Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

HOÀNG PHỐ GIANG BIÊN ỨC CỐ NHÂN.


Thái Nguyễn Bạch Liên hồi đang nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc


Đại hội lần thứ III Chi hội Cơ học Huế
Thái Nguyễn Bạch Liên chủ tịch mặc áo trắng đứng giữa
Nguyễn Quốc Toàn (bu tui) phó chủ tịch đứng bên phải Bạch Liên

Bạch Liên, Quốc Toàn (bu) trên cầu Xuân Sơn gần động Phong Nha

Hai cặp: Bạch Liên Nam Phương (áo xanh, áo trắng)  Quốc Toàn Thu Hà
(Chụp ở nhà Ruchung Đồng Hới)






Bạch Vân là một cộng tác viên ruột thịt của Thanh niên nguyệt san.  Anh đã từng du học nhiều năm tại Thượng Hải, đã có một mối tình thơ ngây, trong sáng một một cô bạn gái Trung Quốc. Nhưng rồi cuộc Cách mạng văn hóa bùng nổ và tình yêu Việt Trung bị chia cắt.  30 năm sau, anh trở lại Thượng Hải, ngậm ngùi  đứng trên bờ sông Hoàng Phố  để nhớ người xưa.


Thầy và tôi ôm chầm lấy nhau, nước mắt giàn giụa. Trong nỗi xúc động trùng phùng ấy tôi nghe vẳng bên tai tôi tiếng nói nhẹ nhàng của một phụ nữ: “ông là Bạch Vân?”.  “Vâng , tôi đây, Bạch Vân của các bạn, của hơn ba mươi năm trước đã về đây”, và sau câu trả lời mọi người xô tới vây quanh tôi. Thầy tách ra đứng lặng, ngắm nhìn đám học trò của mình, tuổi tác đều ngoài ngũ tuần mà sao cứ thơ ngây, khờ dại như thuở xưa vậy.

  Quên nhau là phải, vì cuộc chia tay đã hơn 30 năm rồi, Cách mạng văn hóa bùng nổ bên ấy, cuốn hút cả hàng trăm triệu người vào cuộc đấu tố tàn nhẩn, làm đảo lộn mọi chân giá trị, đã xô đẩy mười bảy triệu thanh niên trí thức về nơi sơn cùng thủy tận lao động cải tạo. Họ sống mòn ở đó và không bao giờ trở về nơi mình đã trưởng thành và hằng yêu mến. Quên nhau là phải, vì bên này cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã lan ra cả nước một cách khốc liệt; những trận càn, những đợt mưa bom bão đạn, những cuộc phản kích v.v…Mệnh đời chỉ tày gang tấc, sống đó và chết đó. Quên nhau là phải vì có độ hai bên nổ súng, kẻ đánh người đỡ, vì có thời coi nhau như thù địch, người bên này, người bên ấy vì sợ bị liên lụy kiểu Mỵ Châu – Trọng Thủy…ôi  đâu phải do chúng ta! Tất cả đều do bàn tay của tạo hóa và giờ đây  Người lại cho chúng ta trùng phùng.

   Quên nhau là phải, vì diện mạo con người sau ba mươi năm đã thay đổi nhiều lắm. Nhưng đọng lại trong chúng tôi là những cái tên bật dậy từ góc nào đó sâu kín của kí ức. Mình đây Từ Bảo Phú cử tạ, mình đây Tô Tuấn bóng rổ, mình đây Tống Kim Long ca sĩ, mình đây…, mình đây…Bổng tất cả lắng xuống, còn nữa - người thủ vai em gái của Lâm Dục Sinh trong vở  Một Thời Tuổi Trẻ đâu rồi? Chàng sinh viên Lâm Dục Sinh trên sân khấu ngại khó chỉ muốn ở lại Thượng Hải mà không chịu nhận quyết định đi miền tây Thanh Hải, một thời gian làm nao lòng cả lớp, không chỉ vì diễn xuất mà còn bởi anh là người ngoại quốc nhuần nhuyển Hán ngữ. Hôm nay, quay về mảnh đất Hoàng Phố thì “em gái” anh …bất tri hà tại biết ở chốn nào?

   Lâm Dục Hoa òa khóc: “Bạch Vân ơi đừng buồn nữa, tha lỗi cho mình vì lời báo cáo năm ấy mà nên nông nỗi này, mình sẽ đi tìm Diệu Liên cho bạn, nán đợi nghe Vân !”. Đó là mùa hè năm 1964, cả lớp chúng tôi đang thực tập ở một nhà máy ngoại ô thành phố, nhưng nhà trường bố trí chúng tôi ăn ở tại cư xá công nhân. Một chiều chủ nhật Diệu Liên không về nhà thăm mẹ mà ở lại cư xá cùng tôi, đang mãi vui vì những câu chuyện tâm tình đôi lứa, chúng tôi trao cho nhau một nụ hôn đầu, đất trời như đảo lộn. Trời …lại có thể có một cảm xúc tuyệt vời đến thế. Ngay lúc ấy, Lâm Diệu Hoa bước vào, và sáng hôm sau thầy tập trung cả lớp theo đội hình nhà binh, thầy tuyên bố nhà trường gọi một mình Diệu Liên trở về có công việc, các sinh viên khác ở lại hoàn thành nốt đợt thực tập. Một tuần dằng dặc trôi qua, vừa đặt hành lí xuống, tôi vội vàng sang kí túc xá nữ sinh viên, nào ngờ hôm ấy là buổi chia tay hàng thập niên với Diệu Liên. Em tôi bị điều lên Bắc Kinh học năm cuối cùng, còn tôi về Hà Nội, tốt nghiệp xong đi chiến trường. Năm 1967 ở Quảng Bình tôi nhận được thư Diệu Liên. Ôi một thời tuổi trẻ - học hành và thương yêu, những buổi chụm đầu giảng giải cho nhau một bài toán, hay một Hán tự, những hôm ngồi tâm sự quên ăn quên uống mà phải công khai mở cửa phòng để mọi người kiểm tra là “không có vấn đề”, chỉ là “bằng hữu” chứ chưa hề “luyến ái”, những đêm trốn trại ôm nhau chia sẻ nỗi lo âu và mới biết nước mắt mặn chát ra sao…tất cả đều là kỉ niệm đẹp, nhưng “vô kỉ luật phạm điều cấm chịu tội với tập thể”.v.v…Năm 1976, con tàu chuyên xa đưa tôi qua chiều dài của Trung Hoa đại lục, người con gái Thượng Hải ấy vẫn biền biệt xa vời. Liên Đâu rồi hởi Liên! Tôi đi khắp phương trời Nga, Tiệp, Lào, Miên…đâu đâu cũng không tìm thấy Diệu Liên.

   Khi hay tin tôi về thăm Thượng Hải, Lâm Diệu Hoa chuẩn bị tất cả những kỉ vật của lớp mà cô đã dấu kín hồi “văn cách”, tránh mọi điều liên lụy với người nước ngoài, để hôm nay mọi người nhìn lại, nhớ lại. Diệu Liên – “em gái” tôi vẫn trẻ đẹp và tội nghiệp như 30 năm thuở trước. Thầy và Diệu Hoa bảo người con gái ấy trở về Thượng Hải làm việc, nhưng cách mạng bùng nổ, vì là con của trí thức, vì đã yêu ngoại tân nên phải đi nông thôn cải tạo, sức khỏe suy sút, đã một lần quyên sinh mà không thành, trốn đi tu cho hết “nợ” trần ai, nhưng số phận vẫn đeo đuổi bám riết, nàng đành đi Hương Cảng, cho đến hôm nay mà mọi người vẫn chưa hay tin gì…

    Tôi trở về khách sanh Thiên Hạc - ngàn con chim hạc - mà một con đã bay xa. Tôi thơ thẩn trên công viên Ngoại Than, dọc bờ sông Hoàng Phố nhớ những chiều Diệu Liên  tay chỉ về đàng đông và nói rằng nơi ấy là cửa bể. Đèn néon viền theo các tòa nhà xây dựng từ hồi Thượng Hải còn là tô giới đã dần dần bật sáng, nhịp sống trẻ ngàn lần mảnh liệt so với những năm mà tôi với Diệu Liên thương nhau, tất cả mọi gương mặt thoáng qua đều không thấy bóng nàng. Tôi lên tháp truyền hình Ngọc Sáng Đông Phương, tháp cao 400m nhưng vì đang thi công nên du khách chưa thể “leo” lên tới đỉnh, phía ấy là nhà Diệu Liên – Hoài Hải Đông Lộ, phía ấy là trường mẹ - Từ Bình Bắc Lộ  mà vẫn “bất tri hà tại”. Cảm thương cho một thời kì u tối, mừng vui cho sự biến cải nhân tình, càng trân trọng những gì ta có được, đã phải trả giá, càng yêu quý cuộc sống hôm nay đầy nhân tình mà mới đây thôi còn hiếm lắm.

                                                                                         

                                                                            Thượng Hải 1995

                                                                                       BV


Đôi lời của bu

Khi viết “Hoàng Phố giang biên ức cố nhân” anh bạn bu - Thái Nguyễn Bạch Liên đổi tên mình thành Bạch Vân (Bạch Liên + Tưởng Vân), Tưởng Vân thành Diệu Liên. Những ngày bu và Liên còn nằm chung hầm ở tuyến lửa Quảng Bình thì câu chuyện Bạch Liên Tưởng Vân được Liên kể hằng đêm, nghe rồi nghe lại vẫn không chán vì Liên có tài kể chuyện làm mê mẩn lòng người… Chiều chủ nhật Bạch Liên đến nhà Tưởng Vân ở Hoài Hải Đông Lộ, nàng làm bánh bao thật ngon cho chàng bồi dưỡng, tối lại đôi lứa ôm nhau trùm chăn 5 cân chống lại cái rét cắt da củaThượng Hải. Bu lắc vai Liên dừng lại lục vấn, cậu nói thiệt đi, chỉ ôm nhau thôi sao. Liên vùng dậy chỉ tay lên nóc hầm chữ A, tớ thề có trời..., Tưởng Vân những lúc đó như thiên thần, mình yêu và trân trọng nàng hết lòng, tuyệt không nghĩ đến điều gì khác. Có buổi chiều Mỹ đánh rát quá hai đứa không được tiếp tế gạo đành đi đào rau má về luộc ăn với sắn (củ mì). Bu gặng, Tưởng Vân viết thư hay quá, đọc lại nghe coi Liên ơi. Liên ta xoa tay vào ống quần cho sạch đất, lấy thư Vân ra đọc, tiếng Hoa nghe cứ xủng xủng xoảng xoảng …lại dừng để dịch ra tiếng Việt, lần nào cũng vậy đến đoạn em đã đứng trên bờ giếng viết thư tuyệt mệnh gửi anh, nhưng rồi em không thể quyên sinh được vì thương anh quá. Biết em chết thì anh sẽ buồn lắm lắm, mà em thì không muốn anh buồn.  Liên gỡ kính lau nước mắt, bu tui cố làm ra mạnh mẽ chứ sống mũi đã cay cay …Trước khi gõ lại Hoàng Phố giang biên ức cố nhân, bu tui đã thắp một nén nhang hướng về  đường Nguyễn Kiệm quận Gò Vấp trên Sài Gòn , nơi vợ con Liên sống, xin phép vong linh bạn kể thật tên các nhân vật cho các bạn ảo blog biết vì xét ra không phương hại gì cả.  Liên ơi! Mới đó mà cậu bỏ bạn bè đi vào cõi vô cùng đã hơn 10 năm rồi!!!  

-----------------


Năm 2007 sau 4 năm Bạch Liên qua đời bu có dịp đến Thượng Hải, bùi ngùi dẫm chân lên những địa danh mà một thời  Bạch Liên và Tưởng Vân đã từng lui tới....


Tháp truyền hình Thượng Hải
 (thời Bạch Liên và Tưởng Vân đến chưa thi công xong phần đỉnh cao)



Hoàng Phố giang biên (bờ sông Hoàng Phố)

Trên bờ sông Hoàng Phố

Công viên cạnh sông Hoàng Phố

51 nhận xét:

  1. Bài viết thật hay và lời văn của anh Bu sao buồn và đầy xúc cảm quá anh Bu ơi ...huhu ...em nghĩ chắc vong linh của người bạn thân của anh sẽ rất vui vì anh Bu vẫn luôn nhớ đến anh ấy ..mặc dù anh ấy đã đi thật xa ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã đến đọc đầu tiên và hiểu được tâm trạng bu
      Khi có ý định viết bài này bu tui bàng hoàng cả tuần lễ, kỉ vật của bạn ấy bu để ra một góc, muốn mở ra xem nhưng sợ cái buồn len lỏi vào và kéo dài ra...

      Xóa
  2. Một chuyện tình tuyệt đẹp và nhiều nước mắt. Họ chia xa nhau bởi hoàn cảnh lịch sử quá khắc nghiệt. Thương người con gái ấy quá. Chỉ vì cuộc cách mạng văn hóa "chết tiệt" ấy mà vùi dập cả một đời khuê nữ. Thương nàng ấy, muốn quyên sinh mà còn nhớ đến người yêu, sợ làm người yêu đau lòng. Một tình yêu vượt qua không gian, thời gian... họ đến với nhau trong tâm tưởng, trong nghĩ suy và trong nỗi nhớ da diết, trong những hồi ức đẹp như một bức tranh buồn, một cuốn tiểu thuyết mang nhiều nước mắt. Giờ có lẽ họ cũng đã được ở bên nhau... ở cõi vĩnh hằng.
    Cảm ơn bác Bu đã viết bài này. Tình cảm bác Bu dành cho bạn cũng thật sâu đậm và nhiều ân tình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1995 cô tình báo Lâm Diệu Hoa nói với Liên Tưởng Vân sau chịu hết nỗi sự hành hạ của Văn cách (Cách mạng văn hóa) thì bỏ sang Hương Cảng (Hồng Công)
      Cho đến nay không biết Tưởng Vân sống chết ra sao
      Tất cả câm lặng theo thời gian rồi Yên Vũ ạ

      Xóa
  3. Tình yêu này cũng ngang ngửa như tình yêu hầm trú ẩn năm nào của bác Bu ấy chứ, đẹp và buồn.

    Tôi đọc bút ký của Nguyễn Khải thấy có nhắc đến Thái Nguyễn Bạn Liên, tận những năm còn ở chiến khu Việt Bắc, cùng những Trần Dần, Phùng Quán, Nguyên Ngọc, Xuân Diệu... Bạn bè của bác Bu có khá nhiều văn sĩ có tiếng, bác Bu mà theo nghể viết chắc bây giờ cũng nổi tiếng lắm đấy :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể là cùng da diết nảo nùng nhưng với bu chỉ yêu ngầm trong bụng, chưa bốc cháy thành hỏa hoạn như ông bạn Bạch Liên

      Xóa
  4. Thật đáng trân trọng tình yêu của tuổi trẻ không biên giới!
    Và cũng rất cảm phục tình cảm bạn bè của bác Bu với bác Liên!

    Trả lờiXóa
  5. Anh giật cái tít hay quá, chuyên nghiêp quá . xứng với hoài niệm và cố nhân !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Phố giang biên ức cố nhân là tựa đề bài báo của bạn Liên.
      Bu tui chỉ chép lại thôi HÒN SỎI ạ

      Xóa
    2. Câu chuyện tình của bạn bác Bu nhắc CT nhớ lại bộ phim "Bên sông Hoàng Phố" của truyền hình TQ trên VTV cách nay cũng phải chục năm có dư. Cái tên Xixoongbana bây giờ nhiều người quanh CT dùng nó như một danh từ chung ...
      Mỗi thời cuộc lại thử thách tình yêu của con người theo một cách khác nhau. CT thấy Đại CMVH thì như một loại trái phá làm tử thương lập tức những mối tình. Còn thời @ thì giống như bom hóa học, nó hủy hoại tình yêu dần dần từng chút, làm biến thái hay đột biến gì đó tình yêu của con người...

      Xóa
    3. Nhưng dù thời cuộc đối xử với tình yêu thế nào chăng nữa thì những con tim mạnh mẽ vẫn cứ đập nhịp đập tình yêu bác Bu nhỉ ?!😊

      Xóa
    4. Bu tui chưa được xem bộ phim "Bên sông Hoàng Phố" nhưng các nay 7 năm có sang Tàu thăm Hàn Sơn Tự ở Tô Châu, sau đó lên Thượng Hải để được nhìn thấy con sông Hoàng phố, được dẫm lên dấu chân của hai bạn Bạch Liên Tưởng Vân một thời. .. Lúc này Bạch Liên đã thành người thiên cổ...còn Tưởng Vân chắc đang sống ở Hồng Công. Biết người yêu bên VN mất rồi chắc cô ấy héo mòn mất thôi. Mới hay con gái Tàu đã yêu là chết bỏ luôn.
      ĐI tàu thủy trên sông Hoàng phố ban đêm như đi trong mơ, hệ thống đèn màu hai bên bờ lung linh rực rỡ không tả xiết. Bu thầm hát bài "Bến Thượng Hải" và lòng nặng chĩu buồn... Bạn ra đi mang một phần mình đi theo rồi Cầu Tre ạ.

      Xóa
  6. Thì ra viết về chuyện tình yêu, bao giờ cũng mạch lạc và trôi chảy. Dù chuyện đó là hồi ức hay hiện thời.
    Mong anh luôn có những chuyện hay như thế này, ly kì, dí dỏm !

    Trả lờiXóa
  7. Đọc cái tít tưởng như khó hiểu nhưng khi đọc vào câu chuyện thấy nó giản dị, dễ hiểu và xúc động lòng ta. Thì ra, tình yêu ở thời buổi nào cũng rất đẹp và đáng trân trọng. Thời điểm càng khắc nghiệt thì tình yêu càng toả sáng lung linh, nó sưởi ấm không gian băng giá và thắp sáng tâm hồn con người. thật đáng quí, đáng yêu biết bao.
    Bác Bu có một thời đầy gian khổ nhưng cũng đầy oanh liệt, một thời mà cuộc đời đã trở nên những ký ức tuyệt vời, luôn sống động và lung linh, có xót xa, có nuối tiếc nhưng có rất nhiều ngọt ngào....phù sa nghĩ bạn bè của bác sẽ vui lắm khi đọc bài này và nó như một ngọn lửa nhỏ làm ấm lòng bằng hữu thân thương.
    Chúc bác một tuần mới thật vui và nhiều điều thú vị nhé.
    Tiếc là chờ mãi , viết comment xong mà mấy tấm hình của bác vẫn chưa hiện lên đục, vì mạng yéu quá, thật quí khi bác vẫn còn lưu giữ những tấm ảnh ngày xưa, Bác đúng là một con người sâu sắc, luôn trân trọng và nâng niu những kỷ niệm. Phusa chỉ đọc đuọc lời chú thích ảnh thôi bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm cứ ngỡ là PS quên mất bulukhin rồi
      Trong bài ĐOẠN TRƯỜNG ...KHAI SINH có tấm ảnh của bu lúc trai tráng...Có ảnh cô cháu nhà "nàng ở ạnh nhà tôi...." và phong cảnh quê nội bu bên bờ sông Gianh mời bạn sang tham khảo

      Xóa
  8. Phusa xem đuọc hình rồi bác Bu ạ, hì hì, thì ra trời cũng không phụ lòng nguòi......
    Bác Bu ngày xưa cũng có nét giống bây giờ, nhưng bây giờ có vẻ phương phi , đầy đặn hơn nhiều.....
    Cô Diệu Liên mà gặp lại đuọc bác lúc này thì cũng không biết có nhận ra bác không ấy chứ.....bác nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diệu Liên chính là TƯỞNG VÂN cô gái Thượng Hải một thời yêu anh bạn bu là Thái Nguyễn Bạch Liên..bu tui chưa hề dược gặp Phusa à.....

      Xóa
  9. Tình yêu lúc nào cũng đẹp ,càng đẹp hơn khi nó trải qua bi kịch của một thời ...bạo tàn núp dưới nhiều khuôn mặt đạo đức giả !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yêu là chết ở trong lòng một ít thật đúng HHP à

      Xóa
  10. Em đã khóc chú Bu à.
    Đọc đoạn viết của chú Bạch Vân ( Bạch Liên ), , đọc chừng nào, thấy...xót xa chừng đó. Cái thời cuộc chi mà nghiệt thế. em không hiểu , nhưng cảm nhận yêu nhau đến vậy mà bị chia cắt ...không phải lỗi của ai thì...Ông Trời bất công quá.
    Rồi cả cái đoạn chú cùng chú ấy trốn trong hầm, rồi chú ấy đọc thơ cô mà khóc... chú ấy thề " cô như thiên thần, không hề có ý nghĩ.."... trời ơi ....nghe sao mà...thương , thương gì đâu... đáng ra, họ đã là một đôi trời sinh, vậy mà.....
    Hy vọng, chú ấy đi xa, biết đâu sẽ gặp được cô ở dưới ấy...biết đâu kiếp sau họ lại là một đôi viên mãn....
    Câu chuyện buồn hơn phim nữa chú.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi lần Mộc qua nhà của Em thì gặp anh 404 án ngữ là sao ?

      Xóa
    2. Không hiểu Mộc đang nói gì

      Xóa
    3. Là nói về việc sang nhà Thùy đó chú Bu à. Cháu sang đó cũng không được, toàn thấy hiện số 404 thôi..chẳng biết tại sao nữa!

      Xóa
    4. Vụ án nì thì em cũng bó tay. em cũng không biết sao nữa. Nhiều khi em đang ở blog bạn bè, em muốn về blog em, em click vào nó cũng báo lỗi y thế. em thua .

      Xóa
  11. CKN ơi
    1- Chú không khóc được nhưng cứ cầm lên những kỉ vật của Liên, nhìn lại ảnh hai đứa chụp chung, đặc biệt khi viết xong bài này thì lòng dạ bàng hoàng, không thể nghĩ cậu ấy bỏ bạn bè ra đi sớm thế. Có hôm nhớ bạn quá gọi điện nói chuyện với Nam Phương vợ Liên trên Sài Gòn..nghe tiếng cô ấy tưởng như đã nghe tiếng Bạch Liên vậy.
    2- Thời đó đi du học phải viết một tờ cam kết trong đó có mục; Trong thời gian học tuyệt đối không yêu đương người nước ngoài. Chú cũng đã từng viết cam kết như vậy nhưng không đi được vì lý lịch gia đình có người ở trong miền nam
    3- Liên học 4 năm ở Thượng Hải năm cuối học ở ĐH Bác khoa Hà Nội. Bộ giáo dục bảo Liên viết bản tự kiểm điểm, nếu thành khẩn thì sẽ được sang Thượng Hải học tiếp nhưng Liên bảo tôi không có tội, tình yêu không biên giới, Tưởng Vân là công dân một nước XHCN tình nguyện theo chồng về xây dựng XHCN ở Việt Nam thì có tội gì...
    4- do tính cách thẳng thừng của Liên mà cậu ta không được tiép tục học ở Thượng Hải vĩnh viễn xa Tưởng Vân...Có thể Tưởng Vân đang sống ở Hồng Công nhưng chắc nàng chưa biết Bạch Liên đã qua đời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. em đọc lịa, vẫn thấy xúc động như lần đầu

      Xóa
  12. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở đó bác...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường hợp này không phải là dang dở rồi TORO ơi
      là tuỵệt vọng là âm dương cách trở

      Xóa
  13. Một tình bạn, tình yêu rất đáng trân trọng anh BU ạ. Chúc anh mãi vui và lạc quan iu đời như xửa xưa anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu yêu đời lắm chỉ lo đời không yêu thôi Mộc ơi.

      Xóa
  14. Tôi trở về khách sanh Thiên Hạc - ngàn con chim hạc - mà một con đã bay xa. Tôi thơ thẩn trên công viên Ngoại Than, dọc bờ sông Hoàng Phố nhớ những chiều Diệu Liên tay chỉ về đàng đông và nói rằng nơi ấy là cửa bể.
    .
    Ôi, câu chuyện của Bu dăng lên, như nghe ở Ngày Phán xử cuối cùng.
    Cảm ơn Bu nhiều.

    Trả lờiXóa
  15. Thấy Vanpham xuất hiện vui quá. Lâu nay bạn phiêu diêu nơi đâu mà vắng bóng
    Vâng, mối tình nào tan vở hoặc đi đên hôn nhân cũng là ngày phán xử cuói cùng cả mà....

    Trả lờiXóa
  16. Entry này cảm động quá! Khi người ta yêu thương nhau không hối hận thì chẳng còn gì đẹp hơn. Đọc bài viết và nhìn ảnh, cảm thấy Bạch Liên "nghệ sĩ" hơn bác Bu.

    Trả lờiXóa
  17. Ái Nữ cũng cảm động là mừng rồi
    Bu tui quê mùa không có tố chất nghệ sĩ, Ái Nữ nhận xét đúng lắm vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Quê mùa" không liên quan đến tố chất nghệ sĩ. Bác Bu nói vậy mấy anh chị Hai Lúa tự ái đó. "Nghệ sĩ" dễ bị đau khổ hơn là "không có tố chất nghệ sĩ", nên chả dại gì mà mong. Tôi vẫn thường nghi hoặc rằng thật ra tôi có tố chất nghệ sĩ hay không, vì có nhiều người chê tôi khô khan lạnh lùng. Tôi lạnh lùng như... bác sĩ. Mấy tay bác sĩ mà động một tí đã rối rít lên là dễ hỏng chuyện lắm, có lẽ tại họ có "thần kinh nghệ sĩ" chăng?

      Xóa
  18. thế thái nhân tình, càng cảm nhận và trân trọng những gì ta đã trải qua theo năm tháng
    Em qua thăm anh, chúc anh ngày vui.
    P/s: Những bức ảnh rất tuyệt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn VIOLET đến thăm
      Mong được gặp gỡ lại nhiều nhiều

      Xóa
  19. Nô cũng đọc nhiều bài của TNBL viết, (hình như) trên Kiến Thức Ngày Nay và rất quý văn phong của anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TNBL là cộng tác viên đắc lực của tạp chí Kiến Thức Ngỳa Nay bạn ạ

      Xóa
  20. Em sang thăm bác Bu. Ngày chủ nhật bình yên và vui vẻ nhé bác.
    Em xin lỗi bác là do lỗi kỹ thuật nên em vô tình xóa mất cái còm của bác ở bài Gửi em cô gái mùa thu mà bác đã cất công viết lại lần hai cho em rồi. Thật là... Bác còn nhớ thì đánh lại giùm em nhé. Hì hì... thành thật xin lỗi bác.

    Trả lờiXóa
  21. Bác Bu thực hiện entry này thật công phu, hình ảnh đầu giới thiệu tác giả TNBL, bài viết của tác giả và lời ghi thêm của bác Bu về hai nhân vật chính trong thiên tình sử đẩm lệ" này và cuối cùng cũng là hình ảnh. Chuyện tình này thuộc dạng vượt thời gian và không gian, có thể chuyển thể thành kịch bản phim làng trong bối cảnh CMVH ở Tàu!

    Trả lờiXóa
  22. Bu đã có lần nói với TNBL nếu cậu viết lại câu chuyện tình này thì tớ bằng mọi giá sẽ chuyển thành kịch bản phim... Sau đó Liên viết ngay Hoàng Phố Giang Biên Ức Cố Nhân, mấy năm tiếp theo cậu ta im lắng cho đến năm 2003 thì qua đời

    Trả lờiXóa
  23. Lâu ngày LB mới ghé nhà bạn Bu, cũng ít... thấy bạn, hi... (minh từ nhà Ái Nữ băng rào qua đây), chữ Thượng Hải làm mình nhớ tới phim/nhạc 'Bến Thượng Hải', v..v...
    À, mình có hỏi bạn Bu tí (mình có đọc mà quên rồi, nay tìm tư liệu không ra), đó là bản nhạc 'Cánh hồng Trung quốc' = 'Rose of China', nhưng tên gốc là 'Rose, Rose, I LOVE YOU’ (do Chen Gexin, 1914-1961, sáng tác vào năm 1940 và ca sĩ Yao Li thể hiện thành công nhất, năm 1951 Frankie Laine có cove (cải biên) lại theo điệu Jitterbug và rất được phổ biến tại Mỹ): mình biết là bản nhạc này có cụm từ 'the East and the West' - nói về 1 người phương Tây không thể yêu 1 người phương Đông (dĩ nhiên là vào thời điểm đó), bạn có thể giúp mình vài dòng về câu chuyện này được k?
    Mình không khách sáo, qua thăm bạn làm tí trà Ô Long rồi về, hihi...chúc ngày mới tốt lành, NGLB.

    Trả lờiXóa
  24. Đây là đề tài bu chưa quan tâm đến, để tìm hiểu thêm rồi trả lời bạn nhé

    Trả lờiXóa
  25. Tôi quen TNBL trong dịp đi Hàng Châu nghỉ dưỡng năm 1961 thì phải, trong đoàn lưu học sinh VN tại Thượng Hải. Quen ngắn nhưng thân ngay. Liên về VN năm 1964, tôi tốt nghiệp về năm 1962. Khoảng năm 1996 gì đó anh Phan Nghĩa Dũng rủ tôi vào thăm chỗ anh làm việc tại Khu Chế xuất Tân Thuận (PND là Phó GĐ Khu, anh là con đầu ông Lê Đức Thọ), tôi có gặp anh TNBL đang làm phiên dịch ở đây. Không ngờ anh mất sớm quá mà tôi không biết.

    Trả lờiXóa