Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

CHUYỆN TRÒ VỚI CATUL VỀ ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ







Bu ở Học viện Phật học Đại Tòng Lâm, Bà Rịa.
(Tượng cao ở giữa là đức Phật A di đà, bên trái và bên phải ngài mỗi bên 24 tượng, tổng cộng 48 tượng, minh họa cho 48 lời nguyện của sa môn Pháp Tạng (khi chưa thành A di đà) với đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai, nói ở phụ lục 2)



Bạn CaTul một thời nhiệt thành với blog Yahoo 360, nay đã bỏ cuộc, mới đây nàng e-mail cho bu hỏi: “Anh bu à, em nghe nói xuất xứ ông Phật A di đà trong kinh Bi Hoa khác xuất xứ ông phật A Di Đà trong kinh Vô lượng thọ, mà hai kinh này đều do đức Phật Thích Ca thuyết giáo, có đúng như thế không. Nếu đúng như thế thật thì em nên tin vào ông A di đà của kinh nào. Và tại sao lại có chuyện kỳ vậy anh bu ơi ? Huhuhu !!”

***

Người đẹp CaTul à, điều bạn nghe nói là có thật, biết trả lời sao cho rạch ròi đây, bu tui chỉ e - mail cho bạn những gì mình đã đọc, nhằm giúp bạn tham khảo thêm. Để cho ngắn gọn, nhiều chỗ bu không trích nguyên văn kinh sách mà chỉ nói đại ý, bạn muốn biết kỹ hơn xin đọc nguyên văn kinh Bi hoa và kinh Vô lượng thọ.

A – SỰ KHÁC BIỆT XUẤT XỨ GIỮA PHẬT A DI ĐÀ TRONG KINH BI HOA VÀ PHẬT A DI ĐÀ TRONG KINH VÔ LƯỢNG THỌ.

I – SỰ TÍCH PHẬT A DI ĐÀ TRONG KINH BI HOA

Phần “Đại thí” trong kinh Bi Hoa cho biết, có một lúc, đức Phật Thích ca đã thuyết Pháp ở thành Vương Xá trên núi Kỳ Xà Quật (còn gọi là núi Linh thứu, núi Kên Kên) cho sáu mươi hai ngàn (62.000) La Hán, cùng bốn trăm bốn mươi vạn (4.400.000) Bồ Tát. Rằng, trong Hằng hà sa số kiếp (1) trước có một đại kiếp tên là Thiện Trì. Trong đại kiếp ấy có cõi Phật San Đề Lam và một vị vua tên là Vô Tránh Niệm làm chủ bốn cõi thiên hạ. Triều đình nhà vua có vị đại thần tên là Bảo Hải dòng dõi Phạm chí (2) sinh được một con trai với ba mươi hai tướng tốt, lớn lên xuất gia theo nghiệp tu hành, trở thành đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Ngày kia đức Phật Bảo Tạng đến khu rừng Diêm Phù (3) cách thành An Chu La không xa, mở Phật hội thuyết Pháp. Nghe tin đó vua Vô Tránh Niệm lấy làm hoan hỷ, liền cùng với một ngàn (1000) người con trai và tám mươi tư ngàn (84.000) vị tiểu vương rời thành An Chu La đến ngay khu rừng Diêm phù. Trong ba tháng ròng, vua cung kính lễ Phật, những người khác ngoài lễ Phật còn lễ các vị Thanh Văn (4). Sau một thời gian chứng kiến các nghi lễ trên, đại thần Bảo Hải tâu với vua Vô Tránh Niệm : Đại vương! Nay đại vương nên phát thệ nguyện, nhận lấy cõi Phật vi diệu. Nhà vua liền nghe theo và cung kính đến trước đức Phật BảoTạng: Bạch Thế tôn, nay con muốn được đạo Bồ đề…Vừa qua trong vòng bảy năm con đã ngồi yên tĩnh tư duy về số những cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm khác nhau…nay trước oai lực đức Bảo Tạng Như Lai con xin phát nguyện… (mời xem mười điều phát nguyện của vua Vô Tránh Niệm ở phụ lục 1)

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mười điều ấy thì khen: hay thay, hay thay. Đại vương phát nguyện sâu lớn, thực mong có một cõi thanh tịnh. Kìa! Đại vương, hãy nhìn về phương tây, cách trăm muôn ngàn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Tôn Thiên Vô Cấu…Một ngày kia, khi đức Phật Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai của cõi ấy nhập niết bàn thì đại vương! Lúc ấy ông sẽ thành Phật Vô Lượng Thọ Như Lai. Cũng là đức Phật A DI ĐÀ

II - SỰ TÍCH PHẬT A DI ĐÀ TRONG KINH VÔ LƯỢNG THỌ.

Quyển thượng của kinh Vô lượng thọ viết rằng, một thời, đức Phật Thích Ca trụ trong núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá cùng với một vạn hai nghìn (12.000) vị Đại Tỳ Khưu (5). Đức Thích Ca thuyết rằng, về đời xưa kia cách nay rất lâu xa, không thể tính bàn được là bao nhiêu kiếp có đến 50 vị Phật lần lượt diệt độ, đến vị Phật thứ 51 tên là Thế Tự Tại Vương Như Lai tiếp tục thuyết pháp cứu độ chúng sinh. Lúc ấy có một vị Quốc vương nghe Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp thì sanh lòng vui mừng, liền phát tâm Vô thượng bồ đề, lìa cõi nước, bỏ ngôi vua, xuất gia làm Sa môn hiệu là Pháp Tạng, tài cao trí dũng khác đời. Ngài Pháp Tạng đến chỗ đức Thế Tự Tại Như Lai cúi đầu lễ dưới chân, và đọc một bài kệ dài 69 câu ngợi ca đức Phật. Đức Thế Tự Tại biết Pháp Tạng là người cao minh, có chí nguyện sâu rộng liền nói kinh cho Pháp Tạng nghe. Nghe xong Pháp Tạng thấy rõ hết cõi nước trang nghiêm, thanh tịnh, liền khởi sanh ý nguyện thù thắng tuyệt vời, ngài bạch Phật rằng: Kính xin đức Thế Tôn rủ lòng thương, xét cho các điều nguyện lớn của con sau đây: (mời xem 48 điều phát nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng ở phụ lục 2). Kể từ đây Tỳ Kheo Pháp Tạng trở thành bậc Vô thượng Chánh giác và có tên là đức Phật Vô lượng thọ, cũng là đức Phật A di Đà.

III. TÓM TẮT VỀ SỰ KHÁC BIỆT

1- Sự giống nhau giữa kinh Bi Hoa và kinh Vô Lượng Thọ:
  • Cả hai kinh đều có mẫu câu “như thị ngã văn” (tôi nghe như vầy) được cho là do ông A nan thuật lại lời Phật thuyết.
  • Địa điểm thuyết giáo của đức Phật là núi Kỳ Xà Quật thành Vương Xá.

2- Sự khác nhau giữa kinh Bi Hoa và kinh Vô Lượng Thọ:
  • Số người nghe Phật thuyết ở kinh Bi Hoa là 62.000 vị La Hán và 4.400.000 vị Bồ Tát, trong khi ở Kinh Vô Lượng Thọ chỉ có 12.000 vị Đại Tỳ Khưu.
  • Ở kinh Bi Hoa người phát lời nguyện là vua Vô Tránh Niệm, trong khi ở kinh Vô Lượng Thọ người phát nguyện là Tỳ Kheo Pháp Tạng.
  • Vị Phật trong kinh Bi Hoa là Pháp Tạng Như Lai, trong khi vị Phật ở kinh Vô Lượng Thọ là Thế Tự Tại Vương Như Lai.
  • Ở kinh Bi Hoa vua Vô Tránh Niệm nguyện 10 điều (xem phụ lục 1) để thành Phật A Di Đà, thì ở kinh Vô Lượng Thọ ngài Pháp Tạng nguyện đến 48 điều (xem phụ lục 2)

B- KINH NÀO ĐÁNG TIN HƠN ?

Không biết khuyên bạn thế cho phải. Nếu bạn đang tu theo môn phái Tịnh độ thì nên tin vào đức độ Phật A Di Đà hơn là tin vào trích ngang lý lịch của ông ấy. Cũng như ta đi học, chỉ cần thầy giỏi, thương yêu học trò, chớ thầy người bắc, người trung, người nam, thậm chí người nước ngoài đi nữa thì có sao đâu. Nhà sư Thích Hữu Thiện ở chùa Phước Hưng (6) có nói: “Vua Vô Tránh Niệm, Tỳ kheo Pháp Tạng là hai hay một tiền thân Phật A Di Đà, cũng không cần đào sâu tìm biện chứng, bởi trí Phật không vướng bận danh tướng. Nếu ta tin đức Phật A Di Đà có thật, lại để cho tâm nhiễm ô bất tịnh, cũng không làm nên tích sự gì! Nếu người tin đức Phật A Di Đà là hình tượng biểu trưng cho chơn tánh rồi hạ thủ công phu tu niệm cho tâm vô nhiễm tương tự Phật trí sẽ được nhiều phúc lạc và ảnh hưởng đến xã hội”.

C - TẠI SAO LẠI CÓ SỰ KHÁC NHAU NHƯ VẬY.

1- Theo sách “Đức Phật lịch sử “ của H.W. SCHUMANN thì
sau khi đức Phật tịch diệt khoảng 383 năm (đầu TK thứ nhất TCN) những lời thuyết giảng của Ngài mới được chư Tỳ kheo ghi lên lá bối khô trên đảo quốc Ceylon tức Srilanka ngày nay. Trước đó kinh tạng được bảo trì trong tâm trí của chư Tỳ kheo truyền từ đời này qua đời khác. Trí nhớ con người dẫu có siêu tuyệt đến đâu thì cũng không thể loại trừ được sai sót. Có thể khi đức Phật Thích ca thuyết giảng kinh Bi Hoa và kinh Vô lượng thọ thì xuất xứ Phật A di đà như nhau, nhưng sau này tam sao thất bản thành ra khác biệt.

2- Chính bu cũng đang lấn cấn là: Môn phái Tịnh độ tông (mà giáo chủ là A di đà) do cao tăng Trung quốc là Huệ Viễn ( 334- 416) sáng lập. Kinh vô lượng Thọ là của riêng môn phái Tịnh độ tông. Vậy thì sao lại có chuyện kinh ra đời trước khi cao tăng Huệ Viễn sáng lập ra môn phái ấy. Ta biết Cao Tăng Huệ Viễn sống trong khoảng 314- 416 CN, đức Phật thượng tại trong khoảng 563- 483 TCN tức là đức Phật giảng Kinh Vô lượng Thọ trước Huệ Viễn khoảng 900 thì khó tin quá.

3- Bu tui rất tâm đắc với nhận định của triết gia - nhà nghiên cứu Phật học lỗi lạc EDWARD CONZE trong cuốn lược sử Phật giáo “ Những kinh điển chúng ta hiện có, có thể đã được biên soạn vào bất cứ thời điểm nào trong suốt 500 năm của thời kì đầu. Trước tiên cần phải nói rõ rằng, không có một tiêu chuẩn khách quan cho phép chúng ta chon ra được những phần nào trong số kinh điển này là do chính đức Phật nói ra”

Vậy thì kinh Bi Hoa và kinh Vô lượng thọ có thể không do đức Phật thuyết nên nó không giống nhau như bu tui đã nói ở trên.

----------------

(1) Kiếp: Thời gian trong Phật giáo, có ba loại kiếp. Tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Một tiểu kiếp có 16.800.000 năm, một trung kiếp có 336.000.000, một đại kiếp có 1.334.000.000 năm. Những con số này có tính cách tương trưng để chỉ một thời gian dài.
(2) Phạm chí: Danh từ này được dùng để chỉ chung cho các tu sĩ ngoại đạo, ở đây chỉ dòng dõi Bà la môn
(3) Diêm phù: Tên một loài cây, cũng gọi là Diêm phù đàn.
(4) Thanh văn: Nghĩa là người nghe, học trò của Đức Phật, trong Đại thừa từ Thanh văn chỉ những ai chứng tri kiến Tứ diệu đế và tính Không của thế giới hiện tượng.
(5) Tì khưu: Có sách viết là Tỉ kheo, chỉ một người nam xuất gia, làm công việc thiền định và giảng dạy giáo pháp. Sống lang thang không vợ con không nhà.

------------------

Phụ lục1: 10 điều nguyện 
của vua Vô Tránh Niệm với đức Phật Pháp Tạng Như lai.

1- Nguyện sau khi được thành Phật, con sẽ thực hiện một thế giới đủ sự vui đẹp. Nhân dân trong cõi ấy không có những đường địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Hết thảy chúng sinh trong cõi ấy chẳng khi nào còn thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ đó nữa. Người nào cũng đủ sáu phép thần thông (8) và căn thân tốt đẹp…

2- Nguyện cho thế giới của con không có nữ giới, cũng không có tên gọi nữ giới, hết thảy chúng sanh đều hóa sinh (9) chỉ một lần, thọ mạng vô lượng. Thế giới thanh tịnh không có sự xấu xa nhơ nhớp…

3- Nguyện cho chúng sinh ở thế giới của con chỉ trong khoảng thời gian của một bữa ăn có thể nương oai thần của Phật mà đi đến vô lượng vô biên cõi thế giới, được gặp các vị Phật hiện tại. Những chúng sinh ấy đều được thân thể có sức mạnh như lực sĩ Na la diên (10) cõi trời…

4- Nguyện cho tất cả chúng sanh trong cõi thế giới của con đều có được cung điện, y phục, chuỗi ngọc anh lạc, đủ mọi sự trang nghiêm tốt đẹp…

5- Nguyện sau khi con thành phật khiến cho chư Phật khắp mời phương đều xưng dương tán thán danh hiệu của con…

6- Nguyện sau khi con thành Phật, nếu có chúng sinh nào nghe đến danh hiệu của con rồi phát tâm tu các căn lành, để cầu sinh về thế giới của con, nguyện cho các chúng sinh ấy sau khi xả bỏ thân mạng chắc chắn sẽ được sinh về, trừ những chúng sinh phạm năm tội nghịch (11) phỉ báng thánh nhân, phá họai chánh pháp.

7- Nguyện sau khi con thành Phật, nếu có chúng sinh nào phát tâm tu các căn lành để cầu được sinh về thế giới của con, thì vào lúc lâm chung con cùng đại chúng vây quanh sẽ hiện đến ngay trước mặt người ấy. Người ấy sẽ được hoan hỷ, liền đó xả bỏ thân mạng sinh về thế giới của con.

8- Nguyện sau khi thành Phật nếu các vị đại Bồ tát nào muốn từ nơi con được nghe những pháp chưa từng nghe, vị ấy sẽ theo như chỗ phát nguyện mà được nghe.

9- Nguyện sau khi con thành Phật, trong vô lượng vô biên cõi thế giới khác, mỗi nơi đều có các vị Bồ tát nếu nghe được danh hiệu của con liền được ngay địa vị không còn thối chuyển…

10- Nguyện sau khi con diệt độ rồi tuy đã trải qua vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp (12) cõi Phật thế giới, nếu có người nữ nào nghe được danh hiệu của con, liền sẽ được sinh tâm hoan hỷ, khởi lòng tin sâu vững, phát tâm A nậu đa la Tam niệu Tam bồ đề (13) rồi mãi mãi cho đến khi thành Phật quyết chẳng bao giờ phải thọ sinh thân người nữ một lần nào nữa…

Phụ lục 2: 48 điều nguyện của sa môn Pháp Tạng với đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai

1- Điều nguyện thứ nhất: Nếu con được thành Phật mà trong cõi nước con còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

2- Điều nguyện thứ hai: Nếu con đượ thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con sau khi thọ chung, còn phải sa vào đường dữ, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

3- Điều nguyện thứ ba: Nếu con được thành Phật, mà tất cả trời, người trong cõi nước con thân không giống màu vàng y, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

4- Điều nguyện thứ tư: Nếu con được thành Phật, mà tất cả trời, người trong cõi nước con thân hình còn có kẻ đẹp, người xấu, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

5- Điều nguyện thứ năm: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con không biết rõ Túc mạng của mình và những việc đã xẩy ra trong năm nghìn Na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

6- Điều nguyện thứ sáu: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, không được phép Thiên nhãn, cho đến không thấy rõ trăm nghìn ức Na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

7- Điều nguyện thứ bảy: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, không được phép Thiên nhĩ, không được nghe và thọ trì hết thảy lời thuyết pháp của trăm nghìn ức Na do tha các Đức Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

8- Điều nguyện thứ tám: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, không được thấy tâm trí kẻ khác, cho đến không biết rõ tâm niệm của hết thảy chúng sanh trong trăm nghìn ức Na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

9- Điều nguyện thứ chín: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, không được phép Thần túc, trong khoảng một niệm, cho đến không vượt qua được trăm nghìn ức Na do tha cá cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

10- Điều nguyện thứ mười: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, còn có ý niệm tham chấp thân hình, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

11- Điều nguyện thứ mười một: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, không trụ vào chánh định và chứng quả Niết bàn thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

12 - Điều nguyện thứ mười hai: Nếu con được thành Phật, mà ánh còn có hạnh lượng, không soi tháu được trăm nghìn ức Na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

13 - Điều nguyện thứ mười ba: Nếu con được thành Phật, mà thọ mạng còn có hạn lượng, chỉ được trăm nghìn ức Na do tha kiếp, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

14- Điều nguyện thứ mười bốn: Nếu con được thành Phật, mà hàng thanh văn trong cõi nước con, có thể tính đếm được và chúng sanh trong ba nghìn Đại thiên thế giới ở trong trăm nghìn kiếp thành bậc Duyên giác hết, rồi tính đếm và biết được số đó là bao nhiêu, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

15- Điều nguyện thứ mười lăm: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, thọ mạng còn có hạn lượng, trừ phi những bổn nguyện riêng của họ, muốn dài, ngắn đều được tự tại. Nếu không được như vậy, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

16- Điều nguyện thứ mười sáu: Nếu con được thành Phật, mà trời, người trong cõi nước con, còn có ai nghe thấy tiếng chẳng lành, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

17- Điều nguyện thứ mười bảy: Nếu con được thành Phật, mà vô lượng chư Phật ở mười phương thế giới không khen ngợi danh hiệu của con, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

18- Điều nguyện thứ mười tám: Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ phạn tội nghịch và gièm chê Chánh pháp.

19- Điều nguyện thứ mười chín: Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh mười phương phát tâm Bồ đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sanh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

20- Điều nguyện thứ hai mươi: Nếu con được thành Phật, mà chúng sang trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghỉ đến nước con, tu trồng các công đức, đô lòng hồi hướng, cầu sanh về cõi nước con, mà không được vừa lòng thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

21- Điều nguyện thứ hai mươi mốt: Nếu con được thành Phật, mà trời người trong cõi nước con chẳng được đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhân, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

22- Điều nguyện thứ hai mươi hai: Nếu con được thành Phật, hết thảy chúng Bồ tát ở cõi Phật phương khác sanh về cõi nước con sau đó sẽ tới bậc Nhất sanh bổ xứ, trừ bổn nguyện riêng của mỗi vị tự tại hóa hiện, vì thương xót chúng sanh mà rộng lớn, bền chắc như áo giáp, tu các công đức, độ thoát hết thảy, rồi khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ tát và cúng dường mười phương chư Phật, khai hóa vô số chúng sanh, khiến lập nên đạo vô thượng chánh giác. Chư vị vượt ngoài công hạnh, thông thường ở các địa vị mà tu tập theo hạnh nguyện của Đức Phật Phổ Hiền. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

23- Điều nguyện thứ hai mươi ba: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ tát trong cõi nước con, nương sức thần của Phật đi cúng dường các đức Phật trong khoảng thời gian một bữa ăn, mà không tới được vô số, vô lượng ức Na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

24- Điều nguyện thứ hai mươi bốn: Nếu con được thành Phật, mà các bồ tát trong cõi nước con, ở trước chư Phật, hiện ra công đức, muốn có muôn vàn vật dụng để cúng dường. Nếu không được như ý, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

25- Điều nguyện thứ hai mươi lăm: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ tát trong cõi nước con, không diễn thuyết được Nhất Thiết Trí, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

26- Điều nguyện thứ hai mươi sáu: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ tát trong cõi nước con, không được thân Kim cương Na la diên, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

27- Điều nguyện thứ hai mươi bảy: Nếu con được thành Phật, mà trời người trong cõi nước con, cùng tất cả muôn vật không có hình sắc tốt đẹp, không thể tính lường, và hết thảy chúng sanh cho đến bậc đã được phép Thiên nhãn, mà không nói được rò ràng danh số, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

28- Điều nguyện thứ hai mươi tám: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công đức nhất, không thấy được ánh sáng muôn màu của cây Bồ đề cao bốn trăm vạn do tuần, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

29- Điều nguyện thứ hai mươi chín: Nếu con được thành Phật, các bồ tát trong cõi nước con, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà không được trí tuệ biện tài, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

30- Điều nguyện thứ ba mươi: Nếu con được thành Phật, mà trí tuệ biện tài của các Bồ tát trong cõi nước con còn có hạn lượng, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

31- Điều nguyện thứ ba mươi mốt: Nếu con được thành Phật, thì cõi nước con thanh tịnh, soi thấu tất cả vô lượng vô số thế giới chư Phật ở mười phương không thể nghỉ bàn, như tấm gương sáng thấy được hình dạng của mình. Nếu không được như vậy, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

32- Điều nguyện thứ ba mươi hai: Nếu con được thành Phật, trong cõi nước con, từ mặt đất đến hư không, cung điện, lâu đài, hồ ao, cây cỏ và muôn hoa đều được tạo nên bằng vô lượng của báu hòa lẫn với muôn thứ hương thơm. Tất cả đều xanh đẹp lạ lùng hơn cả cõi trời và cõi người. Hương thơm của muôn vật tỏa ra ngào ngạt khắp mười phương thế giới. Bồ tát ở các nơi ngửi hương thơm ấy đều thu theo hạnh của của Phật. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

33- Điều nguyện thứ ba mươi ba: Nếu con được thành Phật, chúng sanh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghỉ bàn, đều nhờ ánh sáng quang minh của con chạm đến thân họ, khiên thân được nghẹ nhàng hơn cả trời và người. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác.

34- Điều nguyện thứ ba mươi bốn: Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu của con mà không được pháp vô sanh pháp nhẫn và các môn thâm Tổng trì của bậc Bồ Tát, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

35- Điều nguyện thứ ba mươi lăm: Nếu con được thành Phật, mà nữ nhơn trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con đều vui mừng, phát tâm Bồ đề, chán ghét thân gái. Sau khi mạng chung mà còn phải làm nữ nhơn nữa thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

36- Điều nguyện thứ ba mươi sáu: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh cho đến khi thành Phật. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

37- Điều nguyện thứ ba mươi bảy: Nếu con được thành Phật, mà trời và người trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tu hạnh Bồ Tát, được hầu hết trời và người kính trọng. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

38- Điều nguyện thứ ba mươi tám: Nếu con được thành Phật, mà trời và người trong cõi nước con muốn có y phục tốt đẹp theo tâm niệm của họ tự nhiên hiện ra trên thân họ. Nếu còn phải cắt may, nhuộm, giặt, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

39- Điều nguyện thứ ba mươi chín: Nếu con được thành Phật, mà trời và người trong cõi nước con không được sự hưởng thọ vui sướng bằng vị Tỷ khưu đã dứt hết mọi phiền nảo, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

40- Điều nguyện thứ bốn mươi: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật ở mười phương đều được như nguyện. Chẳng hạn, nhìn trong cây báu thấy rõ hết cả, như nhìn vào tấm gương sáng thấy rõ nhân diện. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

41- Điều nguyện thứ bốn mươi mốt: Nếu con được thành Phật, mà các chúng Bồ Tát ở thế giới khác, nghe danh hiệu con, từ đó đến khi thành Phật, mà các sắc căn còn thiếu kém, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

42- Điều nguyện thứ bốn mươi hai: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con, đều được chánh định giải thoát thanh tịnh, rồi trụ vào chánh định đó trong khoảng một ý niệm cúng dường vô lượng chư Phật Thế Tôn chẳng thể nghỉ bàn, mà vẫn không mất chánh định. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

43- Điều nguyện thứ bốn mươi ba: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con, sau khi mạng chung, thác sanh vào nhà tôn quý. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

44- Điều nguyện thứ bốn mươi tư: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con, vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, trọn đủ công đức. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

45- Điều nguyện thứ bốn mươi lăm: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con, đều được Phổ Đẳng Tam Muội, rồi trụ vào Tam muội đó cho đến khi thành Phật, thường đơcj thấy chư Phật, chẳng thể nghĩ bàn. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

46- Điều nguyện thứ bốn mươi sáu: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, muốn nghe pháp gì, đều theo chí nguyện mình, tự nhiên được nghe. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

47- Điều nguyện thứ bốn mươi bảy: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng tới được bậc Bất thoái chuyển, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.

48- Điều nguyện thứ bốn mươi tám: Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng tới ngay được ba đức nhẫn: Amm hưởng nhẫn, Nhu thuận nhẫn, vvaf vô sanh pháp nhẫn. Đối với các pháp của Phật mà không chứng được bậc Bất thoái chuyển, thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giác.


19 nhận xét:

  1. Cái nền trắng sinh ra ngoài ý muốn
    Các bạn thông cảm đọc tạm 24.9.2013

    Trả lờiXóa
  2. Bác Bu am hiểu nhiều lĩnh vực quá, về lãnh vực nay thì PS cũng chỉ hiểu đại khái thôi, nay đọc bài này có thêm hiểu biết về Phật A Di Đà
    Ảnh cô CaTUL à, ôi, xinh quá
    Chúc bác buổi tối mát mẻ và hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Phu sa đã đến dọc
      Đã về Việt Nam chưa PS ơi ?

      Xóa
    2. Đang ở nhà bác đây chứ đâu, bác ơi, bác ngủ rồi......Phusa ra bãi biển hóng gió đây

      Xóa
  3. Tôn giáo là niềm tin, là đức tin, nhất là những gì đã được viết trong kinh sách của tôn giáo, với tín đồ khó có thể lý giải đúng, sai, có lý hay vô lý. Còn với "chúng sanh ba búa" như tôi chẳng hạn, đọc kinh sách, kinh thánh... thấy hoặc khó hiểu, hoặc quá mâu thuẫn, thậm chí vô lý...

    Điều này có lẽ cũng dễ hiểu, kinh sách, kinh thánh... được viết đã cả ngàn năm nay, do nhiều nguồn, nhiều người... đủ mọi trình độ biên soạn, sửa chữa, thêm thắt...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không hiểu sao những nhà hữu trách Giáo hội PGVN không quan tâm đến để sửa sai làm cho chúng sinh cũng cố thêm niềm tin

      Xóa
  4. Bài này hay quá, giờ em mới biết sự khác nhau về nguồn gốc Đức Phật A Di Đà trong kinh Bi hoa và kinh Vô lượng thọ. Đúng như bác Bu nói, thôi chẳng cần tìm hiểu căn nguyên xa xôi và so sánh làm gì, có nhiều con đường, nhiều môn phái dẫn đến đạo Phật. Ai hợp căn duyên với môn phái nào thì tu tập theo môn phái ấy. Cõi Tịnh độ xa xôi không biết có thực hay không nhưng tu tập theo Phật để sống được bình an trong giây phút hiện tại này thế là đã được ở cõi tịnh độ rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới tham gia tu tập mà bạn Thu Thuy đã tỏ ra là một Phật tử hiểu thấu đáo đạo Phật
      Chúc mừng, chúc mừng.

      Xóa
  5. Ghé bác Bu là "sướng": được ăn, được nói, được gói mang về!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn dungNobita đã ghé bu

      Xóa
    2. Ý của giáo giống y như bác Nô dzậy! Qua thăm bác Bu là cặp mắt sáng thêm lên rất nhiều và cái lẫu, ý quên cái đầu cũng... to thêm ra! hehe...

      Xóa
    3. Hehehe đến lẫu với đầu mà cũng lẫn vào nhau được, GL sắp thành bác học rồi

      Xóa
  6. Cháu sang thăm chú ạ! Chú hiểu sâu biết rộng nhiều lĩnh vực quá chú Bu ơi!
    Chúc chú đêm thu cuối tuần mát mẻ an lành!

    Trả lờiXóa
  7. Bu rất vui thấy nhà thơ Chu Ngọc bận trăm công nghìn việc vẫn sang đọc những dòng khô như ngói...
    Cảm ơn nhiều nhiều

    Trả lờiXóa
  8. Kinh thì khác nhau, Phật thì chẳng thể khác, chỉ có một. :-))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng hạn ông Phật Đấu chiến thắng (Tôn Ngộ không) là duy nhất không thể giống ông A di đà hay ông Phật Dược sư được.
      Nhân vật tiểu thuyết mà đưa vào làm Phật trong kinh nhật tụng được thì không hiểu nổi

      Xóa
    2. Tôi muốn dùng chữ Phật với nghĩa "gốc" Buddha (giác ngô), giác ngộ chắc là chỉ có một.
      Cũng như chuyện bỏ phiếu tín nhiệm ở xứ mình, người ta nói, chỉ có "tín nhiệm" hoặc "bất tín nhiệm", chứ không thể có tín nhiệm nhiều, tín nhiệm ít, tín nhiệm vừa vừa, tính nhiệm lai rai...

      Xóa