồn gốc chữ Yến

54 nhận xét:

  1. Hiii, ôi cái đuôi bị cắt thế là thành cắt đuôi.

    Trả lờiXóa
  2. Chú lại nghĩ quá đơn giản cháu à

    Trả lờiXóa
  3. Cháu thì không nghĩ đơn giản, bởi trong cách nghĩ của họ đã quá phức tạp rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Vì thế, không nên cố chấp vào những nguyên tắc, nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ và chữ Hán là một sinh ngữ, liên tục được phát triển qua nhiều thời kỳ nên rất đa dạng... Nói vậy được không bác Bu?!

    Trả lờiXóa
  5. Chú đã cố đơn giản cho mọi người hiểu được.
    Mà đơn gian hóa một vấn đề phức tạp là khó lắm thay

    Trả lờiXóa
  6. Nhà Luật học nói vậy là quá được

    Trả lờiXóa
  7. Mọi người đang chờ bạn với những ý kiến mới mẽ đây,

    Trả lờiXóa
  8. Cháu không nói chú là đơn giản hay phức tạp mà cái chữ của họ phức tạp đó ạ.

    Trả lờiXóa
  9. Chú biết cháu đang nói cái chữ của họ phức tạp, chứ chú không phức tạp hihihi.
    - Bộ trong chữ Hán như chữ thị để chỉ nữ, hể ai có chữ thị là nữ, chứ văn là nam
    - Bộ hỏa để chỉ cái gì thuộc về lửa, nóng, cháy, nổ, thiêu, đố, rang, nấu...
    - bộ thủy để chỉ cái gì thuộc nước như trà, chảy, bốc hơi, sương, tuyết..
    Nhưng trớ trêu thay: Ngựa, cá, gấu, chim ...lại có bộ hỏa? Tại sao vậy? Vì tên các con vật kia là chữ tượng hình, ban đầu người ta vẽ nó lên rồi giản ước dần (xem ảnh minh họa). Riêng cái đuôi người ta giản ước bằng 4 chấm, mà 4 chấm ây lại là bộ hỏa từ đó các con vật kia mang bộ hỏa
    Chú nói thế là cực đơn giản một vấn đề phức tạp rồi

    Trả lờiXóa
  10. Ôi, giờ mới thấy...lại bận rồi , tối vào đọc anh Bu ơi !

    Trả lờiXóa
  11. Vậy mà anh Bu vẫn đơn giản được nhiều vấn đề phức tạp để những người như ít kiến thức như em hiểu được là quá hay lắm rồi. :)
    Chỉ vì 4 dấu chấm thay cái đuôi mà ra vậy, cho nên không phải cái gì được thay thế là có thể nói đúng điều muốn nói, anh Bu ha.

    Trả lờiXóa
  12. Chính con người lại đem cái phức tạp đo cái đơn giản.

    Trả lờiXóa
  13. Chờ bạn gió có ý kiến đây

    Trả lờiXóa
  14. Cái còm của bạn quá hay, cảm ơn nhiều nhiều
    bu trả lời Catulaho bằng một câu chuyện vui vui nhưng tựu trung nói lên nhiều thứ:
    - Một ông vua không hiểu nỗi cấu tạo chữ nước mình vậy mà nay sự kém hiểu ấy lại là một diểm du lịch
    - Người làm chữ thời xưa tùy tiện, không có thuyết mình gì cho hậu thế hay
    - Cái được thay là quy ước, nó không nói hết nôi dung cái nó thay

    Trả lờiXóa
  15. Cuốn sách có hình vẽ mà bác Bu trích dẫn chữ Ngư và chữ Yến rất hay, theo đó nguồn gốc 4 chấm ấy không liên quan gì đến bộ Hỏa cả, bởi vì đơn giản nó là biến thể của Cái đuôi (đuôi cá, đuôi chim yến...) trong chữ Tượng hình. Rất đơn giản khi có sách và được thêm bác Bu giải thích, còn ngược lại đến vua Tàu cũng còn nhầm lẫn :-))

    Trả lờiXóa
  16. Nghĩa của từ trong ngôn ngữ thì không bao giờ thay đổi nhưng chữ viết thay đổi cũng bình thường thôi, Gió nghĩ vậy , chữ viết của ta cũng thay đổi quá chừng luôn .Cứ xem mấy đứa trẻ dùng ngôn ngữ mạng viết ra xem ...có mà hết hồn, nhưng ý nghĩa chuyển tải thì đâu hề thay đổi ..
    Gió nhớ trong di chúc HCT viết Cách mệnh = Kách mệnh ...Nhìn thì khó chịu quá nhưng người ta vẫn chấp nhận đấy anh Bu. Và chắc tiếng Yến của chữ Hán cũng thay đổi theo kiểu vậy thôi.

    Tuy thế cái gì thay đổi hợp lý làm sáng , làm đẹp cho quốc ngữ thì điều đó có thể được chấp nhận ..còn nếu không thì cũng chẳng nên ..

    Từ chữ Yến và Ngư của tiếng Hán ...Gió chợt nghĩ đến chữ viết của tiếng Việt ta...nó cũng đáng bàn lắm anh Bu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  17. "Từ chữ Yến và Ngư của tiếng Hán ...Gió chợt nghĩ đến chữ viết của tiếng Việt ta...nó cũng đáng bàn lắm anh Bu nhỉ ?". Ngôn ngữ và chữ viết luôn biến đổi qua thời gian, cho đến khi đạt được độ hoàn chỉnh, hay được xã hội chấp nhận. Ở vào thời cụ Hồ còn trẻ thì người ta viết là Kách mệnh (chữ mệnh có lẽ do ky húy vì mạng là tên vua Minh Mạng, sinh mệnh = sinh mạng), cũng như tôi nhớ thuở nhỏ có một quyển kinh thánh của bà bác tôi mang từ Bắc vào, viết như thế này "Đức chúa blời, hoặc là Đức chúa lời", bây giờ là Đức chúa trời. Chữ trời người miền Bắc có nơi gọi là giời, ở chữ khác là bánh tro = bánh gio (bánh ú ngày 5/5), chữ khác là cỏ tranh = cỏ gianh...
    Ngôn ngữ dùng riết thành quen, vì có chữ Cách viết C ở đầu và dùng quen nên ta mới thấy chữ Kách viết K ở đầu là khó chịu, có khi mới có chữ Cách thì những người quen chữ Kách cũng cảm thấy khó chịu như thế :-))

    Trả lờiXóa
  18. Vâng, chắc do thói quen . Bây giờ Gió cũng hay dùng chữ Giời ..:))

    Trả lờiXóa
  19. Anh Bu giải thích thật dễ hiểu và hợp lý !

    Trả lờiXóa
  20. M xin gửi vào đây biểu thứ Nhất:
    Là bộ chữ Hán mà M lấy ở tự điển Thiều Chửu:

    Trả lờiXóa
  21. Biểu thứ hai là bộ Hỏa 灬
    Ví dụ:
    Nếu bộ Hỏa kết hợp với các chữ có 12 nét sẽ gồm các chữ sau (trong đó có chữ Yến):

    Trả lờiXóa
  22. Như vậy, từ biểu thứ 1 ta thấy nếu xét theo bộ chữ :
    1 nét : gồm 6 bộ
    2 nét : gồm 23 bộ
    3 nét : gồm 31 bộ
    4 nét : gồm 34 bộ
    5 nét : gồm 23 bộ
    6 nét : gồm 29 bộ
    7 nét : gồm 20 bộ
    8 nét : gồm 9 bộ
    9 nét : gồm 11 bộ
    10 nét : gồm 8 bộ
    11 nét : gồm 6 bộ
    12 nét : gồm 4 bộ
    13 nét : gồm 4 bộ
    14 nét : gồm 2 bộ
    15 nét : gồm 1 bộ
    16 nét : gồm 2 bộ
    17 nét : gồm 1 bộ
    Cộng 214 bộ.
    Như vậy chữ Ngư vừa là một từ thì có nghĩa là Cá (Ngư), vừa là bộ chữ gồm 11 nét. Bộ chữ này có thể ghép ở bên trái hoặc ở bên trên hoặc ở bên dưới với các từ khác để ra một nghĩa khác nhau.

    Ví dụ: kết hợp với những chữ có 13 nét thì như sau:

    鱣: chiên
    鱠: quái, khoái
    鳢: lễ
    鳣: chiên
    鱧: lễ
    鱟: hấu

    Trả lờiXóa
  23. Như vậy, theo hai chữ: Ngư 魚 và chữ Yến 燕 mà anh Bu và cô bạn đưa ra thì hai chữ đều có cái đuôi giống nhau: Nhưng chỉ có chữ Yến là có bộ hỏa , Còn chữ Ngư là một từ độc lập.

    Vì tìm trong bộ Hỏa 灬 thì chúng ta không tìm được từ Ngư, mà chữ Ngư chỉ là cái đuôi (anh Bu gọi là nó là cái đuôi) được người đời xưa do tiện tay mà sửa tới sửa lui từ cái đuôi thành bộ bốn nét mà ta gọi là bộ hỏa, nhưng thực chất nó không phải là bộ hỏa, mà nó là một từ độc lập và bản thân nó là một bộ chữ (biểu 2), mà khi kết hợp trên hoặc dưới... thành ra một từ với ngữ nghĩa khác nhau.

    Trả lờiXóa
  24. Viết xong thì nhìn lại dòng PS cuối cùng thì thấy anh Bu cũng đã xác nhận như M.

    Anh Bu ơi! Tại M đang bị quáng, đọc từ trên xuống dưới xong lại ngừng, chưa kịp xem dòng chữ nhỏ ở cuối trang.. hihiiiii

    Trả lờiXóa
  25. Tuy nhiên khi đọc cái tiêu đề : "Chỉ tại cái đuôi" và câu kết ".. chung qui cũng tại cái đuôi.".. thì làm M lại nhớ tới câu chuyện đùa đâu môi của nam thanh nữ tú thường tự hào rắng: "Ôi! ngày xưa bạn gái (bạn trai) theo tớ thì phải nói là xếp hàng sau lưng tớ là cả cái đuôi dài dằng dặc..."

    Cho nên M tưởng anh Bu đang hồi tưởng tới những cái đuôi dài dằng dặc ngày xưa chứ hihiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  26. @huynhtran, cám ơn chị M. đã trích ra đây những bảng chi tiết của chữ Hán để tôi có thể hiểu thêm vài điều. Bác Bu và chị M. thì rành rồi, may ra bạn Gió và tôi có học qua chữ hán sẽ biết được chút chút, còn các bạn khác chắc... bù trất, hihi!

    Trả lờiXóa
  27. Thật tình mà nói, em vốn không nhiều chữ nghĩa lại không hiểu biết nhiều nên rất ngại ghé nhà những ai uyên thâm quá, nhiều khi lỡ vô tình ghé nhầm thì cũng lẵng lặng đi ra (chữ lẵng lặng này em tìm trên Google thì có nơi là dấu hỏi, có chổ là dấu ngã nhưng em cứ nhớ hồi xưa viết dẫu ngã nên viết vào đây luôn. Hihi). Riêng nhà anh Bu thì khác, em thấy dù em thế nào cũng không bị anh Bu phân biệt đối xử mà rất chân tình trong mỗi câu comment trả lời. Hồi em học tiểu học, em có nhớ một bác hàng xóm bảo rằng "Người càng cao tuổi thì càng nhiều kinh nghiệm sống và biết cách đối nhân xử thế, người càng học rộng thì càng đắc nhân tâm trong từng lời ăn tiếng nói làm gương cho hậu bối, lấy cái chữ mình biết làm đạo nghĩa cho kẻ vô thức. Chứ kẻ cho mình lớn cứ ngẩng mặt lên trời mà đi không nương cây cỏ ven đường, người học rộng lại tự mãn coi thường người ít học, thì đó chưa hiểu biết hết những chữ nghĩa mà mình đã học". Và em thấy anh Bu đã có được những điều mà bác hàng xóm ngày xưa nói với em, đó là lý do em thường xuyên vào nhà anh Bu nói những câu thật lòng của mình. Cám ơn anh Bu đã cho em thấy cái hay của người có nhiều trải nghiệm cuộc sống và học rộng hiểu cao nha. :)
    Em chúc anh chị luôn nhiều sức khỏe và niềm vui cùng con cháu.
    Mong anh Bu có nhiều entrry thật giản đơn cho những vấn đề phức tạp để những người ít kiến thức như em vẫn có thể lãnh hội được những cái hay về những điều cao thâm trong chữ Hán nói riêng và trong những lĩnh vực khác nói chung. :)

    Trả lờiXóa
  28. @lanvuive, "(chữ lẵng lặng này em tìm trên Google thì có nơi là dấu hỏi, có chổ là dấu ngã", chữ "lẳng lặng" chắc chắn là dấu hỏi ở chữ LẲNG cô Lan, người miền Nam hay viết sai chính tả ở dấu hỏi, ngã, chẳng hạn "sửa Honda" thành "sữa Honda", "tỏ tường" thành "tõ tường"...

    Trả lờiXóa
  29. Em là chúa hay sai chính tả về dấu hỏi và ngã nên hồi sáng lên hỏi Bác Google cho chắc ăn ai dè dấu nào cũng có ý nghĩa như nhau nên đành viết theo trí nhớ hồi đó thôi hà. Bây giờ nhìn chữ "Lẳng lặng" của anh Hiệp thì thấy đúng hơn. Hì hì.

    Trả lờiXóa
  30. @lanvuive", bởi thế tìm gì trên Google cũng là "con dao hai lưỡi", nó cho ra tất cả những gì "thiên hạ đã viết về điều mình muốn tìm" bất luận đúng hay sai. Thường mình phải "thẩm định" lại... :-)))

    Trả lờiXóa
  31. Hồi trước nhà em có cuốn "Từ Điển tiếng Việt" khá lớn, em mua về là do biết mình có nhiều lỗ hỏng trong Tiếng Việt, muốn coi là rinh xuống nặng 2 tay luôn đó nhưng khi dọn nhà có 1 bạn nhỏ thấy thích xin làm kỷ niệm nên em tặng, định hôm nào tìm mua lại mà vẫn không thấy có cuốn đó nữa. :)

    Trả lờiXóa
  32. Cũng nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt khá khá để trong nhà ha cô Lan, còn không trên mạng cũng có từ điển online đủ hết mọi thứ tiếng, cũng có thể vào xem được :-))

    Trả lờiXóa
  33. Em thích có cuốn từ điển Tiếng Việt trong nhà lắm, có điều lần nào đi kiếm cũng thấy nhỏ xíu hà, hồi đó em mua quyển từ điển Tiếng Việt cho em và quyển từ điển Việt-Anh cho Cốm hết 1 chỉ vàng mà em mừng quá trời luôn. Bây giờ rẻ hơn rồi nhưng khó kiếm quyển giống của em mua lúc trước.
    Chắc sau này em coi đở từ điển online quá!

    Trả lờiXóa
  34. Nói thật tình bu tui hơi ngạc nhiên khi đọc một loạt còm vô cùng hoành tráng của bạn. Đến khi đọc cài còm này mới hiểu ra rằng bạn chưa đọc PS của bu.
    Viết PS là đề phòng có người phản biện
    Mới hay cảnh giác cao là cần thiết
    Và đọc kỹ văn bản đối với bạn, hoặc đối với bu (và với bất cứ ai) là điều rất cần thiết

    Trả lờiXóa
  35. Điều đó chứng tỏ khi áp đặt suy nghĩ của mình vào cho người khác không phải lúc nào cũng đúng

    Trả lờiXóa
  36. Anh Bu ơi! Biết đâu đấy!!
    Có khi cũng tại cái đuôi thật.

    Trả lờiXóa
  37. Vâng, thật ra trong một entry, đối với người viết đó là cả một tâm huyết, cho nên khi viết ra thì cũng mong có bạn cùng tâm huyết vào cùng xem, có phản biện cũng được, đồng tình cũng được, tối thiếu cũng vài chữ để chia sẻ với nhau. Nếu thấy bạn của mình thiếu xót và đã nhận thiếu xót thì cũng vui phải không hở anh Bu?

    Trả lờiXóa
  38. Bạn PNH
    Bu đưa thêm vài cứ liệu để chúng ta suy gẫm thêm
    - Trong chữ Hán có bộ hỏa thì bộ này có khi là chữ hỏa (火 ) có khi là bốn chấm ( 灬) ví dụ : 炬 (cự = bó đuốc); 熱 (nhiệt = nóng)
    - Nguồn gốc chữ hỏa là một ngọn lửa thời giáp cốt văn, sang thời lệ thư nó vẫn là chữ hỏa chớ không phải bốn chấm (灬) xem ảnh minh họa ở dưới.
    - Trong khi đó thì chữ 熊 (hùng : gấu), 馬 (mã: ngựa), 鳥 (điểu:chim) trong chữ lệ thư có bộ hỏa 4 chấm (灬) do biến thể cái đuôi
    Vậy thì bốn chấm do việc giản hóa khi vẽ đuôi các con vật trên trong chữ lệ xẩy ra vào lúc nào thì bu tui đang thúc thủ, huhuhu




    Nguồn gốc chữ hỏa.

    Trả lờiXóa
  39. Chủ trương làm trong sáng tiếng Việt do thủ tướng Phạm Văn Đồng cổ xúy cách nay trên nửa thế kỷ nhưng xem ra không trong sáng ra mà còn tối sầm lại. Lý do là bộ môn tiếng Viêt trong học đường qua bao nhiêu lần cải cách không đổi mới được gì. Cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo, đạo đức xã hội xuống cấp... kéo theo sự suy thoái tiếng Việt. Ngôn ngữ blog của các bạn trẻ nhiều khi bu không hiểu họ nói gì. Những từ mới kiểu sến, hết sẩy, xin, ông bô, bà bô...ngày càng nhiều ra. Bạn nói đúng, tiếng Việt đang phát triển nhưng theo chiều hướng tiêu cực thì đã nhã tiền

    Trả lờiXóa
  40. Hehehe...do không đọc PS của bu nên bạn M trích dẫn ra nhiều biểu bảng...dầu sao có mà tham khảo thêm vẫn hơn không có gì... cảm ơn bạn M ở chỗ này đây

    Trả lờiXóa
  41. Hihihi bu tui không hơn gì bạn, hay sai dấu hỏi dấu ngã. Đôi khi viết xong nhờ cô con gái chấm chính tả, nó viết đúng 100%. Cháu bận công chuyện thì bu lôi Từ điển chính tả trong học bàn ra. Ngoài ra bu còn hai bộ từ điển Tiếng Việt trong đó có bộ Đại từ điển khá đầy đủ.

    Chữ lẳng lặng từ điển chính tả và từ điển tiếng Việt đều ghi là dấu hỏi.
    .

    Trả lờiXóa
  42. @bulukhin, rất cám ơn bác Bu đã trích dẫn và giải thích thêm. Nhân đây tôi cũng xin đưa ra thêm một chữ trong quyển sách học chữ Nho trước năm 75 may tôi còn giữ được, trong đó có chữ Hỏa nhưng không thuộc bộ Hỏa, đó là chữ THU (mùa thu). Chữ THU như ta đã biết gồm chữ HÒA là cây lúa và chữ HỎA là lửa ghép lại mà thành, xưa tôi học được giảng nghĩa mùa thu là mùa lúa chín, cho nên chữ THU mới gồm chữ HÒA và chữ HỎA ghép lại, và chữ THU thuộc bộ HÒA chứ không phải bộ HỎA. Cả 2 chữ đều chỉ ý (Hòa: cây lúa, HỎA: màu vàng của lúa chín). Tôi chụp lại trang sách dưới đây:

    Trả lờiXóa
  43. Cũng nhờ cách học giải nghĩa như thế mà mình dễ nhớ và nhớ rất lâu, hơn 40 năm vẫn chưa quên :-))

    Trả lờiXóa
  44. Bu quan niệm blog là thứ để chơi mà học, để học mà chơi.
    Mình hoc bạn và bạn nhận thông tin từ mình để thàm khảo
    Trên đời không ai tự phụ là mình giỏi moi thứ.
    Thầy Mạnh tử nói "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên" tức là: ba người đi với nhau tất trong đó có một người làm thầy mình được.
    .
    Bu cũng đang học ban lan nhiều thứ trong dó sự chân thành và mộc mạc.
    Không mộc mạc không thể làm đơn giản một vấn đề phức tạp được.

    Trả lờiXóa
  45. Bu nhất trí cao với bạn chữ thu (秋) có bộ hòa ( 火) đứng bên trái chữ hòa (禾 ) Bu cho rằng đây là chữ Hội ý vớ lý do::

    Ý thứ nhất là lúa (hòa= 禾), ý thứ hai là mặt trời nóng (hỏa=火 ,) hai ý này hợp làm làm lúa chín (trong mùa thu).(秋)

    Trả lờiXóa
  46. Bu nhất trí cao với bạn chữ thu (秋) có bộ hòa (禾 ) đứng bên trái chữ hòa (火 ) Đây là chữ Hội ý vì:

    Ý thứ nhất là lúa (hòa= 禾), ý thứ hai là mặt trời nóng (hỏa=火 ,) hai ý này hợp lại làm lúa chín (trong mùa thu).(秋)

    Trả lờiXóa
  47. Sẽ viết bài nói về hai chữ Phong Nha mời Andro đọc

    Trả lờiXóa
  48. Hay thật ! Cám ơn anh Bu và các bạn.

    Trả lờiXóa
  49. Thầy Hoàng kim có vẻ bận rộn nhỉ

    Trả lờiXóa