Bulukhin trên đỉnh đồi Pháo đài cổ Vũng Tàu
Luận Ngữ NXB Văn học năm 2002
Bạn TTM Gốc Mai sang nhà Lianlol
bên multiply đọc được một câu như thế này:
“Sáng nay đọc được một câu rất đáng để tâm. Khổng tử nói: Có năm loại người xấu hơn cả trộm cướp.
Loại thứ nhất: Có học hành, hiểu biết nhưng xảo quyệt
Loại thứ hai: Cực đoan và ngoan cố
Loại thứ ba: Không
biết nói thật và giỏi biến báo
Loại thứ tư: Chỉ biết nhìn mặt trái và xấu xa của sự
kiện
Loại thứ năm: Biết sai nhưng vẫn tìm cách che giấu và còn
tự cho là mình đúng.”
TTM nói thêm: Blogger Lianlol ở
Huế hình như là giáo sư Đại học về hưu.
Rất
mong anh bu cho biết có đúng là Khổng Tử nói như vậy không, và nói ở đâu, người
nào dịch…
*
*
*
Câu hỏi này bạn
TTM Gốc Mai nêu ra từ năm ngoái, mỗi lần đọc
đến bu tui thấy lạ. Tuy đã dạo qua Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo nhưng bu
chưa từng thấy Khổng Tử nói ở đâu một
lèo dài với khẩu khí của cán bộ Tuyên giáo Trung ương như vậy. Sau một thời gian mầy mò bu tui biết được manh mối thế này: Ngày 24.01.2012 Ông Thanh Quang phóng viên RFA
- đài Á Châu tự do - viết một bài dài
điểm tên các blogges đã viết bài đón tết Nhâm Thìn như Hà Sỹ Phu, Nguyễn Bình
Châu, Trịnh Khả Nguyên, Nguyễn Thông, Quảng Trung Thiên, Bùi Chí vinh, Đặng
Ngọc Thăng, và Hiệu Minh . Trong đó Blogges Hiệu Minh có bài “Tội dáng chết 5
lần”. Bu trích một đoạn trong bài viết của Thanh Quang khi điểm đến blogges
Hiệu Minh:
“Qua bài “Tội đáng chết 5 lần”, blogger Hiệu Minh tâm sự nhâp
dịp đầu Xuân rằng tác giả ở xa đất nước tới nửa vòng trái đất mà không tránh
khỏi “thở dài cho quan trí nước nhà. Nó “rất VN và rất riêng”. Rồi tác giả chợt
nhớ tới chuyện Khổng Tử dạy học trò thời xưa bên Tàu, như sau:
"Có một kẻ khá thông minh nhưng có tính ghen ghét, tìm
cách hại ông. Lớp học của Khổng Tử đang đông học trò thì kẻ xấu kia đi rêu rao
nên đệ tử bỏ đi hết. Hắn làm tới vài lần như vậy. Khi Khổng Tử được cử làm quan
liền đã ra lệnh giết kẻ xấu kia. Người được cử đi hành sát đã quay về báo với
Khổng Tử rằng, người kia là kẻ thông minh, sợ chúng ta có giết nhầm chăng?
Nhưng Khổng Tử nói “Có năm loại người mà xấu hơn cả trộm và
cướp. Loại người thứ nhất: có học hành, hiểu biết nhưng xảo quyệt. Loại thứ
hai: cực đoan và ngoan cố. Loại thứ ba: không biết nói thật và giỏi biến báo.
Loại thứ tư: chỉ biết nhìn mặt trái và xấu xa của sự kiện. Và loại thứ năm:
biết sai nhưng vẫn tìm cách che giấu và còn tự cho là mình đúng.Nếu ai thuộc
vào một trong năm loại người nói trên thì cần phải giết. Kẻ chơi xấu ta có tất
cả những tính cách của năm loại người xấu xa trên. Tội y đáng giết năm lần chưa
xong.”
Ngày nay, lan tràn toàn nước Việt Nam, đi đến đâu cũng nghe
"thu hồi, giải tỏa", đẩy dân đen đến cảnh khốn cùng."
Nhưng
blogger Hiệu Minh cho biết thời nay dân chủ, nên không ai có quyền như Khổng
Tử. Việc kết tội người nào cũng phải dựa trên luật pháp và bằng chứng. Và
chẳng ai chết vì những tội như Khổng Tử vừa nêu. Nhưng, theo blogger Hiệu Minh,
nếu những gì mà báo chí đưa tin là sự thật, và giả sử một số vị quan ở Tiên
Lãng và Hải Phòng mà sống vào thời Khổng Tử, thì rất có thể họ bị Khổng Tử liệt
vào năm loại người trên, xấu hơn cả trộm và cướp. Và những kẻ phạm tội đó đáng
chết tới năm lần”(1)
Qua
trích dẫn trên, có thể nói ngay rằng ông Hiệu Minh xem các vị quan ở Tiên Lãng
và Hải phòng xấu hơn cả trộm cướp, đáng
tội chết đến 5 lần. Để tăng hiệu
lực cho sự khẳng định đó, Hiệu Minh gán cho Khổng Tử đã nói 5 câu như đã dẫn. Nhưng
chỉ trả lời như vậy thì bạn TTM Gốc Mai và các bạn cho bu tui nói theo cảm tính,
không có chứng lý, thiếu sức thuyết phục, do vậy phải dài dòng thêm chút xíu
như sau:
1- Để
hiểu rõ con người Khổng Tử ta không thể không đọc Luận Ngữ, đây là bộ sách quan trọng bậc nhất trong
sự nghiệp văn hóa, chính trị, giáo dục, của ông. Sau khi qua đời (479 TCN) các
học trò của ông biên tập lại những điều đã ghi chép được trong thời kỳ nghe ông
dạy học, hoặc nói chuyện với người đương thời cùng những lời vấn đáp nghị luận
của những người học trò giỏi, thành một bộ sách nhan đề là Luận Ngữ. Sách gồm
10 quyển, 20 thiên 482 chương.
b) Khổng
Tử sống trên đời 73 năm (551- 479 TCN) chủ yếu làm nghề dạy học, đi lang thang du
thuyết 13 năm tại các nước thuộc nhà Chu
nhưng không được ai thâu nhận. Ông chỉ
tham chính tại nước Lỗ 6 năm khi đã 50 tuổi (thời Lỗ Định Công) , chức quan cao
nhất ở Lỗ là Đại Tư Khấu, như thượng thư bộ hình. Với kẻ có tội Khổng Tử không
chủ trương giết. Điều này thể hiện trong câu trả lời của ông đối với Quý Khang Tử (Đại phu nước Lỗ). (Nhan Uyên,
Thiên XII, chương XIX)
- Quý Khang Tử vấn chánh ư Khổng Tử viết: “Như
sát vô đạo dĩ tựu hữu đạo, hà như.”
- Khổng
Tử đối viết: “Tử vi chánh, yên dụng sát?
Tử dục thiện, nhi dân thiện hỷ. Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo;
thảo thượng chi phong tất yển”
Dịch
nghĩa
Qúy
khang Tử hỏi đức Khổng Tử về việc chính rằng: “Nếu giết kẻ vô đạo để dân biết
mà tiến tới có đạo, thì sẽ ra thế nào ?”
Đức
Khổng Tử thưa rằng : “ Ông làm việc cai trị sao lại phải dùng sự chém giết? Nếu
ông muốn làm điều thiện, dân sẽ theo làm điều thiện. Đức của bậc quân tử như
gió, gió thổi trên cỏ, cỏ hẳn rạp xuống.”
2- Khi
viết Sử Ký, sử gia Tư Mã Thiên chép chuyện Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão, một đại phu làm loạn
chính sự nước Lỗ. Vụ này rất nhiều học giả Tàu, ở ta có Nguyễn Hiến Lê cho
là không có vì ba lý do sau:
a)
Khổng Tử chủ trương Trị nước không nên giết người (Luận ngữ thiên XII chương XIX đã nói trên)
b) Thời
đó giết một đại phu là một việc rất quan trọng. Khổng Tử không phải là người hoàng tộc, đâu dám giết một đại phu khi trên đầu còn có Lỗ Định Công. Tử Sản
tướng quốc Trịnh, được vua Trịnh tin dùng bao nhiêu năm mà còn không dám giết
Công Tôn Hắc.
c) Một
vụ quan trọng như vậy mà sao sử nước Lỗ không thấy chép. Luận ngữ cũng không
nhắc tới. Có lẽ Tư Mã Thiên cũng ghi theo Khổng tử gia ngữ khi viết Khổng tử
Thế gia, mà không xem thêm Luận ngữ và sử sách nước Lỗ.
Bu tui đã tỉ mẩn dò tìm trong 10
quyển 20 thiên 482 chương của bộ Luận Ngữ (do Lê Phục Thiện dịch , Chu Hy tập
chú, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm
2002) tuyệt nhiện không thấy nói về 5 loại người như "giáo sư đại học về hưu" Lianlol dẫn theo Thanh Quang ở đài Á Châu tự do như đã dẫn trên. Bu khẳng định một lần nữa tác giả Hiệu Minh gán cho Khổng Tử nói những điều mà ông hoàn toàn không nói.
-------------------------------
(1) Đường dẫn đến bài viết của
Thanh Quang phóng viên RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blogger-trouble-during-tet-tq-01242012115213.html
Blogspot lỗi? Có 10 dòng không căn chỉnh được các bạn đọc tạm....
Trả lờiXóaĐọc tốt và bài viết của bác Bu còn tốt hơn! Vừa vào phần dẩn nhập Già tui đã thấy"chới với", tui ghét Rợ phương Bắc chứ tui đâu có coi thường Văn hóa phương Bắc và những bậc hiền nhân xứ ấy.
Trả lờiXóaCha nào dựng chuyện kì cục, khùng!
XóaVăn hóa một dân tộc khác với tư tưởng bá quyền của tầng lớp lãnh đạo. Cha dựng chuyện này là Hiệu Minh do Thanh Quang giới thiệu trên đai Á châu tự do.
Cảm ơn nguoigia online đã đến nhà bu sớm sủa
Em thấy cả năm điều, điều nào mình cũng đều mắc một chút gì đó, thế này thì còn xấu hơn cả trộm cướp và đáng bị giết đến năm lần ư? Thử hỏi chính ông Hiệu Minh có nằm ngoài năm điều đó không? Cụ Khổng tử mà nghe được ông ấy dựng chuyện về cụ thì chắc cụ cũng buồn lắm đây!
Trả lờiXóaBọn quan lại hại dân hiện nay thì đúng là tệ hơn trộm cướp đáng giết 10 lần, nhưng bào Khổng Tử nói thế là xuyên tạc.
XóaNT qua thăm anh Bu, đọc cái dzụ Khổng Tử này, NT hổng có rành!!!
Trả lờiXóaNT xin ...cáo từ đây!
Hihi...
Còm vào bài này không nhất thiết phải rành về Khổng Tử mà xét xem cách đặt vấn đề phản biện có chặt chẽ và hợp lý không thôi.
XóaMón nợ tới 2 năm mới trả, bác Bu mới trả vốn, còn lãi chưa trả đó anh Bu nhé!.
Trả lờiXóaM về nhà nhưng bận quá bây giờ mới vào Net, ngồi đọc những luận cứ chi tiết, cụ thể và bác học của anh Bu mà cái đầu M cũng muốn nổ tung luôn..
Ở đời, người ta nói: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Nhưng xem ra các Bậc tai to mặt lớn của nhà ta thường thích khi đang hùng biện việc gì đó, hay đưa một vài điển tích hoặc vài câu nói bất hủ nào đó của những Vĩ nhân, thánh hiền.. xưa! để thể hiện cho công chúng biết cái tài trí, cái học sâu hiểu rộng của mình.. nhưng.. lại chưa kiểm chứng những điều đó trước khi nói!!
Mà cũng thật hy hữu là bên nhà M, M vừa đưa một bài của các bạn về lưu :"Ảnh 10 Quốc Gia Có Dân Số Học Thức Nhất Thế Giới". Cái entry của M và của anh Bu vô tình có một chút hệ quả tương đồng! Bác Nano và một số bạn vào comments, nhờ anh qua reply hộ vài ý nhé, vì M bí về ý..:)
Và lần nữa cám ơn món nợ hai năm bây giờ mới trả, lãi để hôm nào lấy sau.. hihi
Ở đây Hiệu Minh gán cho Không Tử nói ra những điều mà Hiệu Minh muốn chớ không phải Hiệu Minh trích dấn Khổng Tử để xem ông ta có kiểm chứng hay không.
Trả lờiXóaHơi buồn cho "giáo sư đại học Huế" Lianlol nào đó
Có khi cả đời Hiệu Minh cũng chưa bao giờ đọc hết một quyển về Khổng Tử, nhưng luôn thích gán tên một vĩ nhân vào "những câu nói của mình" cho bài viết mình tăng trọng lương và cũng để chứng tỏ sự hiểu biết sâu rộng của bản thân! Do đó, trong số bài viết vào xuân năm Nhâm Thìn HM đã GÁN tên của đức Khổng phu tử vào trong "5 câu nói của mình", không biêt còn bao nhiêu bài Hiệu Minh có những hành vi tương tự nữa?
XóaVà khi Ông Thanh Quang phóng viên RFA - đài Á Châu tự do - khi thấy tin này có thể khai thác được thì chỉ đưa tin này lên mà không tỉ mỉ kiểm chứng lại. Rồi những hậu thế ở nước ngoài, nước trong, người chưa hề đọc Khổng Tử bao giờ, sẽ lưu "5 câu nói của Khổng tử" lại mà để dành!! thế rồi cứ thế mà phát tán đi.. !!
Cho nên vì thế, tương tự, có thể chị Lianlol thấy 5 câu nói đó rất hay và phù hợp với mấy tình trạng vừa xảy ra của thời thế nên đã đưa lên cho chúng ta tham khảo thôi.
Một lần nữa TTM xin cám ơn sự truy tìm logic đến tận ngọn của anh Bu.
Đây là cái còm thuộc loại đặc sắc của bạn TTM.
XóaCảm ơn bạn đã đọc kỹ bài viết của bu
Bài viết của bác Bu rất công phu. Cung cấp nhiều thông tin và đưa ra nhận định về Khổng Tử. Về vấn đề này NANO cũng có mấy suy nghĩ:
Trả lờiXóa1. Hiệu Minh muốn dẫn chuyện xưa để nói chuyện ngày nay, nên đã chỉ ra “ năm loại người xấu hơn cả trộm cướp” và cho rằng đó là lời của Khổng Tử. Tiếc rằng Hiệu Minh đã không ghi chú nguồn trích dẫn nên chưa khoa học và thiếu tính thuyết phục.
2. Phản biện “Sử Ký” của Tư Mã Thiên là điều rất khó. Hàng thế kỷ qua TMT đã là biểu tượng của một sử gia trung thực, không uốn cong ngòi bút trước cường quyền. “Sử Ký” đến nay vẫn là tư liệu đáng tin cậy cho các sử gia các thế hệ nghiên cứu. Hình như đến nay chưa có sử gia TQ nào phản biện cuốn “Sử Ký” này. Vì vậy vấn đề của tiên sinh Nguyễn Hiến Lê nêu lên cũng chỉ là suy luận.
3. Ngẫm chuyện xưa, thấy rằng Khổng Tử cũng rất muốn làm quan (dù chỉ có nước Lỗ thu nạp), liệu như vậy có phải KT sẵn sàng quay cùng vòng quay với guồng máy quân chủ thời đó, mà không chịu ẩn dật, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những luật lệ như là chu di tam tộc, cửu tộc chẳng hạn. Khi đó “mọi lý thuyết chỉ là mầu xám”. Những nhân vật thời nay cũng nói toàn những “lời hay ý đẹp”, nhưng hành động thì ngược lại: độc tài và độc ác, thì những lời nói đó chỉ là mị dân. Nếu người đời sau chỉ căn cứ vào “toàn tập” này, “tuyển tập” kia để nói rằng những nhân vật A, B, C,… nào đó rất đạo đức, rất nhân văn thì liệu có đúng chăng.
Mong bác Bu lý giải thêm…
1- Hiệu minh Không ghi chú là điều hiển nhiên vì ông ta đâu có đọc Luận Ngữ như bạn TTM có nói tới. Mà không đọc (hoặc có đọc mà lơ đi) thì làm sao mà ghi chú nguồn trích dẫn được.
Xóa2- Sử ký Tư Mã Thiên là vĩ đại, là cha đẻ của sử học Trung Quốc là tác phẩm văn học thuộc loại sớm và danh tiếng của nhân loại. Tuy nhiên nó không hoàn hảo để ta tin vào nó 100%. Để rỗi rãi chút xíu bui tui sẽ hầu chuyện bác NANO về sự chân xác của Sử ký Tư Mã Thiên
mỗi lần mộc qua nhà anh BU đọc được nhiều bài viết rất bổ ích, rất hay nhưng để học tập và làm theo thì chắc không được rồi, cảm ơn anh BU nhiều lắm đó, đã chia sẻ với bạn bè blog những kiến thức, tri thức giá trị, anh BU vui nha!
Trả lờiXóaLâu lâu sang Bình Địa Mộc đọc chuyện cũng thú vị lắm
XóaCảm ơn bạn nhiều nhiều.