Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

XÁ LỢI PHẬT.


Chùa Giác Quang Tp HCM


Các bảo tháp đựng ngọc xá lợi Phật


Ngọc xá Lợi Phật 


Chiêm bái ngọc xá lợi Phật


Di chuyển ngọc xá lợi Phật ra chuyên cơ boeing 747 


  
5 quyển Đại tạng kinh Việt Nam , trong đó tập 1 là Trường bộ kinh, có chép kinh Đại Niết bàn mà bu tui đã trích dẫn



1- Có lẽ mỗi người trong đời ít nhất một lần nghe nói đến “Ngọc xá lợi Phật”.  Bu tui phải tật tò mò nên muốn biết nó thực chất là gì. Bài viết này không bàn đến giáo lí nhà Phật mà nêu lên sự hoài nghi, có vậy thôi.
   Ngày 6 tháng 6 năm 2009 tại chùa Giác Quang Phật giáo Nguyên thủy (số 47 Lương Văn Can phường 15  Quận 8 TP. HCM) diễn ra đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam.
     Vào lúc 3 giờ 36 phút (6.6.2009) các chư tôn Hòa thượng, chư tôn Thượng tọa, Đại đức tăng ni văn phòng hai, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông và Bảo điện, tiến hành đại lễ dưới sự chủ trì của  Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Sau khi thực hành nghi lễ niệm hương cúng Phật, Ngài cho khai mở các bảo tháp mi ni để mọi người được chiêm bái những viên ngọc xá Lợi Phật và xá lợi các Thánh tăng.  Đấy là những viên bằng hạt đỗ màu trắng lấp lánh như những viên ngọc.  Ban tổ chứ cho hay  “đấy là  phần bảo thân còn lại của đức từ phụ Thích ca mâu ni sau lễ trà tì  (hỏa thiêu) cách nay 2500 năm tại Câu Thi Na Ấn độ. Hiện có 84.000 viên được tôn thờ trên toàn thế giới.
     Sau đại lễ, 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh tăng đặt trong các bảo tháp được các nhà sư cung kính ôm vào lòng,  ngồi chuyên cơ Boeing 747 ra Hà Nội để an vị  chúng ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính (Ninh Bình).
2- Thế nhưng kinh Du hành (trong hệ kinh Trường a hàm nguyên gốc tiếng Sánkrit được Hán dịch và Việt dịch) có nói khi ngọn lửa trong lễ thiêu bùng lên dữ dội  thì: “Chúng Mạt-La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó ngăn, e cháy tiêu hết xá-lợi! Hãy tìm đâu lấy nước dập tắt.””
Và sau khi ngọn lửa tắt:
- Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi.
Qua hai đoạn trích kinh Du hành thì dân chúng Mạt La biết chắc khi ngọn lửa cháy to sẽ thiêu rụi hết thi thể. Sau khi họ dùng nước dập tắt lửa thì phần còn lại của đức Phật chỉ là một chiếc răng hàm trêm của đức Phật mà thôi.
    Kinh Đại Niết bàn (trong hệ kinh Trường bộ, được Việt dịch từ tiếng Pa li) nói thêm về xá lợi Phật: “khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại” (mục 6.23 trang 345)

3- Bu tui hoài nghi những viên ngọc lấp lánh  như trong đại lễ cung nghinh ngày 6.6.2009 ở chùa Giác Quang Tp.HCM có đúng là xá lợi Phật không? Nếu đúng thì  kinh Đại Niết bàn viết cách nay trên hai ngàn năm sai. Nhưng sự thực chỉ có một chớ không thể có hai. Rất mong các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho. 

82 nhận xét:

  1. Chuyện xá lợi làm gì có câu nào khẳng định là có thật kể cả các đại đức , thượng tọa nếu khẳng định đó là xá lợi đích thực thì Sỏi cho các ông ấy là bốc phét. Cho dù rất được nâng lưu linh thiêng và chân trọng.
    Không ai xác quyết dứt khoát rõ ràng, chỉ y cứ vào những dữ kiện, tài liệu chứng minh do các bậc Thầy tu truyền lại. Còn tin hay không là quyền của mỗi người.
    Tôi tận mắt nhìn xá lợi có viên trắng đục như ngọc trai to, có viên tròn trong như bi ve. Tại sao xá lợi có nguồn gốc hữu cơ mà lại trong suốt như thủy tinh vậy.
    Có tài liệu nói sau lễ hỏa thiêu một phần lớn lưu xá lợi di chuyển về Thiên cung, một phần di chuyển về Long cung.
    Xá Lợi Phật có ba loại, một loại lớn bằng đầu đũa, một loại bằng hạt gạo, một loại bằng hạt vừng.
    Xá Lợi bằng đầu đũa hiện không còn nữa. Xá Lợi bằng hạt gạo cũng không còn. Bây giờ duy nhất còn Xá Lợi bằng hạt vừng. Nghĩa là nó chỉ bằng hạt vừng thôi nha.
    Chứ tại sao xá lợi ở Việt mình toàn to bằng viên bi ve và giống y trang.
    Rồi đón viên bi ve mà phó chủ tịch nước cũng cung kính lắm.
    Tôi không tin những viên gọi là xá lợi ấy là thật, cho dù nó được bỏ vào cái khay, trải lụa vàng và có cái tháp thủy tinh trong suốt chụp lấy. Nếu cho rằng tôi hồ đồ xin mời công nghệ ghen, và kiểm tra sự thật bằng ADN.
    Tôi tin rằng Phật cũng ủng hộ tôi vì chính ngài cũng đang bức xúc về tính lưu manh của những người lợi dụng ngài để kinh doanh. Chùa Bái Đính ngài sẽ không tọa lạc ở đó. Đời nào có chuyện cứ cao to hoành tráng mà ngài chọn để tọa lạc, và ngài sẽ không vui khi người ta dùng chùa chiền để kiếm tiền.
    Chuyện này dài và cũng nhạy cảm. Nói đến nó một cách nghiêm trang thì khó chịu lắm, xúc phạm lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sai cả chính tả lại viết cái (chân ông trọng)! Hihi!

      Xóa
    2. Khi tranh luận mỗi người dựa vào một căn cứ . Bu tui dưạ vào kinh Du hành (của A Hàm ) và kinh Đại Niết bàn (của Trường bộ kinh). Hai kinh này được viết ra cách nay gần 2500 năm.
      - Với kinh Du Hành thì lửa to quá sẽ cháy hết thân phật, phải dùng nước dập tắt sau đó còn lại một chiếc răng hàm trên
      - Với kinh Đại niết bàn thì xá lợi phật chỉ là xương, vậy ngọc lấp lánh kia lấy đâu ra.
      Khoa học bây giờ làm được kim cương giả thì làm ra xá lợi rất dễ dàng
      Bu tui nghi ngờ là vậy
      Bu tui giống Sỏi là không thiện cảm với cchùa Bái Đính hihi

      Xóa
    3. Phải theo, tôn trọng khoa học và chân lý. Theo đại niết bàn cho là khi hỏa thiêu, xá lỵ chỉ còn tro và xương là đúng. Các chất hóa học khi bị nhiệt phân đều tan rã cấu trúc. không thể có cái thứ xá lỵ như viên bi ve được. còn bỏ vào vài viên Ngọc trai rồi hô thần nhập ngọc bảo đó là xá lỵ thì ''đơn giản như đan rổ'' Và đó là xá lỵ ngọc. Còn đã là thêu dệt , truyền thuyết thì bàn làm gì!

      Xóa
  2. Mặc dù lão không mấy hiểu biết và thiết tha với chủ đề phật giáo , nhưng cũng đặt cục gạch ở đây hóng chuyện.
    Nói hóng chuyện là không sai tẹo nào vì các lời còm trong nhà Bác Bu có trọng lượng, không thể bỏ qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có người đặt cục gạch hóng chuyện như tan_ 262 là vui rồi

      Xóa
  3. Nếu tin thì nó là xá lợi thật, còn không tin thì dù có là xá lợi thật nó cũng thành giả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói giống với Duy thức triết học Paramàtha (Chân Đế)
      "...Sự hiện hữu của nhân sinh, vũ trụ đều từ nơi tâm thức, ngoài tâm thức ra thì tất cả là "không", không một pháp nào "có được"

      Xóa
  4. Khai thiệt với chú Bu là em có nghe từ Xá Lợi Phật thiệt. Em cứ tưởng nó là tên Chùa. hì hì. Giờ qua đọc của chú Bu mới biết thì ra em ngu lâu dốt bền bấy lâu nay mà không biết. hì hì
    Em cũng lót dép ngồi ké lão Tan hóng thui. chờ cái anh Salam qua còm với chú Bu mới đã nè. hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CKN biết vào nhiều thứ thêm nặng đầu cứ làm thơ hay là tuyệt rồi

      Xóa
    2. Chú Bu ui kể chuyện ngày xưa nghe đi chú ui ! Lâu quá rùi không nghe chú Bu kể chuyện . Chú Bu với mấy anh toàn bàn chủ để lớn không hà. Kể chuyện nghe đi chú Bu uii

      Xóa
  5. Có đê có đê ! Đan Thuỳ ơi ! Có Salam đê ! Coi Salam bật Hòn Sỏi nè
    Về vấn đề Xá Lợi ( Xá Lỵ ) hiện các nhà khoa học còn đang tranh luận về hai giả thuyết
    1- Giả thuyết cho rằng do các nhà tu hành trong quá trình ăn uống đã tích tụ một lượng lớn các muối , Phoóphate và Carbonnate . Những tinh thể muối này cuối cùng biến thành Xá lỵ
    2 - Một giả thuyết cho rằng Xá lỵ lại có tính bệnh lý , tương tự như bệnh sỏi thận , sỏi bàng quang , sỏi mật
    - Tháng 12/ 1990 , Hoằng Huyền Pháp Sư , một cao tăng đắc đạo ở Singgapore viên tịch , cũng được các đệ tử đem di thể đi hoả thiêu . Trong phần tro cốt người ta tìm được 480 hạt cứng . Hạt to nhất bằng hạt đỗ tương, hạt nhỏ nhất cỡ bằng hạt gạo . Chúng gần như trong suốt và toả sáng lấp lánh như những hạt kim cương
    - 3/ 1991 Một nhà sư Uỷ viên thừng vụ Phật Giáo Trung Quốc , sau khi hoả táng cũng tìm được hơn 11000 hạt xá lỵ
    - Sau đó không lâu Pháp sư Khoan Năng , huyện Quế Bình , tỉnh Quảng Tây Trung Quốc . Sau khi thiẻu cũng để lại 3 viên Xá Lỵ có đường kính 3-- 4 cm , tựa như những viên ngọc lục bảo
    - Năm 1997, một nhà khảo cổ học người Pháp tên là W C Peppe' đã tiến hành khảo cổ tai vùng Piprava , phía nam Nepanl . Đã tìm thấy một chiếc hộp bằng đá , W C Peppe' khẳng định trên hộp còn khắc chữ Brahmi . Theo bản dịch dựa trên Phật Quang Từ Điển , những văn tự có nội dung sau " Đây là Xá Lỵ của Đúc Phật do bộ tộc Sakya nước Satthi phụng thờ "
    Phát hiện trên đã buộc các nhà khoa học hiện đại phải tin những gì ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những kinh điển của Phật khác , về việc phân chia Xá Lỵ Phật cho 8 Quốc Gia cổ đại , khi Phật nhập niết bàn là có thật
    ( Còn nữa Sỏi ơi )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bạn Salam nhắc đến kinh A hàm?? Bu tui xin nói thêm :
      Kinh A Hàm gồm có 4 phần
      Phần I có 4 kinh
      Phần II có 15 kinh
      Phần III có 10 kinh
      Phần IV có 1 kinh
      Tổng công có 30 kinh, riêng một kinh của phần IV có 12 phẩm. Kinh Du Hành bu trích dẫn trong bài viết ở vị trí số 2 trong số 4 kinh của Phần I.
      2- Kinh Du Hành nói:
      * “Chúng Mạt-La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó ngăn, e cháy tiêu hết xá-lợi! Hãy tìm đâu lấy nước dập tắt.””
      * “Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi”
      Qua hai đoạn trên ta thấy rõ: Lửa to sẽ cháy hết thân xác phật, phải dùng nước dập tắt bớt. Sau khi cháy xong chỉ còn lại 1 chiếc răng hàm trên. Phần còn lại chia ra 8 phần cho tám quốc gia, nhưng khốn nỗi kinh không nói phần còn lại ấy là gì, than tro, xương cốt, hay các viên ngọc!!!
      3- Bu tui phải đọc thêm kinh Đại Niết bàn, đứng thứ 16 trong số 34 kinh của Kinh Trường bộ.
      Kinh Đại Niết Bàn nói:
      “khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại” (mục 6.23 trang 345)
      4- Trước mắt bu tin vào hai kinh đã dẫn ra trên vì nó được viết ra cách nay gần 2500 năm. Bu tui đã vào Google và thấy vô số bài nói về xá lị khác với những gì mà bu đã dẫn ra trên. Tóm lại bạn nào tin vào Internet thì cứ tin còn bu tin vào Đại tạng kinh Việt nam và đang hoài nghi như bài viết đã nói vậy.

      Xóa
    2. cứ mỗi lần nghe anh Salam rao là em lại mắc cười. Đọc ổng diển giải nửa thiệt nửa chơi mà...đâm ra hoang mang . hì hì

      Xóa
  6. CT từng thấy một ngôi chùa ở Thái Lan cũng có đặt rất nhiều xá lị. Anh hướng dẫn viên người Thái gốc Việt còn nói với CT hãy mua dây chuyền có tượng 4 mặt và xá lị để cầu may... Nhưng CT sợ mình thiếu chu đáo nên không dám. Đó cũng là lần đầu CT nghe về xá lị. Sau này CT cũng có nghe người ta kể rằng những cao tăng đắc đạo đều để lại xá lị. Chẳng hiểu sao CT vẫn tin là có sự tồn tại của xá lị:))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui đọc kinh Phật, đối chiếu với những gì đã thấy đâm ra hoài nghi

      Xóa
  7. Cháu nghĩ xá lị chỉ là một vật dùng để diễn tả sự huyền bí của đạo phật, giống như sự hiển linh của các đấng, bậc trong đạo vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Linh Lan nghĩ vậy là đúng, nhưng xá lị là ngọc hay chỉ là xương mà thôi.
      Chú đang hoài nghi chỗ đó.

      Xóa
  8. Hôm trước, bọn em trên đường đi xem chân cột Hải đăng ở Vũng Tàu ( nói là xem chân cột vì thấy thuê mất 400 ngàn tiến tắc xi chở đoàn lên, đứng lơ ngơ một lúc rồi lên taxi về, hỏi ví sao, bảo vì không phải thứ bảy, chủ nhật nên không ai mở cửa cho mà leo lên, xem nóc nhà thành phố), dọc đường có ghé vào ngôi chùa gì đó, bảo có 14 viên xá lị, chẳng biết nó nằm ở đâu. Cuối cùng mọi người mua quà lưu niệm rồi về. Em thấy ông Võ Nguyên Giáp trong đĩa người ta bán 100 ngàn nên mua một đĩa, nghĩ là cực rẻ vì ở nhà họ bán đến 300 ngàn. Hóa ra có người mua 50 ngàn. Nghĩ dân ta rất nhạy, cứ tìm chỗ cửa chùa mà bán thì luôn đắt hàng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dầu sao cuộc đi của đoàn Nhất Thành Hồ đã thành công tốt đẹp. Hè năm sau đi tiếp để biết Vũng Tàu kỹ hơn..

      Xóa
    2. Chuyến đi của mấy ả hoe , lão đang viết thành ký sự ở blog lão. Lão đang phân vân có cho chi tiết gặp lão Bu mà khi về ả nào ả nấy khóc như mưa không đấy. hehe. Mời anh qua duyệt ký sự Ả hoe.

      Xóa
    3. Sẽ sang nhà Lão xem liền

      Xóa
    4. Bác Bu viết một bài giới thiệu về Vũng Tàu đi bác Bu:)

      Xóa
    5. Gần đây, tôi có viết tìm hiểu về địa danh Vũng Tàu qua những thời kỳ, mời bạn CT qua xem. Còn chuyện sinh hoạt đời thường chắc phải chờ bác Bu.

      Xóa
    6. Cầu Tre à
      Bu tui do hoàn cảnh mà phải bỏ quê vào VT ở.
      Để hiểu nơi mình ở bu có mua một số sách nói về VT như Di sản Hán Nôm trong các di tích lịch sử văn hóa Bà Rịa, Vũng Tàu, Du lịch Vũng Tàu, Nhà Lớn Long Sơn ...Mua nhưng chưa đọc hết ...Bu mới đến một số chùa, tượng chúa, nhà lớn ... nhưng chưa dủ hứng thú để viết , CT sang bên PNH đọc để biết về cái tên Vũng Tàu đã nhé

      Xóa
    7. Cầu Tre à
      Bu tui do hoàn cảnh mà phải bỏ quê vào VT ở.
      Để hiểu nơi mình ở bu có mua một số sách nói về VT như Di sản Hán Nôm trong các di tích lịch sử văn hóa Bà Rịa, Vũng Tàu, Du lịch Vũng Tàu, Nhà Lớn Long Sơn ...Mua nhưng chưa đọc hết ...Bu mới đến một số chùa, tượng chúa, nhà lớn ... nhưng chưa dủ hứng thú để viết , CT sang bên PNH đọc để biết về cái tên Vũng Tàu đã nhé

      Xóa
    8. Không hiểu sao nhà bác Bu khó còm được quá!
      Cám ơn bác Hiệp và bác Bu, CT đã đọc bài đó từ khi bác Hiệp mới đăng rồi ạ!:)
      CT mong muốn được nhìn Vũng tàu ở góc nhìn đời thường gần gũi nữa.. Nhưng tiếc là bác Bu quá nặng lòng cố hương có lẽ chưa coi VT là quê hương của thứ hai.

      Xóa
    9. Đúng như Cầu tre nói bu đang lòng với quê cha đất tổ .

      Xóa
  9. Vấn đề bác Bu nêu ra trong bài khá lý thú đây, tôi thử lạm bàn, nhưng trước hết tôi muốn có một cái nhìn rạch ròi:

    1. Việc cung thỉnh xá lợi Phật ở chùa Giác Quang ngày 6-6-2009, những viên xá lợi này theo như bài viết mô tả "Đấy là những viên bằng hạt đỗ màu trắng lấp lánh như những viên ngọc".

    2. Theo kinh sách bác Bu đã trích dẫn:
    - "Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi".
    - “khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại”

    3. Hoài nghi của bác Bu trong bài viết: "Bu tui hoài nghi những viên ngọc lấp lánh như trong đại lễ cung nghinh ngày 6.6.2009 ở chùa Giác Quang Tp.HCM có đúng là xá lợi Phật không? Nếu đúng thì kinh Đại Niết bàn viết cách nay trên hai ngàn năm sai".

    Tôi đi vào chi tiết:

    1. Những viên xá lợi Phật cung thỉnh ở chùa Giác Quang ngày 6-6-2009 có đúng là xá lợi Phật hay không? Vấn đề này thì ai có thể trả lời? Cũng giống như ta đi mua hàng hóa vậy. Thật giả, Ta có thể thắc mắc, tốt, xấu, chất lượng ra sao? Có lẽ chỉ có nơi sản xuát, nơi xuất phát ra món hàng ấy mới biết. Nhưng cũng như khi ta đi mua hàng, không có câu trả lời rõ ràng nào cho câu hỏi này. Đối với hàng hóa là món hàng vật chất, thì cứ mang về xài đi, rồi sẽ biết. Còn những viên xá lợi Phật ở đây thuộc về tinh thần. Khi không có thể truy nguyên gốc tích thì đó là "niềm tin tín ngưỡng", những người cung thỉnh, hoặc những tín đồ ti đó là xá lợi Phật, thì đó chính là xá lợi. Cũng như trong tôn giáo người ta thờ lạy những pho tượng mang hình dáng được cho là Phật, Chúa, Thánh, Thần... tuy những pho tượng ấy chỉ là bằng đất, đá, đồng... vô tri. Người ta cung kính ở đây là bằng niềm tin, cung kính cái tinh thần (người và không phải người khác nhau ở chỗ đó). Cũng như ta thờ lạy Ông Bà, Tiên Tổ trong nhà vậy...

    2. Kinh sách đã dẫn có nói sau khi thiêu thân xác Đức Phật còn lại xá lợi xương, răng, không thấy nói những vật kết tinh thành viên sáng lấp lánh như ngọc, như những viên xá lợi được thờ ngày nay.

    Kinh sách này như ta đã biết, cũng chỉ được chép lại theo kiều "như thị ngã văn", mấy trăm năm sau Đức Phật tịch diệt, cho đến ngày nay cũng đã được chép qua chép lại bao nhêu lần? Không phải chép ngay lúc hỏa táng nhục thân khi Đức Phật tịch diệt. Cái chính xác của kinh như thế nào? Có lẽ cũng không thể có câu trả lời.

    3. Vậy thì vĩnh viễn sẽ không có câu trả lời cho vấn đề bác Bu đã nêu. Vấn đề ở đây là NIỀM TIN của con người. Tôn giáo tồn tại là nhờ NIỀM TIN này, cho dù Kinh sách, Giáo lý, những Nghi thức.... của các tôn giáo có người thấy có chỗ vô lý, so với hiểu biết, khoa học ngày nay... Ta không nên bài bác niềm tin của người khác, cũng như có lẽ ta không muốn người khác bài bác niềm tin của ta. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng..

    Còn chuyện sau khi hỏa thiêu thân xác của một số trường hợp, có những viên kết tinh kiều như xá lợi Phật không? Tôi cũng thử tìm đọc, nhiều thông tin nói có, như những gì bác Salam trích dẫn bên trên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còm này khá dài nhưng tự trung nội dung của nó là "Nếu tin thì nó là xá lợi thật, còn không tin thì dù có là xá lợi thật nó cũng thành giả." như PNH đã viết. Bu cũng nghĩ là không có câu trả lời cuối cùng làm thỏa mãn mọi người....hihi

      Xóa
    2. Chắc bác Bu cũng đã biết qua câu chuyện "Tấm vải liệm thành Turin", đó là tấm vải liệm được người Thiên Chúa giáo cho là đã liệm xác Đức Jesus khi lâm chung,. Rồi người ta đã đồng ý cho khoa học xét nghiệm tấm vải này để thử tìm ra sự thật có đúng là tấm vải liệm Chúa hay không? Có những xét nghiệm khoa học kết luận tấm vải liệm chỉ mới có từ thời Trung cổ, khoảng thế kỷ 13, 14, nghĩa là... đồ giả. Nhưng cũng có những ý kiến khoa học khác chứng minh là của thật, khoa học vào cuộc nhưng vẫn bế tắc. Khó thế, nhưng dù thật hay lỡ có giả, tấm vải này vẫn là của báu của những ngườiThiên Chúa giáo. Bởi vì cả mấy trăm năm nay người TCG đã đặt niềm tin vào nó.

      Cũng như trong Kinh thánh Chúa Jesus có nói đại ý: "nếu có niềm tin thì có thể dời ngọn núi từ chỗ này sang chỗ khác".

      Xóa
    3. Ngoài tấm vải liệm còn dính máu đức chúa người ta con tìm ra trên đỉnh núi nào đó mảnh thuyền của ông NÔ Ê trong trận đại hồng thủy.
      Ai nói cứ nói, ai tin cứ tin, ai không tin cứ không tin.
      Nói như nhà thơ Nguyến Trọng Tạo "tin thì tin không tin thì thôi"

      Xóa
  10. - Pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi trụ trì chùa Pháp Hoa ( núi Quan Âm , tỉnh Thiểm Táy , Trung Quốc , sau khi hoả táng . Trước đó , trong một buổi giảng kinh , Ngài đã nói các đệ tử rằng " ta sẽ để lại quả tim cho chúng sinh " . Sau khi thiêu pháp sư Viên Chiếu , trong đống tro nguội các đệ tử thu được 100 viên Xá Lỵ . Những bông hoa Xá Lỵ rấ đẹp , lóng lánh như những bông hoa tuyết . Chung quanh còn dính những hạt Xá Lỵ nhỏ cỡ hạt gạo sắc đỏ , vàng, lam , nâu . Kỳ diệu hơn nữa là trái tim của Bà không hề bị thiêu cháy . Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm nóng, sau đó nguội dần và cứng lại , biến thành một viên Xá Lỵ lớn màu nâu thẫm
    - Ở Việt Nam cũng từng ghi nhận một trường hợp để lại Xá Lỵ . Đó là trái tim của Hoà Thượng Thích Quảng Đức . Quả tim của Hoà Thượng này vẫn nguyên vẹn sau khi hoả táng . Hiện tại vẫn được đặt thờ ở chùa Xá Lợi
    - Xá lợi do âm tiếng Phạn là Sàririkahatu , trong kinh Tạng Pali thường nhắc tới , là tats cả những vật dụng của các vị cao tăng đắc đạo ví dụ như : Bình bát , Tích trượng ..vvv thì đều gọi là Xá Lợi . Ngoài ra còn gọi Xá Lợi Xương , Xá Lợi Răng và ngọc Xá Lợi
    - Theo Ngô sĩ Liên trong " Đại Việt sử ký toàn thư " ( Thuyết nhà Phật gọi Xá Lỵ là tinh tuý do tinh khí tụ lại . Khi đốt xác , lửa không đốt cháy được cho nên gọi là Bảo . Tương truyền người nào học Phật thành thì thân hoá như thế . Có lẽ vì sự đoạn tuyệt tình dục thì tinh khí kết lại thành ra như thế . Người đời không thường thấy , cho là lạ , có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi )
    Xá Lợi là có thật Sỏi ơi ! Ở đây Salam muốn nói đến một vấn đề khác
    Trích đoạn nói về việc hoả táng Đức Phật Thích Ca : " Sau khi tro tàn , người ta tìm thấy trong tro có rats nhiều tinh thể trong suốt , hình dạng và kích thước khác nhau, cúng như thép , lóng lánh và toả ra những tia sáng muôn màu . Giống như những viên ngọc quý . Tất cả được 84.000 viên , đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu "
    Có hai vấn đề cần bàn ở đây
    1- Hộc và Đấu là dụng cụ đo lường dùng để đong ngũ cốc . Với một người bình thương như người Ấn Độ nếu chặt nhỏ ra cũng không đủ để bỏ vào 8 Hộc và 4 Đấu ?
    2- Giống như bài viết trước của bác Bu , khi khâm liệm Đức Phật người ta quấn 500 lớp vải . Vì thế Salam nghi ngờ những hạt Xá Lợi là những thành phần còn lại của sự kết tinh của những lớp vải đó sau khi cháy ? Cũng như ta đốt những chiéc áo mà chất vải được pha nhiều Nilon vậy
    P/ s : Không thấy bác Hồng Ngọc tham gia cho vui nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Bu tui khá tin vào Đại Tạng kinh Việt Nam nhưng khó tin được rằng Phật dặn phải bó ông trong 500 lớp vải , trong đó 250 lớp vải mới, 250 lớp vải xô gai, chiều day 500 lớp đó vào khoảng 2,5 mết
      - Và dầu có đốt 500 lớp vải ấy thì khó mà thành ngọc được. Còn 2500 năm trước Ấn Độ có loại vải gì đặc biệt khi cháy xong thành ngọc thì bu tui bó tay luôn
      - Internet rất tuyệt vời nhưng bu đọc để tham khảo chớ không thể tin tuyệt đối vào nó được

      Xóa
    2. Haha, internet giống như một cái "lẩu thập cẩm", đúng là nó tuyệt thật, chả thế mà đến cả tỉ người sử dụng nó, nhưng nó cũng đầy sạn trong đó, muốn tra cứu cái gì chỉ thấy phần nhiều là sự "chép qua chép lại", cái đúng xen lẫn cái sai, mà cái sai lại có phần áp đảo. Tôi cũng thế, tham khảo ở nó là chính, không thể lấy internet là "kim chỉ Nam" được.

      Xóa
    3. Rất nhất trí với bạn PNH ...

      Xóa
  11. Sa lam phân tích không thuyết phục được Sỏi rồi. Sỏi thuộc người của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhìn nhận sự vật hiện tượng bằng cách của mình. Mọi diễn giải dưới màu sắc tôn giáo hay tín ngưỡng đều không nên nói với Sỏi. Sỏi không muốn tranh luận!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe Nguyễn Trọng Tạo có câu thơ " tin thì tin không tin thì thôi "
      Bu tui cho đó là phương châm chơi blog hihihi

      Xóa
  12. Bác Bu viết bài này được đó ! Mở ra cho mọi người tranh luận thoải mái , kết Lão rồi đê
    Bác Hiệp nói đúng Internet rất nhiều sạn , nhưng quan trọng là người tìm hiểu có biết đãi rác tìm vàng hay không . Salam ghét học thuyết của Lão ráu xồm người Đức , nhưng cũng thích câu nói của Ông ( Là hoài nghi tất cả ) vì thế Salam sẽ tranh luận tiếp
    ( Trên Tạp chí khoa học pháp y thế giới số ra tháng 6 / 1997 có bài đăng của 3 nhà vật lý Holcilen , Phokey, Clememt thuộc trường Đại học Moncsh bang Vitoria nước Úc )
    Họ cho rằng trong quá trình tinh thể hoá xương do hoả táng , các tinh thể hình dạng khác nhau , sẽ được hình thành nếu quá trình hoả táng đó ở nhiệt độ thích hợp . Họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử để quét theo dõi quá trình tinh thể hoá hoá xương đùi của những người từ 1 - 97 tuổi , trong nhiệt độ 200 - 1600 độ , trong khoảng thời gian từ 2- 12- 18- và 24 giờ .
    Kết quả là sự tinh thể hoá các khoảng trong xương ( Chiếm 2 / 3 trọng lượng xương ) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600 với nhiều hình dạng khác nhau , hình cầu , lục giác , hạt nhỏ và hình dạng không đều . Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1000- 1400 độ . Và khi nhiệt độ đạt tới 1600độ , các khối tinh thể bắt đầu tan rã . Như vậy nếu điều kiện nhiệt độ hoả táng thích hợp thì Xá Lợi có thể xuất hiên . Do quá trình tinh thể hoá các khoáng chất vốn có nhiều trong xương người .
    Câu trả lời , nếu nhiệt độ hoả táng ban đầu vào khoảng 600 độ sau đó tăng lên 1000 độ , nhiều khả năngcacs khối tinh thể sẽ xuất hiện , miễn là nhiệt độ không quá cao
    Trung tâm Phật giáo thế giới Forshong taij Đài Loan ( Hiện có cơ sở tại Mỹ , Canada và Hongkong ) thì Xá Lợi chứa các yếu tố hoá học của cả xương và sỏi . Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố , đôi khi không kiểm soát được . Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có được
    P/ s : Bác Hồng Ngọc đâu rồi .. Hellp Me

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Râu xồm , râu không xồm , kể cả không râu cũng khó mà tin được lắm..

      Xóa
  13. Tôi muốn nhờ bác Bu giải thích rõ hơn 2 đoạn kinh bác đã trích dẫn, vì theo tôi có chỗ "lấn cấn" nghĩa không rõ ràng:

    1. Đoạn trong kinh Du hành:
    "- Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi".
    Nếu viết "từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi", tôi chú ý đến "từ từ trước hết", có "trước hết" ắt sẽ phải còn "sau đó", vậy "sau đó" các Hương Tánh nhặt đến cái gì?

    2. Đoạn trong hệ kinh Trường Bộ:
    "“khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại” (mục 6.23 trang 345)".
    Tôi chú ý đến chi tiết "không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại”. Ngày xưa thiêu xác người ta dùng củi chất và bỏ xác lên mà thiêu, dù muốn dù không sau khi xác đã cháy thì tro, than của củi và tro từ thân thể người chết sẽ thành một đống, và có thể cùng với ít xương chưa cháy hết. Nếu không có tro, than (cho dù là than củi) lẫn vào xương còn lại thì thiêu bằng gì?

    Đó là những chi tiết không rõ ràng trong những đoạn kinh bác Bu đã trích dẫn.

    Trả lờiXóa
  14. Ui da ! Bác Hiệp lại làm khó bác Bu zồi !
    Câu thắc mắc của Bác rất hay ! Salam rất ngưỡng mộ , đã tranh luận thì phải thế , đúng không bác Bu ? Như Salam đã nói , Bác viết bài viết này để mở ra diễn đàn cho mọi người trong nhà này tranh luận . Không cần biết đúng sai , miễn là mọi người vui vẻ , hoặc học hỏi thêm những gì mà mình còn khiếm khuyết . Riêng về vấn đề này Salam sẽ tranh luận với Bác tới cùng . Loại được Hòn Sỏi là Salam mừng lắm . Bây gờ chỉ còn bác Bu nữa thôi ..bác Hiệp còn đang hoang mang .. Hãy chờ đấy , ngày mai Salam sẽ cho Bác 2 comemnt luôn và ngay !
    P/ s : Bác Hồng Ngọc đâu rồi .. Hellp Me

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải làm khó mà bác ấy muốn đi cho đến ngọn nguồn lạch sông đó thôi. Bu rất thích có những câu hỏi như thế để chúng ta cùng bàn thảo may ra gân đến được sự thật chăng. Bu tui sẽ trả lời ...hihi mấy hôm nay lu bu nhiều việc quá....

      Xóa
  15. Sa lam ơi, có gì cứu CT với nhé!
    1. CT vẫn nghe người ta nói không phải lúc nào 1+1 cũng bằng 2, có khi bằng 3, 4,10, 100.., có lúc còn bằng 1, bằng 0. Vậy thì cứ theo tính chất bắc cầu mà suy thì 2500 chưa chắc đã lớn hơn 100, 50, 20... Salam nhỉ!
    1. Một quyển Kiều của Nguyễn Du được viết cách nay trên dưới 200 năm, hay gần hơn quyển NKKT của Hồ Chí Minh viết cách đây trên 70 năm... mà mỗi lần in còn không giống nhau.... thì làm sao có thể chắc một cuốn sách ra đời cách nay đã 2500 năm nó là dị bản thứ bao nhiêu...?? Chứ kể làm chi thời gian trước đó con, người đã đối xử với nó như thế nào!
    3. Bác Bu là người rất yêu thích và nghiêm túc tìm hiểu về đạo Phật , kinh Phật, và bác có đặt niềm tin nhất định vào một số quyển kinh. Thế nhưng trong các entry đã đăng, bác cũng đã nhặt ra được một ít sạn. Vậy thì những đoạn viết về xá lị bác trích ở trên có phải sạn không? CT xin phép được ngồi cạnh Salam để lắng nghe bác Phạm Ngọc Hiệp và bác Bu đàm luận.! Salam chịu hôn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. OK với Cầu Tre luôn !
      Kể các Bác nghe ! Salam đã từng công tác ở Trung Đông , trong thế giới Ả Rập có một luật lệ riêng , là bất cứ người nước ngoài nào khi chết thì không bao giờ được chôn ở những vùng đất của thánh Ala . Bởi vậy tất cả những người nước ngoài chết đều phải hoả táng . Các người châu âu , người Nhật , Hàn Quốc vì đất nước họ giàu nên chính phủ tài trợ , vì trế họ đem được xác về nước . Còn Việt Nam và các nước nghèo khác thì phải thiêu . Năm 1988 , lần đầu tiên Salam mới biết hoả táng là gì . Đó là khi một người bạn bị tai nạn chết , đầu tiên họ cắt hết gân ở chân và tay vì sợ khi thiêu người chết bị co rút nên ngồi dậy . Sau đó chất củi lên và đốt ở giữa bãi đất trống , giống như ta thui chó vậy ( Bây giờ xem chương trình Huyền bí sông Hằng cũng y chang )
      Ở sa mạc thiếu củi nhiều khi phải dùng lốp xe ô tô cũ ( vì ở đó rất nhiều ) . Đốt một ngày một đêm như thế , khi lửa tàn , gạt hết lớp tro bên trên sẽ lấy đươc tro và xương . Điều đặc biệt tro của người chết có màu trắng ngà không lẫn vào các loại tro khác , rất dễ nhân ra
      Mấy lần chứng kiến và thu gom tro , xương của bạn bè như thế nên Salam rất rành về điều này . Như trên Salam đã phân tích , nếu hoả táng ở nhiệt độ thích hợp thì Xá Lợi hoàn toàn có khả năng xuất hiện . Cách đây 2500 năm thiêu người bằng củi ở ngoài trời như Salam đã nói , vì thế không kiểm soát được nhiệt độ ( Bây giờ có lò thiêu hiện đại ) thì mọi chuyện đều có thể xảy ra . Vì thế Xá Lợi của Đức Phật hoàn toàn có thể tin nhưng không phải là những hòn bi xanh đỏ như chúng ta đã nhìn thấy trong những bức ảnh ở trên mạng

      Xóa
    2. Bạn có nhiều trải nghiệm thật gái trị, rất cần cho cuộc sống

      Xóa
  16. Đã lỡ bàn thì tôi cũng bàn tới luôn, trên tinh thần "vui là chính", nói theo như dân gian "không bổ ngang cũng bổ ngửa".

    Trong bài viết của bác Bu ở mục số 3. cuối bài chép:

    "3- Bu tui hoài nghi những viên ngọc lấp lánh như trong đại lễ cung nghinh ngày 6.6.2009 ở chùa Giác Quang Tp.HCM có đúng là xá lợi Phật không? Nếu đúng thì kinh Đại Niết bàn viết cách nay trên hai ngàn năm sai. Nhưng sự thực chỉ có một chớ không thể có hai. Rất mong các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho".

    Bác Bu chỉ hoài nghi những viên ngọc xá lợi lấp lánh trong đại lễ cung thỉnh ngày 6-6-2009 ở chùa Giác Quang TP. HCM. có đúng là xá lợi Phật thật không? So với những đoạn kinh sách đã trích dẫn. Vấn đề này như tôi đã lạm bàn bên trên, chỉ những người "trong cuộc" của đại lễ này, nhất là nơi "gốc nhất" cung cấp những viên ngọc xá lợi cho buổi đại lễ mới biết thật hay không? Nhưng sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời.

    Các bạn vảo bàn lan man, phát sinh thêm chuyện "Có ngọc xá lợi Phật, hoặc của các vị cao tăng, mà các nơi đã thờ hay không?". Hay chỉ là của giả?

    Tôi không có sách vở nói về chuyện này, nhưng thử tìm hiểu trên mạng, thấy có những trang như Wikipedia, hay của Phật giáo nói trên thế giới có nhiều nước Phật giáo như Sri Lanka, Myanmar, Thailand, hay cả Việt Nam (Việt Nam do Sri Lanka tặng)... đang thờ những viên ngọc xá lợi Phật (trang Wikipedia viết: Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. Trong đoạn mô tả này không thấy nói những viên xá lợi này màu gì.

    Tôi không loại trừ những loại được cho là xá lợi "xanh xanh đỏ đỏ" là giả, có nhiều phần là thế. Nhưng chuyện những viên xá lợi được thờ ở những nướcnghiêm túc về Phật giáo như thế không lẽ những hạt xá lợi được thờ này là giả?

    Tôi tin rằng những hạt xá lợi được thờ như thế là thật. Và như vậy có chuyện sau khi hỏa táng có thể có những hạt kết tủa từ thân xác hỏa thiêu, chỉ có điều nó thực sự màu gì? được tạo như thế nào? mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (Tiếp theo):

      Những nước đang thờ xá lợi Phật kể trên, như Sri Lanka, Myanmar, Thailand... đều là những nước theo Phật giáo Nguyên thủy (Tiều thừa), lấy những bộ kinh bằng tiếng Pali mà bác Bu đã trích dẫn là chính. Bao nhiêu đời nay tại các nước này, những cao tăng, những học giả... nghiên cứu những kinh sách này, chắc chắn họ nghiên cứu sâu hơn chúng ta bàn ở đây gấp cả trăm, ngàn lần, sao họ không phát giác ra và đặt vấn đề như bác Bu đã trích dẫn và nghi ngờ những viên xá lợi Phật là không có thật? Tuy trong bài viết bác Bu chỉ nói nghi ngờ những viên xá lợi Phật ở chùa Giác Quang ngày 6-6-2009 là giả. Nhưng một khi bác Bu đã dẫn kinh sách Phật giáo để chứng minh là giả, chứ không phải chỉ nghi ngờ Ban Tổ chức buổi lễ đó đã đưa của giả vào, thì tôi nghĩ gián tiếp bác đã cho xá lợi Phật nói chung là giả.

      Thiển ý của tôi trong vấn đề này là như thế.

      Xóa
    2. Những gì PNH hỏi bu tui gom lại và trả lời một lần cho gọn và ý kiến được tập trung

      Xóa
  17. Đức phật dạy các đệ tử rằng : ( Sau khi ta nhập niết bàn, tất thảy chúng sanh hoặc chư thiên hay nhân loại được Xá - Lợi của tầm vui mừng , thương cảm , cung kính lễ bái, cúng đường thời được vô lượng vô biên công đức . Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật , thấy Phật là thấy Pháp , thấy Pháp là thấy Tăng , thấy tăng là thấy Niết Bàn - Kinh Đại Bát Niết Ban )
    Xá Lơi được chia làm hai phần
    1- Xá Lợi toàn thân : là thân xác sau khi viên tịch mà không dùng bất cứ kỹ thuật ướp xác nào mà toàn thân vẫn còn nguyên vẹn mãi với thời gian . Ở Việt Nam có hai người là Xá Lợi của Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Vũ khắc Trường . Hơn 300 năm mà nhục thân vẫn còn nguyên vẹn , hiện đâng được thờ ở chùa Đậu - Hà Nội
    Ở Thailand cũng có hai nhà sư gốc Việt cũng vậy , đó là Thiên Sư Hổ Phách viên tịch năm 1949 tại Thất Khánh Thọ miền bắc Thailand . Thiền Sư Phổ Thái viên tịch vào năm 1958 tại chùa Khánh Vân , Bangkok - Thailand
    2- Xá Lợi chi phần : là Xá Lợi Răng , Xá Lợi Tóc , Xá Lợi Máu , Xá Lợi Ngón Tay và Ngọc Xá Lợi
    Đồng quan điểm cùng bác Hiệp , trên thế gới nhiều người rất giỏi kể cả những vị Thánh Tăng đầu óc rất cao siêu . Tại sao họ không phản bác mà vẫn chấp nhận Xá Lợi ?
    Hồi trước chúng ta đã tranh luận về độ chân thật của mấy cuốn kinh Phật . Nếu sự việc như bác Bu trích dẫn như trên thì theo Salam những cuốn sách đó có vấn đề . Hoăcj là không đúng , hoặc là dịch sai ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đức Phật dạy nhiều câu hay lắm
      chỉ tiếc là chúng sinh không thực hiện được thôi

      Xóa
    2. Đoạn trích trên của bác Alaykum Salam nằm trong Kinh Đại Bát Niết Bàn theo bản dịch từ Tiếng Phạn -> Tiếng Hán -> Tiếng Việt (trong bản dịch Việt từ kinh Nikaya thì không có).

      Thử so sánh hai đoạn kinh:

      "Sau khi ta nhập niết bàn, tất thảy chúng sanh hoặc chư thiên hay nhân loại được Xá - Lợi của tầm vui mừng , thương cảm , cung kính lễ bái, cúng đường thời được vô lượng vô biên công đức . Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật , thấy Phật là thấy Pháp , thấy Pháp là thấy Tăng , thấy tăng là thấy Niết Bàn" (Kinh Đại Bát Niết Bàn - dịch từ bản tiếng Hán) và

      "3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:
      -- Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

      Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy. " (Trường Bộ - Kinh Đại Bát Niết Bàn dịch từ tiếng Pali)

      Quan điểm của Đơn Sa thì đoạn kinh dịch từ tiếng Pali đáng tin, phù hợp với những lời dạy khác, cũng như Pháp của Thế Tôn hơn.

      Trong bản dịch từ tiếng Pali kinh Đại Bát Niết Bàn có đoạn cũng nói đến lợi ích của việc chiêm bái, cúng dường táng thân Như Lai, nhưng là tại thời điểm Thân Như Lai được đặt trong Tháp táng thân, để hỏa thiêu, và những người chiêm bái tại thời điểm có cũng chỉ giới hạn ở mức " được lợi ích, hạnh phúc lâu dài" chứ không phải đến mức "thấy được Niết-Bàn":

      "Này các Vàsetthà, pháp táng thân của vị Chuyển luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân của Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem đến tại chỗ ấy vòng hoa, hương, hay hương bột nhiều màu, đảnh lễ tháp hay khởi tâm hoan hỷ (khi đứng trước mặt tháp) , thời những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúc lâu dài."

      Xóa
    3. 1- Bu tui tâm đắc với Đơn Sa ở câu "Quan điểm của Đơn Sa thì đoạn kinh dịch từ tiếng Pali đáng tin, phù hợp với những lời dạy khác, cũng như Pháp của Thế Tôn hơn"
      2- Bạn Đơn Sa à : Bu tui cố gắng không trích nhiều kinh Phật trong bài viết này vì sẽ làm cho những ai không quan tâ đến nó thấy rối ren khó đọc. Nhưng bài viết ngắn lại tạo ra nhiều thắc mắc như bạn PNH đã nói,
      3- Toàn bộ vấn đề bu nêu ra là: kinh A hàm, kinh Trường bộ nói xá lợi Phật chỉ là răng, xương và tro vậy tại sao các chùa Việt Nam toàn an vị xá lới Phật là những viên ngọc trắng và có nhiều màu sắc.

      Xóa
  18. toàn là những còm chất lượng.
    Theo cháu, liên quan đến vấn đề tôn giáo còn liên quan đến niềm tin như bác Hiệp đã nhắc tới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong khi đó Phật giáo nói không nên tin mù quáng mà quan trong là thấy và biết.

      Xóa
  19. Cho bác Bu nè:

    Sống không giận , không hờn , không oán trách
    Sống mỉm cười với thử thách chông gai
    Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
    Sống chan hoà với những người đang sống
    Sống là động nhưng lòng người không xao động
    Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
    Sống hiên ngang danh lợi mãi coi thường
    Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

    ( Thích hạnh Mai )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi cụ Hộ lên tàu bay đi Pháp năm 1946 có dặn lại cụ Huỳnh Thúc kháng một câu rất hay "Dĩ bất biến ứng vạn biến " cúng là "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" của ngài Thích Hanh Mai...

      Xóa
  20. Bác Bu luôn tạo ra những diễn đàn mà thu hoạch bằng nhửng còm chất lượng cao. Lão rất ngưỡng mộ những ý tưởng trong anh và những đóng góp ý kiến mở mang kiến thức cho mọi người của các...Log sĩ.
    Lão chỉ nghe chứ không thể đóng góp được ý kiến gì ngoài khả năng của mình. Nói ra là xem như một cách nhận lỗi trước Bác.

    Trả lờiXóa
  21. Cháu thăm chú, đọc và biết thêm nhiều điều! càng ngày càng ngưỡng mộ kiến thức uyên thâm của chú Bu!
    Chú khỏe không? hè này chú có kế hoạch du lịch đâu không ạ? Cháu mới được nghỉ ít ngày, đi được vài điểm quanh miền Bắc. Dự định cuối tháng 7 sẽ dành vài ngày vào miền Nam chú à!

    Trả lờiXóa
  22. 1. “Xá lợi” là gì?

    Nếu tìm hiểu một cách đơn giản trên Internet bằng cách dùng google hay wikipedia chúng ta sẽ biết được từ “xá lợi”. Ví dụ, wikipedia: “Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.”. Và tên gọi “Xá lợi“ là do (cũng theo wikipedia): ” Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu”.

    Chúng ta thử tìm hiểu thêm “xá lợi” trong tiếng Pali

    Trong từ điển Pali – Việt (Pali là tiếng được cho là Đức Phật đã dùng để thuyết pháp) có định nghĩa hai từ “xá lợi răng” (dāṭhādhātu) và “xá lợi tóc” (kesadhātu). Trong hai từ trên: dāṭhā nghĩa là cái răng nhọn; kesa là tóc; dhātu nghĩa là nguyên chất,bản chất tự nhiên.

    Cần phân biệt “xá lợi” (viết thường) và “Xá Lợi” (viết hoa theo kiểu danh từ riêng).
    - xá lợi (viết thường) có thể hiểu là phần trong thân còn lại sau khi Đức Phật và (có thể của các vị cao tăng sau này) được hỏa táng: có thể là xương, răng,…khi đó, sẽ chính xác hơn nếu gọi tên cụ thể từng xá lợi, ví dụ: xá lợi răng, xá lợi xương,…
    - Xá Lợi (viết hoa theo kiểu danh từ riêng): chỉ những phần thân thể và những dụng cụ thường ngày của Đức Phật (hoặc các cao tăng) lúc còn sống được vị đó lấy đi cho người khác ví dụ: tóc, móng tay, một vật dùng có khi có thể là 1 viên ngọc được cúng dường chẳng hạn; hoặc xương cốt, răng,… còn lại sau khi hỏa táng.

    Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu về xá lợi của Đức Phật. Theo đó, đối tượng xá lợi sẽ có 3 nhóm:
    - Nhóm 1 gồm: hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng (có thể trong suốt, long lanh, nhiều màu sắc,…như ngọc mà sau này người ta hay gọi là xá lợi ngọc)
    - Nhóm 2: những phần thân cốt còn lại sau khi hỏa táng: xương, răng
    - Nhóm 3: những phần thân thể (có thể có các đồ dùng) mà Đức Phật cắt cho người khác trước khi Niết-Bàn: ví dụ tóc, móng tay,…

    Trả lờiXóa
  23. 2. “Xá lợi” có hay không?
    Khẳng định, nói lên, tuyên bố một cách kiên quyết rằng: “Có xá lợi” hay “Không có xá lợi” quả thật là hàm hồ. Vì sao? Bởi vì các dữ kiện mà chúng ta có được cho đến hôm nay để đưa đến một trong hai kết luận trên thật không đầy đủ, chưa toàn diện, chưa thực sự minh bạch, chưa có cơ sở chính xác. Ở đây, nên chăng chỉ dừng lại ở “lòng tin” và “chấp nhận quan điểm”. Như trong kinh Nikaya đã viết:

    “Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "Ðây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý…. này Bharadvaja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do; này Bharadvaja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lý.” (Trung Bộ - Kinh Canki).

    Trả lờiXóa
  24. 3. Thử tìm hiểu vị trí, vai trò của “Xá lợi” trong pháp của Thế Tôn
    Tìm trong kinh tạng Nikaya (Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ), thông tin về xá lợi xuất hiện rất ít ỏi, chỉ gặp ở trong hai bản Kinh trong Trường Bộ: Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn và Kinh Đại Thiện Kiến Vương.

    Đây là một số đoạn trích trong Kinh Đại Bát Niết Bàn:
    “2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài, nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

    3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:
    -- Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

    Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy. “

    và:

    “10. -- Bạch Thế Tôn, chúng con phải xử sự thân xá-lợi Như Lai như thế nào?
    -- Này Ananda, các Ngươi đừng có lo lắng vấn đề cung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các Người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giả gia chủ thâm tín Như Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kính cúng dường thân xá-lợi của Như Lai. ”

    Xá lợi (xương, răng, tóc, ngọc) của Như Lai chỉ là một phần thân thể của Như Lai.
    Những lời dặn dò của Như Lai dành cho tôn giả Ananda trước khi Niết-Bàn trong đoạn trích trên quả thật là một điều đáng được chúng ta ngẫm nghĩ và thực hiện.

    Trả lờiXóa
  25. 4. Việc thờ cúng “Xá lợi” có ý nghĩa gì
    “Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.” như đã trích dẫn.

    Vậy tại sao rất nhiều nơi, nhiều người vẫn thờ cúng “xá lợi” và vẫn có những nghi lễ đặc biệt để đón rước, chiêm bái,….Có nhiều cách giải thích, ở đây, chúng ta có thể có thêm thông tin từ một đoạn trích trong cuốn sách “Đức Phật đã dạy những gì” Của W.Raluha do Thích Nữ Trí Hải dịch Việt:

    “…Từ sự miêu tả sơ lược này về Bát chánh đạo, ta có thể thấy rằng đấy là một lối sống phải được mỗi người tuân theo, thực hành và phát triển. Nó là tự kỷ luật trong thân xác, lời nói và ý nghĩ, tự phát triển và tự thanh lọc. Nó không dính líu gì đến đức tin, cầu nguyện, thờ phụng hay nghi lễ. Trong nghĩa đó, nó không có gì có thể gọi là có tính cách "tôn giáo" thông thường. Nó là một con đường dẫn đến sự thực chứng chân lý tối hậu, dẫn đến tự do hoàn toàn, hạnh phúc và bình an nhờ sự hoàn thiện về đạo đức, tâm linh và trí thức.

    Trong những xứ theo Phật giáo, có những thói tục và nghi lễ đơn giản và đẹp, vào những dịp lễ tôn giáo. Chúng không liên quan gì lắm đến Con Ðường thực sự. Nhưng chúng có giá trị ở chỗ làm thỏa mãn vài cảm xúc tôn giáo và nhu cầu của những người còn thấp kém, và giúp họ dần dần đi đến Con Ðường.”

    Trả lờiXóa
  26. ĐÔI LỜI VỚI BẠN PNH.

    I- Về kinh DU HÀNH (trong hệ A HÀM)
    “Chúng Mạt-La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó ngăn, e cháy tiêu hết xá-lợi! Hãy tìm đâu lấy nước dập tắt.””
    (Đoạn trên đã có trong bài viết. nay bu trích thêm)
    “Bấy giờ, Bà-la-môn Hương Tánh đứng ra hiểu dụ mọi người:
    “Chư Hiền lãnh thụ giáo huấn của Phật đã lâu, miệng tụng pháp ngôn, tâm khoác nhân hóa, thường mong cho chúng sanh thảy được an lành, nay há lẽ vì giành xá-lợi của Phật mà trở nên tàn hại nhau sao? Di thể Như Lai nếu muốn có lợi ích rộng rãi, thì xá-lợi hiện tại nên chia ra nhiều phần.”
    Chúng đều khen phải. Họ lại bàn nghị nên nhờ ai đủ sức chia giúp. Mọi người đều nói Bà-la-môn Hương Tánh là người nhân trí quân bình, có thể chia được. Các quốc vương bèn sai Hương Tánh: “Ngươi hãy vì chúng ta mà chia xá-lợi làm tám phần bằng nhau.” Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi. Rồi bảo sứ giả mang cái răng trên của Phật đến chỗ vua A-xà-thế rằng:
    “Ngươi nhân danh ta tâu lên vua rằng: Đại vương, đời sống thường nhật có thoải mái chăng? Bước đi có khỏe không? Xá-lợi chưa đến chắc Đại vương trông lắm? Nay tôi giao sứ giả răng trên của Như Lai để kịp cúng dường cho thỏa lòng Đại vương trông ngóng. Sáng mai, lúc sao mai mọc, xá-lợi chia xong, tôi sẽ đích thân dâng đến.” Khi ấy, sứ giả vâng lời, đi đến chỗ vua A-xà-thế, tâu rằng:
    “Bà-la-môn Hương Tánh kính lời thăm hỏi vô vàn: Đại vương, đời sống thường nhật có thoải mái không? Bước đi có khỏe không. Xá-lợi chưa đến chắc Đại vương trông lắm? Nay tôi giao sứ giả răng trên của Như Lai để kịp cúng dường cho thỏa lòng Đại vương trông ngóng. Sáng mai, lúc sao mai mọc, xá-lợi chia xong, tôi sẽ đích thân dâng đến.”
    Tiếp đó Hương Tánh lấy một bình dung lượng chừng một thạch, rồi chia đều xá-lợi ra làm tám phần, xong, ông nói với mọi người: “Các ngài bàn bạc cho tôi xin cái bình đó để dựng tháp thờ tại nhà riêng.”
    Mọi người đều nói:
    “Trí tuệ thay. Như thế là thích hợp.”
    Và họ đồng ý cho.
    Lúc đó, có người thôn Tất-bát cũng đến xin phần tro còn lại để dựng tháp cúng dường. Mọi người cũng bằng lòng.
    Sau khi người nước Câu-thi được xá-lợi liền dựng tháp cúng dường. Các nước Ba-bà, Giá-la, La-ma-già, Tỳ-lưu-đề, Ca-duy-la-vệ, Tỳ-xá-ly, Ma-kiệt sau khi được xá-lợi đều đem về nước dựng tháp cúng dường. Bà-la-môn Hương Tánh đem cái bình dùng chia xá-lợi về nhà dựng tháp cúng dường. Dân chúng thôn Tất-bát đem phần tro còn lại về dựng tháp cúng dường. Như vậy, xá-lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro và tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế.”
    Nhận xét của bu về đoạn trích trên:
    1- Trong số xá lợi Phật có một chiếc răng hàm trên.
    2- Các quốc vương bèn sai Hương Tánh: “Ngươi hãy vì chúng ta mà chia xá-lợi làm tám phần bằng nhau.” Đó là lời sai bảo của các quốc vương với Hương Tánh, nhưng không nói tám phần ấy gồm có những gì.
    3- Cuối đoạn trích có mấy ý “tháp thứ mười là tháp tro”. Tức là sau lễ trà tì có tro, còn trong tám tháp là những gì không thấy nói đến
    4- Thông thường, do người ta thần tượng đức Phật nên nói quá sự thực chút xíu cho Phật thiêng liêng thêm: Như Phật khát nước do ngộ độc thức ăn, A nan bảo nước suối đục ngầu do mới có 100 cổ xe mới đi qua . Phật kêu đến lần thứ ba , A nan buộc phải xuống suối thì thấy nước trong veo. Lại có đoạn khi người ta sắp đầy củi để hoả táng ông Ca Diếp lưu luyến đi quanh ba vòng thì lửa tự nhiên bốc cháy cho dù không có ai phát hỏa. Nếu Xá lợi Phật là 84.000 viên ngọc thì chắc chắn người ta đã chép vào, chưa kể họ có thể phóng đại thêm những gì nữa.

    Trả lờiXóa
  27. ĐÔI LỜI VỚI BẠN PNH.
    (tiếp theo)

    II- Về kinh ĐẠI NIẾT BÀN (trong hệ Trường bộ)
    “khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại”
    (Đoạn trên đã có trong bài viết. nay bu trích thêm)
    “ … chỉ có xương xá lợi còn lại . Như sanh tô hay dầu bị cháy, tất cả đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại. và năm trăm lớp vải gai bện cả hai: Lớp trong nhất và lớp ngoài nhất đều bị cháy thiêu.
    Khi thân Thế tôn bị thiêu cháy xong, một dòng nước từ hư không chảy xuống tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn và một dòng nước từ kho nước (hay từ cây sa - la) phun lên tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn và các người Mallà (Du Hàm gị là Mạt La) ở Kusinàrà dùng nước với mọi loại hương tưới tắt gian hỏa Thế Tôn
    Rồi các người Mallà ở xứ Kusinàrà đặt xá lợi Thế Tôn trong giảng đường, dùng cây thương làm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh và trong 7 ngày, tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, hát, nhạc, vòng hoa, hương”

    Tiếp theo đoạn trích trên là một trang dài dòng kể lễ một số quốc gia lãnh thổ lân cận cử sứ giả đến nói với Ban tổ chức rằng, Thế Tôn là người Sát đế Lỵ, chúng tôi đây cũng là người Sát đế lỵ vậy cho chúng tôi nhận một phần Xá Lợi về xây tháp cúng dường. Dân Mallà phản đối những ý kiến này với lý do (trích nguyên văn như sau): “Thế Tôn đã diệt độ tại làng vườn của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho phần xá lợi nào của Thế Tôn. Khi nghe vậy Bà la môn Dona (A hàm gọi là Hương Tánh) nói với chúng:
    Tôn giả hãy nghe lời tôi nói
    Phật dạy chúng ta phải kham nhẫn.
    Thật không tốt nếu có tranh giành.
    Khi chia xá lợi bậc Thượng nhân.
    Chúng ta hãy đoàn kết nhất tâm.
    Hoan hỷ chia xá lợi tám phần.
    Chúng ta hãy dựng tháp mọi phương,
    Đại chúng mười phương tin pháp nhãn
    - Này tôn giả Bà la môn, ngài hãy chia xá lợi ra tám phần đồng đều.
    - xin vâng các Tôn giả.
    Bà la môn Dona vâng lời hội chúng ấy, phân chia xá lợi Thế Tôn thành tám phần đồng đều rồi thưa hội chúng:
    - Các Tôn giả hãy cho tôi cái bình để đong chia xá lợi này. Tôi sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ cho cái bình” (hết trích)
    Tiếp theo là một số sứ giả đến xin được chia phần xá lợi. Câu cuối cùng của trang 348 là: “Như vậy, có tám tháp xá lợi, tháp thứ chín trên bình (dùng để chia xá lợi) và tháp thứ mười trên tro (xá lợi)”
    Nhận xét của bu về các đoạn trích trong kinh Đại niết bàn (Trường bộ kinh)
    1- Phần đầu nói là “không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại” là vô lý. Ông Phật nằm trong 250 lớp vải và 250 lớp gai bện tổng cộng dày 500 lớp, làm sao mà sau khi cháy lại không có tro được.
    2- Trời không mưa nhưng lại có nguồn nước từ hư không trút xuống nghe huyễn hoặc quá.
    3- Phần cuối lại bảo có tro (bình thứ mười)
    4- Không nói gì đến bình đựng tóc xá lợi Phật khi còn tại thế (Kinh Du Hành)
    III- Ý kiến cuối cùng của bu
    1- Kinh Du Hành (của A Hàm) và Kinh Đại Niết bàn diễn đạt không chặt chẽ tuy nhiên ta thấy xá lợi Phật nói trong hai kinh này là răng, xương , tro, tó khi còn tại thế
    2- Tuyên nhiên hai kinh được gọi là cổ xưa nhất của Phật giáo không nói đến xá lợi Phật là những viên ngọc như ta đã thấy ở một số chùa Việt Nam.
    3- Không rõ các nhà sư Việt Nam có thông thạo tiếng Pali để đọc các kinh trong hệ Nikaya không. Được biết Trường bộ kinh do thầy Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pa li ra tiếng Việt từ năm 1991 nay thầy đã tịch diệt. Bộ kinh bu tui đang sử dụng xuất bản năm 2013 thấy cũng đề dịch gỉa Thích Minh Châu và Hội đồng chứng minh gồm các Hòa thượng:
    Thích Phổ Tuệ
    Thích Trí Tịnh
    Thích Thanh Từ
    THích Từ Nhơn
    THích Hiển Pháp
    Thích Trí Quảng
    Tiếc là chưa gặp được các vị này để hỏi những điều bu đang hoài nghi.
    4- Bu tui định bụng gom góp các thắc mắc về sách thầy Thích Nhất Hạnh, hoài nghi về xá Lợi Phật để hỏi các thầy qua mạng hoặc gặp trực tiếp.






    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác bu đã giải thích những gì tôi đã thắc mắc.

      Thật ra từ hồi còn nhỏ (trước năm 1975) ở Saigon, tôi đã có nghe từ "xá lợi Phật", và tôi nhớ những gì đọc được hồi đó chỉ nói đó là những mẩu "xương" còn lại sau khi hỏa táng Đức Phật, chứ không hề nói là những viên "kết tinh tròn lấp lánh như ngọc", như bây giờ, và cũng không hề đọc được con số khá ấn tượng là có đến 84.000 viên ngọc xá lợi Phật sau khi hỏa thiêu. Con số "chẵn chòi" 84.000 viên ngọc xá lợi Phật, có liên quan gì đến một con số khác là Phật có đến 84.000 (tám vạn bốn ngàn) Pháp môn để dạy chúng sanh?

      Từ điển Phật học của nhóm Nguyễn Tường Bách cũng chỉ nói xá lợi Phật là gồm tro xương, không nói đến "ngọc".

      Nếu đã hoài nghi chuyện "ngọc xá lợi (thực sự bản thân tôi cũng hoài nghi), thì tôi nghĩ ta không thể căn cứ vào kinh tạng của Phật giáo (Đại thừa hoặc Nguyên thủy, Sancrit, Pali, chữ Hán hay chữ Việt), để xác định có hay không có xá lợi Phật (và ngay cả xá lợi của các vị cao tăng khác). Bởi theo tôi những bản kinh này có ý nghĩa về tôn giáo, nghĩa là về "niềm tin" nhiều hơn là "thực nghiệm".

      Vậy thì nói theo như bạn Hòn Sỏi "Sỏi thuộc người của chủ nghĩa duy vật biện chứng". Nghĩa là chuyện "xá lợi ngọc" nói chung có hay không phải được trả lời bởi những nhà khoa học, bằng thực nghiệm hơn là những nhà lãnh đạo tôn giáo. Và câu hỏi sẽ là: "Có hay không chuyện sau khi thiêu thân thể người ta có thể kết tinh được những viên "xá lợi ngọc" (không màu hoặc có nhiều màu sắc không?), và tỉ lệ trường hợp này là bao nhiêu % thân xác thiêu?

      Xóa
  28. các loại sữa chua dành cho trẻ emdo đó sau khi cho bé dùng bữa sáng với những thực phẩm tinh bột này bạn có thể sử dụng sữa chua làm món tráng miệng cực tốt cho bé yêu đấy.; uống nhiều collagen shiseido có tốt khôngThường thì sẹo được hình thành la do sợi chằng dọc của da(Elastine) và sợi chằng ngang và mối nối của da (collagen) bị gãy và tổn thương hanamai collagen reviewMỗi gói Collagen trà xanh Hanamai chứa 450mg bột trà xanh và 1050mg Collagen tinh khiết. avalon japanese collagenDa mặt chúng ta có thể giãn ra khi cười, nói chuyện hay nheo mắt, và co lại như cũ khi ngừng các hoạt động này là do sự chuyển động của cơ và độ đàn hồi của da. Venus Charge Collagen 20000Bạn sử dụng thuốc uống collagen của mỹ như chế độ ăn bổ sung, uống 3 viên mỗi lần x 2 lần hàng ngày. Uống lúc dạ dày không có thức ăn (uống lúc đói khoảng 30 phút trước khi ăn hoặc dùng bất kỳ sản phẩm protein nào) để đạt được sự hấp thụ tối đa của thuốc. khi nào cần bổ sung collagen- Ở tuổi này ăn 2-3 bát bột 1 ngày và cộng thêm 600-700ml sữa. cháo dinh dưỡng cho trẻ 6 thángCác thành phần nguyên liệu tăng dần theo tháng tuổi. Thịt lợn 2 thìa = 20g. 4 thìa súp gạo = 20g. Bạn có thể thay thịt lợn bằng tôm, cua, thịt bò, lươn. nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 thángĐể cho các mẹ có nhiều sự lựa chọn, sau đây là hướng dẫn cách làm các món cháo thơm ngon cho bé từ 12 đến 24 tháng tuổi: collagen shiseido chính hãngTheo các nhà khoa học, Collagen chiếm tới 80% trong mô liên kết và 30% protein trong cơ thể người. Nó có tác dụng làm cho cơ thể hoạt động tốt, duy trì độ đàn hồi, sự mịn màng và độ sáng của da và tóc, chống lão hóa là da, chữa bệnh khớp, sản phụ mới sinh nên ăn gìNgày xưa, mẹ phải ròng rã ăn móng giò hầm đu đủ, chứ có biết ninh cùng lạc hay lấy đâu ra hoa atiso mà đổi món”. Nhắm mắt nhắm mũi nuốt hết gần nửa bát móng giò

    Trả lờiXóa
  29. Cốc, cốc, cốc...Bác Bu ơi,bác có nhà không ạ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác bu đang còn sống đây CT à

      Xóa
    2. Hì, bác Bu dùng từ xác đáng quá! CT tưởng bác đang bận rộn với việc rong chơi ở phương nao bị lạc vô động nào đó đến hết cả đường về nhà rồi :)

      Xóa
    3. Biết chắc bị lạc thì trước đó phải vẽ đường trong trí nhớ mà về kẻo tội nghiệp người đợi chờ hihi

      Xóa
    4. Hihi, bác Bu thật là thần thông quảng đại!

      Xóa
  30. Cảm ơn anh Bu về bài viết thật hay này cũng như những lời com thật có ý nghĩa của các anh và các bạn về những viên ngọc xá Lợi Phật và xá lợi các Thánh tăng...thật hay và hay vô cùng ...

    Trả lờiXóa
  31. Bài của anh xã được Hồng Giang, một trang blog cực kì thú vị, đem về treo ở đây:
    http://anlacminh.blogspot.com/2015/07/hoc-su-kho-lam.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thấy người đem về treo có lời phi lộ là đã lấy bài đó ở đâu, của tác gải nào.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  32. Hì hì, hôm qua tôi cũng thử qua địa chỉ bạn Nhật Thành Hồ nói có bài của bác Bu, và cũng hơi thắc mắc như bác Bu, có thể người mang bài viết của bác Bu về vô ý, nhưng như vậy dễ bị mang tiếng "đạo văn", vì ghi nơi xuất xứ mình copy, hay ghi xuất xứ mình tham khảo, là nguyên tắc tối thiểu của người viết nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui cũng không hiểu PNH à

      Xóa
    2. Có mấy nguyên tắc khi chơi blog, copy một đoạn hay mượn bài của người khác về blog mình:

      1. Ít nhất phải xin phép chủ nhân bài viết.
      2. Cho dù đã xin phép, cũng phải ghi rõ xuất xứ nơi mình mượn.

      Nếu không tuân thủ những điều này sẽ bị cho là "đạo văn".

      Xóa
  33. Bác Bu ơi !
    Salam đã comemnt bên nhà Hồng Giang rồi , để chờ xem câu trả lời của họ xem sao rồi tính , Salam rất bực mình vì điều này

    Trả lờiXóa