Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

BAO NHIÊU THỨ RUỢU MUÔN VÀN KIỂU SAY












Chung quanh từ rượu

Rượu được con người dùng từ khá lâu, có thể cách nay chừng 6000 năm ở xứ Ai cập.  Năm 2879 trước Tây lịch ở ta và các triều Phục Hy, Thần Nông ở bên Tàu đã dùng rượu rất phổ biến. Người ta mê rượu như mê đàn bà và viết về rượu như viết về những  chuyện không có hồi kết. Hình ảnh cái nậm rượu được thể hiện trang trọng trong các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa,  đền, miếu, am, tháp. Ở Hoàng Mai trên đất Kẻ Mơ (Hà Nội)  có nghề nấu rượu lâu đời còn lưu lại điệu múa cổ tuyệt vời, trong đó các cô gái vừa nâng bầu rượu vừa múa hát “Em là con gái Kẻ Mơ.  Em đi bán rượu tình cờ gặp anh. Rượu em chẳng để be sành. Em cất trong bọc để dành giai nhân”. Người phương Tây gọi rượu là nước của cuộc sống, nước bốc lửa. Các cụ ta bảo rượu là tiêu sầu thủy. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (in ở SG năm 1895-1896) định nghĩa “Rượu là thứ nước làm bằng trái cây hoặc chưng đặt bằng nếp, gạo, có mùi cay nồng”. Một trăm năm sau, từ điển tiếng Việt (in ở Hà Nội) định nghĩa chặt chẽ hơn, “Rượu là chất lỏng vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men” . Tùy mục đích dùng rượu mà rượu có các tên: Rượu cúng, rượu tiển, rượu ngự, rượu kết nghĩa, rượu ly biệt, rượu cưới, rượu thù, rượu nhân tình thế thái, rượu độc (như rượu ngâm với gan công bắt người có tội phải uống để chết như Dương Quý Phi bên Tàu)
Chung quanh từ say
Có đến bốn quyển từ điển in từ 1937 trở về trước ghi say là “Bị rượu làm mê man”. Từ điển tiếng Việt  (Hà Nội  1992) định nghĩa say là lúc “con người ở trạng thái ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác dụng của rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó”. Khi tửu lượng vượt quá khả năng của tửu đồ thì say. Có muôn vàn kiểu say, tạm kê ra một số: Phê phê, xỉn, say ngà ngà, say chếnh choáng, say chúi, say bò, say bét, say mèm, say nhè, say mê mệt, say vật vờ, say dứ, say khật khưởng, say li bì, say tít, say nhừ tử…

Lưu Linh là ai?
Nếu uống rượu được coi như một thứ Tửu đạo thì Việt Nam, Trung quốc và các nước đồng văn khác từ lâu đã tôn Lưu Linh làm giáo chủ, hoặc đức chúa của mình. Lưu Linh tên chữ là Bá Luân (210-270) sống vào cuối đời Ngụy của Tào Tháo, Tào Phi và đầu đời Tấn của Tư Mã Ý, Tư Mã Viêm. Vào thời này xã hội Trung Hoa đầy rẫy bất công , nhiễu nhương, và loạn lạc. Tư tưởng thoát đời, thoát tục của Lão Trang được ưa chuộng. Huyền học - một loại  học thuyết siêu hình phát triển. Bảy vị nho sĩ gồm các ông Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương  Nhung Nguyễn Hàm và Lưu Linh họp lại lập nên nhóm “Trúc Lâm thất hiền” nỗi tiếng văn chương và ăn chơi bạt tử. Nói về thơ thì Kê Khang và Nguyễn Tịch đứng đầu bảng, nhưng về rượu thì Lưu Linh xếp sòng vào cỡ không tiền khoáng hậu.  Lưu Linh không hề màng tới chuyện đời mặc dù học rộng tài cao.  Ông thường ngồi trên xe hươu kéo với vò rượu và uống triền miên. Lại sai người vác cuốc xẻng chạy theo xe để “ tử tiện mai” tức chết đâu chôn đấy.  Lý Bạch có hai câu thơ nói về Lưu Linh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm sĩ lưu kì danh
(Xưa nay thánh hiền (dễ) bị lãng quên
Duy có bợm rượu tiếng tăm lừng lẩy còn lưu lại)
Nhưng sau này Nguyễn Du cho cái chuyện biết say trần  thế  còn tiếc thân xác là đáng chê:
Cái bác Lưu Linh khéo dở thay
Huyênh hoang sẵn cuốc chết chôn ngay.
 Say tràn đã biết hòa muôn chuyện. 
Chết quách sao còn tiếc cái thây

Lại nói về rượu
Đầu năm gặp nhau không thể không nâng cốc chúc mừng năm mới. Nhưng nâng  cốc vô hồi kì trận như Lưu Linh  thì hãy coi chừng sức khỏe và tai nạn giao thông. Trên thế giới có 28% chết vì ung thư do tác hại của rượu. Khi say quá mức con người mất nhân tính và dễ phạm tội ác, hoặc làm tan cửa nát nhà. Học giả Bê - tơ răng - rút xen đã nói: Say là nhất thời tự sát, sự sung sướng mà nó đem lại là hư không, là sự gián đoạn trong giây phút những nỗi thống khổ”. Sản xuất quá nhiều rượu  cũng là cách làm tăng người  say và tốn phí khá nhiều thực phẩm. Vì số lượng thực phẩm nấu rượu hằng năm có thể nuôi sống được 25 triệu người thuộc thế giới thứ ba.


49 nhận xét:

  1. Anh ơi, sáng qua nhà anh và em say với tấm hình cô gái đội nón là thì gọi là say gì anh? hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em say kiểu gì anh đâu có biết được
      Còn anh thấy cô ấy đã say tít rồi ...hihihi

      Xóa
  2. RƯỢU NGUỘI THÁNG BA (Trích Entry)
    (Cảm nhn sau khi đọc bài thơ Y RƯỢUNGUỘI từ Blog TTY) .

    LY RƯỢU NGUỘI
    Ly rượu nguội chiều nay tự uống
    Mừng cho người sinh cuối tháng Ba
    Mùa ấm lại, bưởi thơm vườn mẹ
    Rưng rức hoa xoan tím dọc làng
    Sương hay khói, mịt mờ nhân ảnh
    Giữa cay nồng, ai gọi đò ngang. - TTY


    Bài thơ có hai câu đầu tuy nói đến chuyện dùng rượu nguội “mừng cho người sinh cuối tháng Ba”, nhưng toàn bài lại từ tốn dâng lên ngan ngát sự tiêu sầu. Rượu là rượu, thơ là thơ; dẫu có cụm từ “bầu rượu túi thơ” thì bất quá ở đây rượu cũng chỉ là dung môi của thơ, hoặc nói: “rượu là mặt trời đóng vào chai”, ấy cũng chỉ là thơ nói về rượu, chứ không phải rượu là thơ. Vì lẽ đó, cho nên dù rượu có "công năng" dùng để ĂN MỪNG hay TIÊU SẦU đi nữa, thì cũng can gián TTY không nên tự mình uống rượu nguội vào cuối tháng Ba mà không có hướng dẫn sử dụng, hoặc không có ai đồng ẩm, bởi lúc đó đang là rét Nàng Bân.
    Theo y văn cổ truyền lẫn hiện đại, uống rượu nguội trời lạnh rất nguy hiểm: làm giãn mao mạch, mất nhiệt lượng có thể gây cảm lạnh và các tai biến về tim mạch như co thắt mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu thế thì quả là không còn cơ hội để ĂN MỪNG, cho dù đó là mừng ai…Do vậy, người Trung Quốc xưa thường phải hâm nóng rượu trắng 白 酒 (bạch tửu) trước khi uống, để làm bốc hơi giảm thiểu nồng độ các chất độc ancol etylic, cồn mêtylic làm tăng độ ngon và giành lại chừng mực nào đó độ an toàn. Rượu hâm nóng này được gọi là thiêu tửu 燒 酒 (Chờ hơi ấm chợt bàng hoàng - Chờ hâm chén rượu mơ màng thiên tiên! - Chờ cơn gió lả thềm đêm - Chờ bầu thiêu tửu gợi niềm mông lung (chưa rõ tác giả)). Còn TIÊU SẦU? Dùng rượu để tiêu sầu người Trung Quốc gọi là “phá thành sầu”, nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu trong tất cả mọi trường hợp? Nhà thơ Lý Bạch (701-762) , một tửu đồ chuyên nghiệp, một chuyên gia "bầu rượu túi thơ" mà phải đã từng than lên : “ Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu - 抽 刀 断 水 水 更 流 , 將 酒 澆 愁 愁 更 愁 - Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu thêm”. Một nhân vật khác, đương đại cũng đã phải ngậm ngùi: Phá thành sầu nghiêng bầu ta rót - Cạn đôi ly ruột xót xa thêm - Men cay chưa thấm môi mềm - Bão dông đã phủ bên thềm mắt xanh (Chu Hà)
    Như vậy, há chẳng phải uống rượu nguội tháng Ba trong thơ thì ngan ngát buồn vui trộn lẫn, còn uống rượu nguội tháng Ba ngoài đời thì cầm chắc là buồn nhiều hơn vui!
    Chỉ có “ rưng rức hoa xoan tím dọc làng” thì thưởng lãm mấy cũng không độc hại mà thôi, nhất là có hoa - bướm song đôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiểu này cô gái chưa say, nhưng đảm bảo Bác Bu sẽ say!

      [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/75/l/o.bW_jjKGTUY8msA7U9xWA.jpg [/img]

      Xóa
    2. Nhìn thấy hình ảnh người cầm máy rất rõ trong đôi mắt người đẹp bà con ơi hihihi

      Xóa
    3. Bạn Ruchung à

      Lâu lắm Ruchung vẫn để Khe cạn cho đàn bướm khoe sắc thế mà lại bỏ công còm bài rượu của kẻ võ biền này vô cùng thâm hậu. Lý luận của tiên sinh có đầy kiến thức đông tây kim cổ về rượu, về thơ, về hóa học, về ngôn ngữ…
      1- Đúng như tiên sinh nói, mấy ông Tàu gọi rượu là tiêu sầu thủy chỉ đúng ở mức thời vụ, nghĩa là sầu, uống rượu, say bí tỷ, tỉnh rượu lại sầu…huhuhu!
      2- Ông Tản Đà ngụy biện cho việc uống rượu:
      Say sưa nghỉ cũng hư đời
      Hư thời hư vậy say thời cứ say
      Đất say đất cũng lăn quay
      Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười
      Và ông uống rượu với lí do:
      Cảnh đời gió gió mưa mưa
      Buồn trông ta lại say sưa đỡ buồn
      Tức là cũng chỉ “đỡ” thôi chớ đâu có hết buồn được.
      3- Trong đám thi sĩ nước Nam ta say sưa cuồng loạn nhất phải kể đến Vũ Hoàng Chương. Ông này không chỉ uống rượu mà muốn uống cả em cho say luôn một thể.
      ….
      Lui đôi vai, tiến đôi chân,
      Riết đôi tay, ngả đôi thân,
      Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
      Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ,
      Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta !

      Rượu chờ ta thì ta uống chớ có sao

      Say đi em! Say đi em!
      Say cho lơi lả ánh đèn
      Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt.
      Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!

      Nhưng hởi ơi, hô hào thế mà có quên được gì đâu
      Đất trời nghiêng ngửa
      Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
      Đất trời nghiêng ngửa
      Thành Sầu không sụp đổ, em ơi!


      Thế mới thấy ông Lý Bạch cũng là dân Tàu chánh hiệu mà viết mấy câu thật thần tình mà chân lý.



      Xóa
  3. Hức, hức...
    Xỉn oỳ... Mơi tỉnh mới coiiiiiiiiiiii
    :P

    Trả lờiXóa
  4. "Rượu và đàn bà là những câu chuyện không có hồi kết..." đúng thế bác Bu nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đó là đàn bà nói chung, còn đàn bà dễ thương hoặc đàn bà đẹp thì vô lượng kiếp sau cúng chịu luôn... hihihi

      Xóa
  5. Qua đây đọc để nghĩ suy
    Xuân về nào dám so bì Lưu Linh
    Bác Bu viết thật là tinh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lục bình thì cứ bình bình
      Chơi vài ba xị cho tình lên men

      Xóa
  6. Bu khồng Rượu mà Rượu thật đáng yêu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui không rượu, không bia, không thuốc lá, đang học uống trà tàu hihihi

      Xóa
  7. Bu minh hoạ bài "Rượu và Hoa" của Cụ NB cho vui.
    .
    Cô hàng nấu rượu ủ thêm men..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu thuộc bài thơ ấy, có lẽ phải một ẻn về hoa với rượu để nhớ Nguyễn Bính chăng

      Xóa
    2. Thưở ấy làm sao thật thái bình
      Trai hiền bạn với gái đồng trinh
      Đời say men rượu thơm hoa rụng
      Tràn những thơ ngây ngập cảm tình
      .
      Bu viết đi. Một tấm lòng cho Bu đó, tôi hiểu Bu mà.
      Thân thương.

      Xóa
    3. Bạn gợi ý vào lúc bu tui cũng đang nghỉ đến Hoa với rượu của Nguyễn Bính. Không có say sưa ồn ào như Vũ Hoàng Chương, mà chỉ âm thầm nhưng nảo nùng da diết. Lúc còn bé tẹo thì:
      Một tối nhà Nhi có giổ thầy
      Chị Nhi cho uống rượu cay cay
      Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
      Mặt đỏ lên rồi chếnh choáng say
      Say rồi ôm nhau ngủ một lèo cho đến sáng mai, không biết thẹn thùng là gì, chị Nhi chế cho thì hai đứa chỉ nhìn nhau cười.
      Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
      Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu
      Mình tôi trời bắt là thi sĩ
      Mẹ mất khi kịp bạc đầu
      Làm thi sỉ là xê dịch rày đây mai đó, không sung sướng gì mà còn “trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu”. Nhà thơ mơ ước trên bước giang hồ lưu lạc gặp lại em Nhi xinh đẹp nơi miền quê yên ả “trăng vàng đầy ngõ gió đầy sân”, rồi hai người thành vợ thành chồng. Chồng làm thơ vợ nấu rượu “say người thiên hạ lại say nhau” thật là hạnh phúc. Nhưng tỉnh cơn mơ nhà thơ kêu lên
      Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi
      Hoa thừa rượu ế ấy tình tôi
      Xa rồi vườn củ hoa cam rụng
      Gặp lại nhau chi muộn mất rồi
      Buồn lắm VanPham nhỉ.



      Xóa
  8. Huhu...
    Anh Bu "cảnh báo" NT sau khi nghe NT đòi tu...Chivas, phải không anh Bu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. như thịJanuary 26, 2013 at 4:05 AM

      "Lẫu Phật nhậu với Chivas Tây
      Mật Tông, Tịnh Độ cộng say men Thiền
      Tây Phương xa lắc thấy liền
      Ta Bà hô biến vãng miền Đà Di...

      Hihi...
      Delete

      Bulukhin NguyễnJanuary 26, 2013 at 3:22 PM
      Di đà cũng thể Đà di
      Anh về cõi thế em đi lên chùa
      Một năm tu cả bốn mùa
      Em tôi xi vát búa xua cửa thiền
      Ngẩm trong thập nhị nhân duyên
      Phen này em được lên tiên thì mừng
      Delete

      Xóa
    2. Thấy em Như Thị biến lên miền Đà di tức lên tiên thì anh bu mừng ấy mà

      Xóa
  9. Hôm xưa có một bà già
    Sáng Cà phê sữa, trưa Trà, chiều Vang
    Tối về gõ tụng tu hành
    Men đời vương vấn.. tan tành tiếng chuông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đang nói chuyện rượu bạn lại thêm cà phê sữa vào hay là chếnh choáng rồi sao hihihi

      Xóa
    2. Cuối cùng có rượu Vang là được rồi.

      Xóa
  10. Chút chút ngà ngà chắc cũng không sao phải không bác Bu ? Khi có chút rượu vào, nói năng lưu loát hơn hẳn anh ạ !

    Trả lờiXóa
  11. Ngà ngà là hay rồi.
    Nhưng biểu hiện thế nào là ngà ngà.
    Ngà ngà khác say ở chỗ nào.
    Bu rất dốt rượu nên phải nhờ Tuấn Anh khảo cứu thêm cho.

    Trả lờiXóa
  12. Vừa đi tìm bài thơ uống rượu của Đào Tiềm, nhưng làm biếng dịch quá! Với lại bận tối nay đi uống rượu rồi.

    Trả lờiXóa
  13. Chỉ thích những bức ảnh hoa lan thôi. Hoa lan gì mà đẹp thế bác Bu?

    Trả lờiXóa
  14. Tửu lượng ngoại đạo như bác Bu mà luận về rượu, thế mới tài. Nhưng viết hay mấy mà chưa một lần say thì vẫn như đang thiếu một cái gì đó (hehe):
    “Còn trời còn nước còn non,
    Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
    Đây là cái say “hai trong một”. Bác Bu mà được cái say này thì không phải là “tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu” như Ruchung tiên sinh dẫn thơ Lý Bạch, mà là bỗng chốc trở thành phi công vũ trụ, luôn ở trạng thái phi trọng lượng và không bao giờ có hồi kết (chữ dùng của nàng TT). Không tin bác Bu cứ thử một lần xem (hehehe).
    Nói đến rượu, thì phải nói đến say. “Rượu nhạt uống lắm cũng say…”. Nhưng thế nào là say thực ? Tình cảnh: Ba say mà chưa chai, hoặc đi uống rượu về rồi tụt quần vắt vai, chân nọ đá chân kia, đến khi đâm đầu vào bụi tre thì chửi cha đứa nào trồng tre giữa đường, trẻ con trông thấy hò reo: ê ê, ông không có quần thì ông lại giơ cái quần đang vắt vai lên khoe là ông khối quần, hoặc…như vậy đã là say thật chưa. Có lẽ bác Bu phải dẫn chứng vài trường hợp say thật để các sâu rượu học tập và rút kinh nghiệm…hề hề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo cáo NANO tiên sinh bu tui quê mùa hơn cả anh nhà quê:
      - Rượu không uống
      - Bia không uống
      - Thuốc khống hút
      - Cà phê không uống
      - Nhậu nhẹt ở nhà hàng nếu buộc phải đi thì như ép khỉ ăn ruốc.
      - Thấy người đẹp ưa nhìn nhưng nhìn thoáng qua thôi vi dát gan... hehehe
      Cho nên năm nay bu tui tập uống trà Thái, quyết tâm tập uống rượu.
      Nhưng xem ra rất chậm tiến bộ, đã một năm nay rồi mà chỉ uống được khoảng 2 thìa cà phê rượu ...vang!!! hihihi
      NANO tiên sinh có mẫu chuyện say nào hấp dẫn kể giúp bu với

      Xóa
  15. Qua nhà Như Thị có entry LÃO 2, đọc được bài thơ này của Lão thấy hay nên đem về gửi ở đây..

    "TỪ NGÀY...

    trăm ngụm rượu vẫn chưa say
    mà say lảo đảo từ ngày yêu em
    từ ngày ấy đã thành quen
    thấy em là thấy nhẹ thênh cõi hồn."

    Trả lờiXóa
  16. Có lẽ ở trên đời này nếu mà thiếu 2 thứ : đàn bà và rượu thì cuộc sống của đàn ông tẻ nhạt đi nhiều:
    Rượu nồng chưa hẳn đã say
    Em cười chuếch choáng anh say mất rồi...
    thế mà Bu lại không thử một lần say để ngắm bà xã xem cảm giác ấy thực hư thế nào, hehe.

    Trả lờiXóa
  17. Thế này thì không thể gọi là say, lại càng không phải là đang ngắm.
    [img] http://2.bp.blogspot.com/-sylhbU0Yp80/UQ8dCXqtslI/AAAAAAAAAkY/TM4F5seqnx0/s1600/DSC_0168.JPG [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ruchung à

      Cha Vũ Hoàng Chương: "Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly" là phạm pháp đấy.
      Ta chỉ ôm vai là đủ mê li rồi... hehehe

      Xóa
    2. Đúng! Yêu nhau không phải để nhìn nhau, mà cùng nhìn về một hướng. Rồi sau đó "hai đứa (mới) hôn nhau, hai người đồng chí..."

      Xóa
    3. Vừa thấy hình hai anh chị Bu định nói câu danh ngôn ấy ra thì Ruchung đã nói trước rồi.

      Xóa
  18. Ui nhìn ảnh hai bác hạnh phúc quá, mà chị Hà em nhìn thấy càng ngày càng trẻ đẹp rạng rỡ ra đấy bác Bu à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn tác giả Ruchung tôi cũng "lộng lẫy" không kém đâu, NTT nhé!

      Xóa
    2. Chờ xem Ruchung show hình ra nhé!

      Xóa
  19. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_0509_zps3c86277e.jpg[/IMG]

    Bu tui bên mộ nhà thơ say trăng Hàn mặc Tử

    Trả lờiXóa
  20. Hôm nay vào trang bên này xem chút chút.

    Trả lờiXóa
  21. Google+ sợ bị kẻ trộm phá nên tạm cho anh Bu về ở ẩn trong Blogspot cho chắc ăn rồi. Hihi..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có Google+ cũng buồn lắm

      Xóa
    2. M thấy ngoài trang G+ anh cứ để trang trống vắng không viếng thăm nên nàng G+ giận anh Bu rồi.

      Xóa
    3. Giận thì giận mà thương thì thương

      Xóa