Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

KHÔNG ĐỀ





Cậu con trai đi Yangon  (Myanmar) thiết kế kiến trúc, đưa về tặng ba bức phù điêu bằng bạc trên nền nhung đen. Mặt trước và mặt sau không hề có bất cứ  một thứ chữ gì.  Tức là tác giả thả nổi, ai muốn hiểu là gì cũng được. Bu muốn đặt cho nó một tên gọi nhưng không biết đặt như thế nào cho hết ý nghĩa. Vũ nữ trang phục đặc Phật giáo, lại bắn cung, đạo Phật không sát sinh vậy thì làm sao nàng lại phá giới. Nhưng trên cây cung không có dây, mũi tên nàng để dưới đất và giẫm chân lên. Toàn bộ vũ nữ là sự khẳng định và phủ định, Phật giáo và không Phật giáo, sát sinh và không sát sinh…Mời bạn đặt cho cái tên, càng ngắn càng hay vậy.
----------------
 Dưới đây là lời bình của các bạn và trả lời của bu bên facebook

Van Pham, Hoàng Kim, Giao Lang và 6 người khác thích điều này.
Lâm Huỳnh Cường: Để em đặt nha thầy. "jihad"
Bu Lu Khin: Cảm ơn bạn Lâm Huỳnh Cường đã mau mắn hưởng ứng bu. jihad là từ đạo hồi có nghĩa là thánh chiến, mà "em" vũ nữ kia là phật tử cua Myanmar...hihi
Lâm Huỳnh Cường vâng.. và nghĩa gốc của nó là "jihad" (chiến đấu với chính bản thân mình).
Lâm Huỳnh Cường: Em muốn nhấn mạnh đến sự tương đồng của các tôn giáo.. vì mặc dù đây là tượng của người phật giáo tạo.. nhưng có vẻ như đang mô tả đến một thời kỳ của đất nước họ dưới thời bà-la-môn (giống như riêm-kê của người khmer).
Huutoan Nguyen: Dọa thôi! Nôm na là vậy.
Lâm Huỳnh Cường: Cái này em nhặt được trên mạng "Al-Ghazali captured the essence of Jihad when he said: "The real Jihad is the warfare against (one's own) passions. Dr. Ibrahim Abu-Rabi calls Jihad "the execution of effort against evil in the self and every manifestation of evil in society." In a way, Jihad is the Muslim's purest sacrifice: a struggle to live a perfect life and completely submit to God."
Dang Hong Ky: Vô thường
Khiem Phan Khiem: Sắc Không.
Ngọc Yến: Mình cũng nghĩ như em Khiêm vậy. Có và không. Sắc tức thị không. Không tức thị sắc. Đúng nghĩa nhà Phật.
Nguyễn thị Kim Thanh: Chỉ biết nghe ngóng, hihi
Hương Ngàn: Nói về Phật giáo, em chịu!
Lâm Huỳnh Cường: Một tên thứ hai cho đề tài "buông"
Lâm Huỳnh Cường: Thưc ra em vẫn thích tên đầu em đặt "jihad".. vì em nghĩ người vũ công (võ sĩ?) đang cưỡi trên mũi tên.. thể hiện cuộc chiến đấu chống lại chính bản thân mình đúng với tinh thần của phật "chiến thắng bản thân mình" và cũng là tinh thần "jihad" của hồi giáo
Lâm Huỳnh Cường: Em nghĩ họa tiết này làm bằng dừa rất đẹp đấy chị Nguyễn thị Kim Thanh
Nguyễn thị Kim Thanh: Khó lắm, huhu
Bu Lu Khin TRẢ LỜI BẠN CƯỜNG
1) Trong bài viết trên, bu dùng chữ vũ nữ, bạn Cường lại nói vũ công (võ Sĩ??). Chữ võ của bạn có tự dạng (còn đọc là vũ) dùng trong các từ vũ khí (武器),vũ trang (武裝) . Còn tự dạng vũ trong vũ nữ 舞女 có nghĩa là múa (Người Tàu có đến 20 chữ vũ, ở đây ta chi nói đến hai chữ này thôi)
2- Bu tui đã từng đến Yangon và xem khá nhiều buổi ca múa nghệ thuật của họ. Người ta múa đèn, múa quạt, múa kiếm và phù điêu này là mô tả một vũ nữ trong điệu múa cung. Cây cung ở đây đã được cách điệu, chỉ có thân mà không có dây, có mũi teen nhưng đặt dưới đất cho vũ nữ giẫm chân lên. Múa nghệ thuật để thể hiện đường nét thân thể, thể hiện tính thượng võ của một dân tộc trong việc bảo vệ đất nước. Vua Trần Nhân Tông được gọi là Phật Hoàng nhưng ông cũng là một anh hùng chống giặc Nguyên Mông ở thế kỉ 13.
3- jihad là một từ cực hay trong đạo Hồi, trong tiếng Ả Rập, từ jihād được dịch là thánh chiến, là bổn phận tôn giáo của người Hồi giáo. Theo đoạn tiếng Anh bạn dẫn ra thì tiến sĩ Ibrahim Abu-Rabi gọi Jihad là "thực hiện các nỗ lực chống lại cái ác trong bản thân và mọi biểu hiện của cái ác trong xã hội." Thiển nghỉ của bu là:
- Tác giả phù bức điêu không nghĩ đến thánh chiến vì ông là người Phật giáo Myanmar. Thánh chiến của người Hồi giáo
thế kỉ13 đã góp phần tàn sát đạo Phật ở Ấn Độ cho đến diệt vong. Người Phật giáo không ngưỡng mộ gì thánh chiến của người Hồi.
- Không tìm thấy chi tiết nào trong phù điêu thể hiện sự “chống lại cái ác trong bản thân và mọi cái ác trong xã hội”
Bu Lu Khin TRẢ LỜI BẠN PHAN KHIÊM
Sắc không bạn nêu ra thoạt nghe rất có lý, vì nó là một khái niệm tối quan trọng trong đạo Phật. Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh ghi lại lời Như Lai: “Này Ông Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế…”. Câu này cũng có nghĩa rằng “chư hành vô thường chư pháp vô ngã”. Pháp trong đạo Phật rất nhiều ý nghĩa, nghĩa cuối cùng của pháp là “những thành phần dựng lập nên thế giới hiện hữu”. Cô vũ nữ kia là pháp, ông Phan Khiêm, ông bu…là những pháp, và đều là vô ngã. Vậy gọi bức phù điêu là sắc không thì quá chung chung, không nói rõ được nội dung ngôn ngữ điêu khắc của tác giả .

36 nhận xét:

  1. Tấm phù điêu của Miến Điện, mà xứ Miến Điện là xứ Phật giáo Nguyên thủy, có thể tấm phù điêu nói lên một tích gì của Phật giáo , hay một triết lý, giáo lý gì chẳng? Bình thường mũi tên bắn đi có thể giết người, nhưng triết lý Phật giáo cũng có mũi tên cứu người, mũi tên trí huệ có thể đưa con người từ vô minh, đến bến bờ của giác ngộ.

    Còn Nhật Bản thì có Cung đạo, bắn cung là một môn thể thao mang tính nghệ thuật, nhưng hơn nữa cũng là Đạo, như Hoa đạo, Trà đạo... Đã là đạo thì Cung, Tên, sẽ đưa người luyện tập tới bến Giác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quên, tôi sẽ đặt tên cho bức tượng là Mũi tên trí huệ.

      Xóa
    2. Bạn PNH có một gợi ý rất hay. Kinh upanishsd có nói đến mũi tên tiêu diệt vô mình nhưng ở đây mũi tên bị vũ nữ giẫm chân lên chớ không được bắn đi. Mà bắn đi cũng chẳng được vì cung không có dây

      Xóa
    3. Từ bài viết này của bác Bu, tôi xem lại những tư liệu, định viết trong comment tại đây nhưng thấy dài quá, có thể tôi sẽ viết về đề tài cung, tên này trong một entry bên tôi.

      Xóa
    4. Trong sách của tác giả Tây phương Louis Frédéric "Tranh tượng & Thần phổ Phật giáo", ông có viết về những binh khi mà trong Phật giáo gọi là Pháp khí, gồm đủ cả, gươm, kiếm thẳng, kiếm cong, giáo, đinh ba, rìu, cung, tên. Mỗi một pháp khí này đều có ý nghĩa và công dụng. Về cung tên thì ông viết "Vừa để diệt trừ sân si, những vũ khi này còn tượng trưng cho sự tập trung tinh thần và minh trí. Sự kết hợp củ cung, tên cũng tượng trưng cho tình yêu.

      Rất lạ là sách của người Tây phương viết về Phật giáo có đề cập đến những loại binh khí như trên (Pháp khí), và ý nghĩa, nhưng mấy quyển sách Phật giáo VN tôi có viết về Pháp khí, chỉ nói đến chuông mõ, bình bát, tích trượng... chứ không hề nói đến những binh khí này. Những trang trên mạng chuyên về Phật giáo cũng thế, không hiểu sao?

      Xóa
    5. Rất cảm ơn PNH về những thông tin này
      Ông Tây nào đó chắc cũng đọc sách Phật Giáo mà viết ra chớ không thể tự biên tự diễn ra được

      Xóa
    6. Mà nếu viết có lẽ PNH sử dung thêm phù điêu này để minh họa chăng

      Xóa
    7. Chắc chắn là sẽ phải xin phép bác Bu "rinh" tấm phù điêu này về minh họa. Có điều khá đáng tiếc là những sách vở tôi có nói về nước Myanmar ít quá, vài quyển sách về văn hóa, du lịch tiếng Việt, tiếng Anh cũng không giới thiệu nhiều về Phật giáo của họ.

      Tấm phù điêu bên trên về hình ảnh cô "Vũ nữ", là đặc trưng của Phật giáo nguyên thủy Myanmar nói riêng, và Thái Lan, Cam Bốt, Lào nói chung (vùng ành hường Phật giáo nguyên thủy). Có lẽ tượng trưng cho một vị thần của họ, trong những ngôi chùa Khmer ở vùng miền Tây Nam bộ tôi cũng có thấy phù điêu, tượng của cô vũ nữ này. Theo tôi việc cô vũ nữ cầm cung tên như thế chắc chắn là nói về một cái điển tích gì đấy của Phật giáo nguyên thủy.

      Còn nếu không chỉ riêng một điển tích (như vị thần Tình yêu Eros cầm cung tên trong thần thoại Hy Lạp) mà nói chung, thì hình ảnh cô vũ nữ (vị thần Phật giáo nguyên thủy) giương một cây cung không có dây, trên cung không có mũi tên (một hình ảnh ẩn dụ của việc bắn mũi tên), mà lại "cưỡi" trên mũi tên. Tôi không nghĩ vị thần đang "dẫm" lên mũi tên, mà nghĩ đang "cưỡi" trên một mũi tên đang bay, như cưỡi trên một phương tiện chuyên chở (THỪA trong ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA) như tác giả Frédéric đã viết, cung tên trong Phật giáo ý nghĩa vừa diệt trừ sân si, cũng tượng trưng cho tinh thần và minh trí?

      Xóa
    8. Tất cả ý kiến các bạn đây bu tui đều đưa sang bên Phây búc, bên ấy cũng phong phú lắm

      Xóa
  2. Tượng đẹp hẵn lên nhờ cái ...chân đế mỏng manh của mũi tên ,anh ạ !

    Trả lờiXóa
  3. Đặt tên thì không biết đặt rồi, dưng mà bức phù điêu này có hình dáng giống 1 món đồ cổ của bà nội em. cũng thiếu nữ trong trang phục như vầy, cách đứng chân như vầy, cầm cung cũng na ná, có điều k có mũi tên thui. Em nhớ có năm nhà nghèo quá, mấy tay buôn đồ cổ vô trả giá, nội k bán vì của đời cô để lại cho mà. Sau đó... mất tiêu. Vì bức tượng đó nhỏ xíu, dễ chôm lắm. Tiếc dễ sợ lun chú ui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ cố gắng suy nghĩ đặt tên thử xem. Mà trước đây bà nội CKN có biết tên bức phù điêu ấy là gì không

      Xóa
  4. Chủ đề này hấp dẫn quá bác Bu ơi! Dù CT chẳng biết xíu nào về Phật giáo:)
    CT rất háo hức được ngồi nghe các cao nhân đàm luận ạ:)
    :I :l

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu cũng thấy là hấp dẫn. CT cứ thử suy nghĩ đặt tên xem
      CT muốn tham khảo thêm thông tin thì đọc trả lời của bu cho cường và Khiêm ở trên

      Xóa
    2. Chủ đề quá hấp dẫn, CT đặt ngay tên rồi ạ. Nhưng là cách đặt tên của một người hoàn toàn thiếu hiểu biết về đạo Phật. nên chỉ đặt cho mình biết thôi ạ!:)
      CT cũng từng được đến Malaysia, vậy mà tiếc quá không đủ điều kiện để hội ngộ với phù điêu này! :(

      Xóa
  5. Cháu chờ các cao nhân bàn luận và đặt tên cho bức phù điêu thôi ạ. Chú được quà của con trai thật là quý. Lâu lâu rồi cháu chưa nhận được quà của ai nên thấy hơi ghen tị với chú đấy ạ :D

    Trả lờiXóa
  6. hihi nếu cậu con trai chú đã từng đối thoại với Yên Vũ thì bức phù điêu này biết đâu đã không thuộc về chú rồi, Cuộc đời nó oái oăm thế mà Yên Vũ

    Trả lờiXóa
  7. Phù điêu rất đẹp!
    Người ta đã không đặt tên, chắc là có dụng ý riêng của họ.
    Có thể hiểu là vũ nữ. Nhưng cũng có thể hiểu là "chiến binh" vì trang phục áo giáp. Tôi cũng thấy nhiều tượng mặc áo giáp, cầm vũ khí, nhưng đầu chim, chân chim ở chùa Vàng Thái lan. Cám ơn bác Bu vì được chiêm ngưỡng một hình ảnh đẹp và được nghe những điều bàn luận!

    Trả lờiXóa
  8. Bác Vũ Nho à
    Có lẽ động tác giẫm chân lên mũi tên có một ẩn ý gì đó mà chúng ta chưa lý giải ra được, tạm thời cứ gọi là vũ nữ múa cung chăng.

    Trả lờiXóa
  9. CT chỉ xin được chia sẻ cái nhìn của CT về bức phù điêu thế này ạ:
    + CT thấy có thể nhìn ra nhiều hình ảnh ạ!
    1. Có thể coi là cô vũ nữ kia đã bắn một cái cung theo cách rất đặc biệt. Chỉ dùng cánh cung mà không dùng mũi tên.
    2. Có thể coi là cô gái đã bắn cung, và khi tên rời đi thì cũng là lúc cô ấy bay cùng với mũi tên ấy..
    + Cô ấy là vũ nữ hay chiến binh, phật tử hay nghệ sĩ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến thứ nhất của bạn "Có thể coi là cô vũ nữ kia đã bắn một cái cung theo cách rất đặc biệt. Chỉ dùng cánh cung mà không dùng mũi tên"
      - Đó là cách bắn cung nghệ thuật, Cung đã được cách điệu, chỉ có thân mà không có dây. Vì không có dây nên mũi tên cũng chẳng cần, và cô nàng đã giẫm chân lên. Động tác này nói rằng tôi là nghệ sỹ múa múa cung chứ không phải chiến binh bắn cung ngoại trận mạc
      - Ý kiến thứ 2 nghe lãng mạn quá, mũi tên nằm dưới chân chứ đã bắn đi đâu. Có thể nàng bay một mình và rơi xuống nhà bu tui đây hihi

      Xóa
    2. Xem lại thấy ý kiến thứ 2 của CT rất hay Mũi tên đang bay chớ không phải nằm dưới đất
      như bu viết ở trên

      Xóa
    3. Vâng bác Bu! Nàng ấy bay một mình và rơi xuống nhà bác với một cái đầu nửa lạnh nửa lãng đãng đấy ạ. Là bạn bè nàng ấy bảo thế.:))
      Tại sao CT lại nhìn được theo cách đã nói với bacs Bu? Là bởi CT nghĩ đến nhân vật Thần kiếm và Baak doong soo trong bộ phim "Chiến binh Baak doong soo". Trong phim có cảnh Thần kiếm và Chúa Thiên câu cá. Thần kiếm đã câu cá bằng cần câu không có lưỡi câu khiến chúa Thiên bật cười. Sau này học trò xuất sắc của Thần kiếm là Doong Soo đã lĩnh hội sâu sắc tinh thần ấy của thầy mình và thực hiện nó với Chúa Thiên mới, là bạn thân và cũng là lãnh tụ của phái Hắc sát. Cảnh cuối giữa Woon và Doong soo đã nhắc CT liên tưởng tới hình ảnh của người vũ nữ trong phù điêu này.
      Với CT, nàng là cả 4 bác Bu ạ! CT rất cám ơn bác Bu đã cho CT được chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt vời này ạ!

      Xóa
    4. Chao ôi, Cầu Tre là chỗ bạn bè với Vũ nữ kia thì bu tui kính cẩn nghiêng mình khâm phục

      Xóa
    5. CT đùa vui chút để đáp lời vui đùa của bác Bu. Nhưng mà bác Bu đùa đến như còm ngay trên đây thì CT hết đường sang nhà bác Bu đấy ạ! :((

      Xóa
    6. Sao lại hết đường Cầu Tre ơi,
      Bạn với Vũ Nữ đằng vân phi vũ trên mũi tên thì phục lăn là phải chớ sao.

      Xóa
    7. CT lò dòdưới bình địa thui bác Bu ơi,
      Đằng vân chi hoa mắt chóng mặt lại lộn về mặt đất! CT cầm tinh thỏ đế mà bác Bu! :):(

      Xóa
  10. Chào bác Bu , lần đầu comment nhà Bác có gì sai sót mong Bác bỏ quá cho
    Ngày cuối tuần Bác cho một đề tài nghĩ suy nghĩ đau hết đầu Bác ạ .các nước đông nam á đều có hình này gọi là điệu múa Apsara , nhưng không có cây cung và mũi tên đây là một điệu múa cổ cách điệu
    Vì sắc đẹp của nàng Helen mà cuộc chiến thành Toy nổ ra giết chết bao sinh linh vô tội ,vì sắc đẹp của nàng Tây Thi mà Ngô Phù Sai mất nước , bao nhiêu anh hùng hào kiệt đêu ngã ngựa vì sắc đẹp
    Đạo phật lấy sắc dục làm trọng là điều kiêng kỵ nhất . Theo tôi thông điệp mà bức phù điêu muốn truyền tải là Sắc đẹp là tạo hoá ban cho để làm đẹp cho đời nhưng cũng chính sắc đẹp sẽ huỷ hoại nhiều thứ . Sắc đẹp là thứ vũ khí nguy hiểm mạnh hơn ngàn lần cung tên ,đao kiếm đã một lòng theo đạo thì hãy tránh xa nó ,bức phù điêu này là lời cảnh báo có thể đăt tên là CẠM BẪY. Good night

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cảm ơn bạn Alaykum Salam đã đến nhà bu và có nhận xét rất kỹ càng. Mong rằng chúng ta được gặp nhau hiều nhiều

      Xóa
  11. Đọc lời còm của Aslam thấy thú vị quá!
    Sắc tựa sóng dữ CT đã nghe, giờ lại biết thêm sắc như đao kiếm! Ý này đã giúp CT hiểu vì sao kẻ hành đạo có thể lánh sắc nhưng đấng anh hùng lại cứ vướng vô sắc như định mệnh. Mà rõ ràng là định mệnh còn gì! Anh hùng phải nghiệp với đao gươm. Mà đao gươm sắc chính là mĩ nhân còn gì! Anh hùng lẫy lừng bởi kiếm sắc mà cũng hoại thân bởi đó! Bậc đại anh hùng sẽ sai khiến đc còn tiểu anh hùng thì chịu thua! Có phải vậy chăng? Vậy nên có nên sợ mĩ nhân đến nhường ấy chăng hỡi anh hùng?
    :)))

    Trả lờiXóa
  12. Cầu Tre ơi
    Các cụ nói rồi "anh hùng tự cổ như danh tướng". Bu thêm còn mạnh hơn danh tướng nữa kia, Bởi vậy mới có câu "nhất tiếu khuynh quốc, tái tiếu khuynh thành". Cười lần đầu nghiêng nước, cười lần nữa đổ thành. Hỏi cổ kim đông tây có vị tướng nào làm được thế không. Cầu Tre rất tự hào được đứng vào hàng ngũ của phái yếu nhưng rất mạnh ấy. Cõ lẽ một thời cũng đã làm liêu xiêu bao nhiêu chàng trai tội nghiệp rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không không bác Bu ơi, CT tự biết chúng CT chỉ như cái cơi kia, còn bậc nam tử, bằng sự thâm sâu thăm thẳm, họ cứ khiến các mĩ nhân và phi mĩ nhân tưởng mình là cái giếng sâu, là sóng lớn, là cung tên...Họ chả cười nhưng nếu muốn họ có thể khiến mĩ nhân cười cái cười khuynh quốc. Kiếm sắc không sắc nếu thiếu tay múa, tên nhọn chẳng còn nhọn khi không có tay cung. Nhưng mà kiếm sau khi vụng lên rồi thì không là kiếm nữa, tên đã bắn xong rồi thì cũng hết là tên. Còn tay kiếm tay cung thì vẫn cứ là tay kiếm tay cung. Không còn cung kiếm này thì sẽ tìm cung kiếm khác. Danh tướng vẫn có kẻ thiên hạ được ngắm mái đầu trắng tựa tuyết sương chứ đến như Tây Thi, Điêu Thuyền, Bao Tự cũng có ai người nhìn được gợn sóng nơi đuôi mắt của họ! Ví mĩ nhân như danh tướng cũng chỉ là cách vỗ về của những anh hùng nông nổi giếng khơi để khiến mĩ nhân nở nụ cười khuynh quốc theo ý họ thôi ạ:(
      Mà CT đã đi lạc đường xa quá rồi! Xin trở lại ngồi nghe các cao nhân đặt tên cho vũ nữ ạ :)

      Xóa
  13. Vũ điệu bắn cung
    Nếu nói cho hết ý thì dài lê thê mà chắc chi đã đúng
    Đã có bài mới "Người chưa biết tên"
    Hihi

    Trả lờiXóa
  14. Vũ điệu bắn cung. Tên gọn mà gợi nhiều ý..
    Nó không có một xíu nào đạo cả :)

    Trả lờiXóa