Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

NẾU BẠN CÓ BỘ KINH THI CỦA NXB VĂN HỌC QUÝ I - NĂM 2004

                   Kinh Thi tập I. NXBVH quý I năm 2004

 

                                     Trang 94 quyển thượng tập I

 

 

 

 

Bu sang nhà anh Hoàng Kim  nghe cô giáo Cao Nguyên thỏ thẻ:

 

"Thầy ơi, còn một bài PHIẾU HỮU MAI, CNB post từ lúc bên 360 tới bên này mà hổng có ai ghé đọc hết....."

 

 

Mới nghe thấy chữ PHIẾU trong PHIẾU HỮU MAI Bu tui đã thấy ngờ ngợ, vì trong tập Kinh Thi (quyển thượng của nhà xuất bản Văn học ấn hành quý 1 năm 2004) do ông Tạ Quang Phát dịch, ông Nguyễn Xuân Tảo (vốn là biên tập viên văn học cổ điển Trung Quốc … hiệu đính (1)) không viết "Phiếu hữu mai" mà viết "Biểu hữu mai". Tại các trang 94, 95,96  của sách trên in 3 chương "Biểu hữu mai". Bu chỉ chép lại đây nguyên văn cả chữ quốc ngữ lẫn chữ vuông chương I để các bạn tham  khảo .

 

CHƯƠNG I

 

 標 有 梅

 

 求 我 庶 士

 迨 其 吉 兮


Biểu hữu mai

 

Biểu hữu mai

Kỳ thực thất hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ cát hề


Dịch nghĩa

 

Quả mai đã rụng

Ở trên cây, quả mai mười phần chỉ còn lại có bảy

Kẻ sĩ tìm đến chỗ em để cưới

Hãy kịp ngày tốt này.


Dịch thơ

 

Hôm nay mai đã rụng rồi,

Giảm đi còn bảy phần mười trên cây.

Sĩ phu tìm đến em đây.

Kịp trong ngày tốt lo ngay cho mà.


Chú giải của Chu Hy (2)

Chương này thuộc phú.  biểu rớt, rụng     mai, tên cây mai, hoa trắng, quả như quả hạnh mà chua.   thứ chúng, các vị.     đãi, kịp.    cát, cát nhật ngày tốt .

    Nước phương nam (3) chịu sự giáo hóa của Văn vương. Con gái chỉ biết lấy chữ trinh tiết trung tín để giữ mình, lo cho mình gả chồng không kịp thời  mà phải chịu nhục vì kẻ ngang tàng vô lễ. Cho nên  nói rằng : Quả mai đã rụng,  còn lại trên cây đã ít rồi thì biết rằng mùa mai đã qua và đã quá muộn vậy. Hỏi kẻ sĩ tìm đến để cưới em có lo kịp ngày tốt lành mà đến hay không.

***

Về ý nghĩa nhân văn do Chu Hy chú giải bu tui tâm phục khẩu phục, không còn gì phải bàn. Nhưng do bất cẩn mà các nhà làm sách xuyên tạc lời chú của Chu Hy. Các vị viết ra chữ "tiêu" lại phiên âm là "biểu", rồi gán cho biểu là rớt, rụng. Một sự lạ nữa là tựa đề bài thơ bằng quốc ngữ viết "biểu hữu mai", nhưng chữ Hán viết là "tiêu hữu mai"( ).Chữ tiêu (標, gồm bộ mộc   và chữ phiêu (4)) có nghĩa là ngọn cây, cái mũi nhọn, cớ sao các nhà làm sách chữ nghĩa đầy mình gọi là chữ biểu.  5 chữ  biểu của người Tàu dưới đây  không hề có nghĩa rụng, rơi:


(biểu) chia cho…

(biểu) trong từ biểu tử là con hát, gái điếm

(biểu) ở ngoài…  

(biểu) khăn quàng cổ…

(biểu) Đồng hồ đo thời gian…

 

Thực ra "biểu" và "tiêu" đều sai. Rớt, rụng,  phải là phiếu (搮, gồm bộ thủvà chữ phiêu 票). Từ điển Thiều Chữu giải thích chữ phiếu (搮) như sau:"Rụng, trong Kinh Thi có thơ Phiếu mai (梅) nói về sự hôn nhân phải cập thời. Nay ta gọi con gái sắp lấy chồng là phiếu mai vì cớ đó".  Một bài thơ chỉ có 16 chữ mà Nhà xuất bản Văn học sai quá nhiều. Tên bài thơ là "Phiếu hữu mai" thì viết "biểu hữu mai", nhưng chữ "biểu" lại phiên âm ra "tiêu"  thành "tiêu hữu mai". In xong sách các học giả chữ nghĩa đầy mình không đọc lại để in thêm phần đính chính xin lỗi người đọc. Cô giáo Cao Nguyên hơi kém vui khi thấy không ai ghé đọc bài thơ Phiếu hữu mai (有 梅) bên anh Hoàng Kim làm bu tui nghỉ bụng, em nào quá kén cá chọn canh thì hãy quan sát cây mai. Xuân sắc các nàng na ná như cây mai ra quả. Rụng ba còn bảy không sao, rụng bảy còn ba là có vấn đề, đến rụng chín còn một thì …thì…coi như rụng hết, không còn chi mà nói nữa, huhuhu!)

   

Các bạn đã đọc Kinh Thi, đặc biệt là người đẹp TTM uyên thâm Hán học có ý kiến gì khác chỉ giáo thêm cho Bu tui được sáng tỏ.  Đa tạ lắm thay.


------------------------------------------------------------


Chú thích của Bulukhin       

(1)  Trích lời Nhà xuất bản Văn học năm 2004

(2)  Chu Hy, một học giả nổi tiếng thời Thuần Hy, Nam Tống 1174-1190

(3)  Nước phương nam:  Bài thơ Phiếu hữu nam nằm trong phần THƠ CHU NAM . Chu là tên nước nhà Chu, nam là các nước chư hầu ở phương nam do Văn Vương trị vì

(4) Người Tàu có 7 chữ phiếu. Trong bài này dẫn ra hai chữ có liên quan :

- (phiếu) nghĩa là rơi, rụng…

- (có 3 cách đọc: Phiêu là nhẹ nhàng. Phiếu là chứng chỉ. Tiêu là lửa bay)

42 nhận xét:

  1. Mul đang cảm cúm hay sao ấy bà con ơi huhuhu

    Trả lờiXóa
  2. Như cách anh Bu phân tích và chứng mình thì còn gì nói nữa ..
    Chuyện các NXB in ấn, các nhà học giả ta lẫn lộn như thế bây giờ xem ra là chuyện bình thường rồi anh Bu ạ ... Dĩ nhiên với những người đọc và đọc mà hiểu như anh Bu và chị huynhtran thì việc đó là không bình thường ...nhưng chỉ để mà tức thôi chứ chẵng khác được đâu ... :((

    Trả lờiXóa
  3. Cái tệ hại ở đây là người ta không đọc lại những gì họ đã làm để thêm vào một tờ đính chính và cáo lỗi độc giả. NXBVH vào loại uy tìn nhất nước mà thế này thì buồn cho văn chương nước nhà quá cô giáo ơi

    Trả lờiXóa
  4. dạ Mul cũng có khi bị trầm cảm bác Bu ơi, hehehe
    chúc bác mọi điều tốt lành ở nhà mới, vùng quê mới :)

    Trả lờiXóa
  5. Ha. Ha. Vì mấy năm trước CNB post bài "Đăng U Châu Đài Ca", thấy thầy Kim ghé đọc nên khoe luôn bài này, còn một bài nữa là "Xuân Hiểu". Lịch sử câu comment trên là như vậy đó bác Bu. Bài thơ "Phiếu Hữu Mai" này CNB được nghe một cô giáo Huế giảng rất hay, nên thích.

    Trả lờiXóa
  6. Tháng 12 này CNB đi công tác VT, hy vọng sẽ có cơ hội gặp được hai bác Bu.

    Trả lờiXóa
  7. Bài này viết lâu lắm rồi hôm nay Lễ nhà giáo nhớ cô giáo mới đưa trình làng

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn bạn ghé nhà mul của Bu

    Trả lờiXóa
  9. Dạ. CNB sẽ ghé thăm hai bác trong khi các đồng nghiệp đi nhâu và tắm biển.

    Trả lờiXóa
  10. Trước hết là phải cám ơn anh Bu về cái chữ "người đẹp" này... làm cho TTM cũng... nghĩ mình "đẹp" thật!! Mà không sao cứ nghĩ thế cho tư tưởng tích cực lạc quan, những cảm xúc đó sẽ đưa đến một sự phấn chấn có lợi và tốt cho sức khỏe anh Bu nhỉ!

    Trả lờiXóa
  11. Đang chờ ý kiến người đẹp về bài viết đây !

    Trả lờiXóa
  12. Và thật tiếc là tiếng Việt Nam mình phần lớn điển tích đều dùng Hán Việt, mà hậu thế ngày càng xa rời ngữ nghĩa của Hán Việt, chỉ hiểu và nói theo thói quen, rồi người biên dịch sách thiếu trách nhiệm, phát hành sách như thế, và nếu giáo viên cũng không biết Hán Việt, rồi cũng không tra cứu, cứ thế mà dạy học sinh, thì từng thế hệ một, tất cả cũng phôi phai...

    Mà có sao không nhỉ ? Một bài Phiếu hữu mai hay Biểu hữu mai (mà chữ "hữu" ở đây cũng là trợ ngữ thôi chứ đừng có dịch là "hoa mai có rụng" hay "quả mai có rụng"...), chắc cũng chẳng ảnh hưởng đến cơm áo gạo tiền.. của cuộc sống ? cho nên cứ thế mà người ta cho qua đi !!! Phải không hở anh Bu?

    Trả lờiXóa
  13. Năm xưa M đi chùa Hương với một người bạn Taiwan - Ông ấy rất hứng thú với những kỳ tích danh lam thắng cảnh của Việt Nam - Khi đến chùa Hương, cùng leo lên động Hương tích. Ngày ấy (1996) chưa có cáp treo, cứ thế mà đi bộ lên, đi ngang qua các am miếu, có nhiều di tích toàn viết bằng chữ Hán, thì ông ấy đọc được, riêng nhiều chữ (chữ Nôm!) thì ông ấy đọc không được thì hỏi M, M cũng không biết nốt, thì ông ấy nói "các bạn thật là kỳ lạ, di tích của mình, chữ nghĩa cũng do mình viết sao hậu thế không đọc được!" !!!

    Tôi đành phải nói rằng từ năm thế kỷ thứ 17-18 tiếng Việt Nam được Alexandre De Rhodes, người đã có công hoàn chỉnh bộ chữ quốc ngữ, và ba trăm năm nay chúng tôi không học Hán ngữ nữa! v.v... và v.v....

    Từ đó M cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề này anh Bu ạ.
    Hơn ngàn năm dùng Hán Nôm, rồi đùng một cái, đến thế hệ của mình chẳng ai biết viết lấy một chữ! Không viết cũng chẳng sao, chọn chữ quốc ngữ như bây giờ là đúng rồi, nhưng hậu thế phải học và hiểu ngữ nghĩa chứ sao lại bỏ quên luôn!

    Ngày trước từ Trung Học, thế hệ của M ở trong nam là phải học Cổ văn, phân tích từ ngữ Hán Việt và điển tích anh ạ. Sau này thì thấy con M không học Cổ Văn nữa. Ngay cả học lịch sử cũng khác đi.

    Trả lờiXóa
  14. Có khi họ có đọc lại nhưng không phát hiện ra cái sai đấy anh Bu à ..:(((

    Trả lờiXóa
  15. Và có khi.. họ cũng không biết đó là sai nữa?

    Trả lờiXóa
  16. Bạn TTM à
    Bạn đã rất công phu sưu tầm và diễn giải. Tài sắc và tài hoa như TTM phỏng ở bên Nông Pênh CPC được mấy người ....?
    Có điều xin được hiệu chỉnh chút xíu: Bạn viết "Theo Kinh Thi, bài Phiếu hữu mai (Triệu Nam). Hai chứ trong ngoặc phải Thiệu Nam mới đúng. chổ này chắc bạn gõ nhầm vì phần chữ Hán bạn viết đúng 《詩 經‧ 召南‧ 摽有梅》 tức là: Thi kinh thiệu nam phiếu hữu mai. Chữ thiệu (召) nhầm sang chữ triệu

    Nhân thể nói thêm: Thiệu là tên đất thái ấp (nhà nước phong cho để hưởng lộc) của Thiệu Công Thích. Ngày xưa ở vùng Phù Phong ở Ung Huyện có Thiệu Đình tức là đất Thiệu ấy. Nay Ung huyện chia làm hai ,Ký Sơn huyện và Thiên Hưng huyện. Chưa biết Thiệu Đình ở huyện nào. Phần dư ra thì đã thấy ở thiên Chu Nam rồi.

    Trả lờiXóa
  17. Đoạn tuyệt quá khứ ắt là tương lai mù mịt thôi

    Trả lờiXóa
  18. Con cháu ngày nay không biết ông cha nói gì viết gì. Có thế mới xẩy ra chuyện ":Nhà kia lỗi phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng"

    Trả lờiXóa
  19. Có lẽ họ không đọc, vì dốt nát như bu lục lộ đây còn phát hiện ra thì cớ sao các nhà dịch thuật gạo cội của NXB Văn học lại mù tịt được

    Trả lờiXóa
  20. Vâng, M nhầm đó anh Bu ơi! vì chữ 召 bình thường thì dịch là triệu, nhưng khi là họ tên thì lại dịch là Thiệu (như chữ 邵  thiệu)

    Trả lờiXóa
  21. Hee. Hee. Tết năm nào cũng đọc bài này như thần chú mà sao không thấy hiệu quả gì ráo????????

    Phải đọc hàng tuần tiến đến hàng ngày mới có hiệu quả

    Trả lờiXóa
  22. Họ và tên đất đọc là Thiệu

    Trả lờiXóa
  23. Thế cho nên bây giờ lớp trẻ nó "phang dich" (thay phiên dịch) chữ Dũng cảm có nghĩa là ..éo sợ. khe khe.... =))

    Trả lờiXóa
  24. Cái nước Nam mình nó thế mà

    Trả lờiXóa
  25. Ha. Ha. Nhảm cho vui thôi. Ngày nào cũng đọc chắc là sẽ đói meo, vì không đi cày làm sao có cơm ăn. Ha. Ha...

    Trả lờiXóa
  26. Đọc sau khi cày xong thì có sao đâu CNB ơi hihihi

    Trả lờiXóa
  27. Thê bài Xuân Hiểu nữa thì đúng là một bộ ba tuyệt phẩm. Cám ơn bác Bu và TTM, BCN

    Trả lờiXóa
  28. Nhiều khi em nghĩ mình ít chữ mà may vì thật ra bây giờ sách viết sai nhiều quá, nếu biết chữ nhiều như anh Bu vậy đọc sách là như thêm bao gánh bận lòng.
    Nói vậy chứ em cũng bực lắm, vì em thích văn học hiện đại của phương Tây nhưng lỡ hồi trước giải phóng em có đọc ké mấy quyển sách của nhà Bác Năm thợ vẽ trong xóm, sau này có điều kiện chút nên em vào nhà sách, thấy mấy cuốn sách đó, mừng quá liền rinh về nhà, lúc đọc thấy hình như mình bị lạc lối đâu đó vì theo trí nhớ xa xưa của em thì lời dịch không giống vậy. Huhuhuhuuu

    Trả lờiXóa
  29. Người ta nói dịch là phản!

    Phải chọn sách và chọn người dịch LT ơi

    Trả lờiXóa
  30. sói đọc 4 bản dịch khác nhau của cuốn "HOÀNG TỬ BÉ" xong nhận ra là bản dịch của Bùi Giáng là xuất sắc nhất. Đọc bản Kinh dịch của cụ Ngô Tất Tố thì thấy khách quan và đỡ bực mình hơn bản Chu dịch của cụ Phan Bội Châu. Thật đúng câu: "Dịch là Diệt" Hihi

    Trả lờiXóa
  31. Bu tui lị khoái Chu dịch của Nguyễn Hiến Lê, có vẻ như ông ấy chỉ viết riêng cho mình đọc vậy, Sói đọc thử coi.

    Trả lờiXóa
  32. Em cũng có đọc bản của Nguyễn Hiến Lê rồi. Bản đó cũng có phần nào giống tính chất như bản của Phan Bội Châu, đó là dùng cái chủ quan của người dịch áp đặt cho người đọc những ý nghĩ của mình. mà trong Kinh Dịch thì "Dịch là biến". Các cặp phạm trù (Được Mất-Tĩnh Động-Hay Dở...) luôn song hành với nhau mà. Với phương cách "tư duy hình cầu" của Dịch thì không thể ai bắt ai hiểu giống nhau được, pk Bu? Hihi

    Trả lờiXóa
  33. Hihihi đấy là chuyện dài nhiều tập
    Có dịp sẽ hầu chuyện ông đạo diễn SÓI ĐỒNG HOANG

    Trả lờiXóa
  34. Chuyện chữ Hán - Nôm - Quốc ngữ như chị M. nói dúng là có nhiều vấn đề, chữ quốc ngữ ra đời, tiện dụng, đến được với mọi tầng lớp, nhưng đồng thời cũng chặn lại cả một quá khứ đối với một dân tộc. Ngày trước như chị M. nói, học sinh trung học được học cổ văn, tuy không phải để trở thành học giả, dịch giả uyên bác, nhưng cũng nắm được phần nào cái văn hóa xưa, và chính nhờ biết được cái cũ, mới không dùng sai cái mới. Bây giờ thì khác, chữ nghĩa trên báo chí, truyền thông sai đầy...
    Cái "ăn xổi ở thì, đi tắt đón đầu" của một thời chiến tranh và khó khăn, bây giờ coi bộ đã phổ biến và trở thành một thói quen không dễ gì xóa bỏ. Đầu tư và suy nghĩ đàng hoàng có khi còn chưa ăn ai... Điều này có thể thấy được trong hầu như mọi vấn đề của xã hội...

    Trả lờiXóa
  35. Đoạn tuyệt quá khứ sẽ mờ mịt tương lai, âu cũng là luật nhân qủa.
    Người Tàu không thể bỏ được chữ vuông nhưng đất nước họ phát triển như vũ bão. Họ đã vượt Nhật, đang chạy thi với Mỹ chưa biết rồi ai thắng ai. Bu tui không phủ nhận vai trò chữ quốc ngữ nhưng bỏ chữ vuông là một sai lầm.

    Trả lờiXóa
  36. "Đoạn tuyệt quá khứ sẽ mờ mịt tương la"....
    Bác Bu nói...em thấy chưa đúng. Ở chỗ: Nước Nam ta, đoạn tuyệt cũng không hẳn. Học hỏi cũng không hẳn. Mà....nói thế nào nhỉ? Chắc là do TIÊU CHÍ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN là "Mất mùa là tại thiên tai/Được mùa là do thiên tài đảng ta" cho nên văn hoá Việt của ta..."cứ thế thôi...cứ thế thôi...Sáng đánh tiến lên chiều chơi tá lả....lao xao trưa hè vài vại bia hơi, lao xao trưa hè vài vại bia hơi....Đất nước tôi, đất nước tôi...cứ thế thôiiiiiiiiii"

    Trả lờiXóa
  37. Sói nói có chỗ đúng, nhưng cái chữ vuông của cha ông xài thì đã bị đoạn tuyệt thiệt rồi. Bu nói theo Gam da tốp đã dẫn ra trong sách Đa ghét stan của tôi "Bắn vào quá khứ một phát súng thì tương sẽ nả vào ta một quả đại bác" Huhuhu đã mờ mịt chưa???

    Trả lờiXóa
  38. Từ thế kỷ 19, một ông quan nước Nam đã viết: "Tôn lộc đại nguy/ Tôn tài đại thịnh/ Tôn nịnh đại suy...." giờ nước Nam này theo cái tôn gì thì sói cũng chịu chả bít. hehee

    Trả lờiXóa
  39. Từ thế kỷ 19, một ông quan nước Nam đã viết: "Tôn tộc đại hưng/ Tôn lộc đại nguy/ Tôn tài đại thịnh/ Tôn nịnh đại suy...." giờ nước Nam này theo cái tôn gì thì sói cũng chịu chả bít. hehee

    Trả lờiXóa
  40. Các anh chị cho e xin một đoạn phân tích nghệ thuật của Phiếu hữu mai với. Em cảm ơn ạ

    Trả lờiXóa