Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

TẢN MẠN DÃ QUÌ





Dã quỳ Mộc Châu (ảnh nét)



Dã quỳ Tây Nguyên (ảnh Minh An)



Hoa dã quỳ





1-Lần đầu tiên trong đời, bu ngắm kỹ hoa dã quỳ của Tây Nguyên qua bài viết “ĐÃ CUỐI MÙA QUỲ!”của bạn Minh An trên Opera.  Ngắm hoa vì hoa thì đã đành, đằng này còn vì tác giả Minh An viết “dã quỳ như những con suối nhỏ chảy vàng trong các thung lũng”.  Nếu là những con suối nhỏ màu vàng thì ánh vàng ấy vẫn còn bị giới hạn trong bề rộng con suối, nhìn từ xa cùng lắm là như những sợi chỉ vàng len lỏi giữa muôn xanh.  Ở đây những con suối nhỏ kia chằng chịt đan dệt vào nhau như một tấm lưới trùm lên thung lũng, cho nên màu hoa mới “chảy vàng trong các thung lũng” được. Cùng cảm xúc như bu, nhà báo TORO còm  thật xác đáng  “Hoa dại nhưng đẹp và hồn nhiên như cô gái Tây Nguyên”. Đến đây thì  tâm tưởng bu ngược về với quốc lộ 27 nối Đắc Lắc với Đà Lạt… Một chuyến công tác cách nay trên mười năm, bu dừng xe dưới mấy gốc cây Kơnia trên một đỉnh dốc gần đèo Chuối, mở to ca khúc dưới bóng cây Kơnia của Phan Huỳnh Điểu cho cả đoàn nghe. Tiếng nhạc đôi khi như nghẹn ngào hòa với tiếng rì rào của lá cây Kơnia làm mấy anh em ai cũng thấy cay cay  khóe mắt. Lại xuống hồ Lắc bập bềnh trên nhà nổi chén cá nướng tuyệt ngon và nút rượu cần.  Đoàn bu bốn người thì có bốn em Mơnông ân cần chăm sóc. Các cô mặc váy, ý tứ ngồi gấp chân phô ra những đường cong vô cùng hấp dẫn.  Đúng là các cô gái Tây Nguyên dịu mát như bóng cây Kơnia, rực rỡ chân chất như hoa dã quỳ của xứ sở này vậy.
                                                     ***
2-    Ngắm dã quỳ của Minh An rồi tự giận mình,  lên Đà Lạt có cả chục lần mà chỉ mê mệt mỗi loài hoa phong lan cát lay da.  Có lần đang ở Thung Lủng Vàng bu gọi về khoe vợ “Em à, cát lay da Đà Lạt tuyệt vời đến nỗi anh nghỉ nó là nổ lực cuối cùng của thượng đế  sau khi ngài sáng tạo ra nhan sắc phụ nữ”… hehehe  nghe có vẻ nịnh đầm, nhưng thiệt tình bu hết ngôn ngữ để mô tả cái tuyệt hảo của nó về màu sắc, về những chi tiết kiến trúc cực kỳ tinh vi và hợp lý. Thế nhưng bu tui chưa bỏ ra một ngày để tra cứu tìm hiểu họ hàng lan cát lay da như đã làm như thế với hoa dã quỳ. Cũng không hiểu vì sao nữa, có lẽ để chuộc tội đã từng  thờ ơ với một loài hoa Tây Nguyên trong câu chuyện tình đầy nước mắt…Hay vì hai chữ dã quỳ như cặp đinh vít xoáy vào cái đầu óc duy lý của Bu?
***
3- Thuở ấy nàng Hơlimh xinh đẹp nhất vùng, được người con trai tộc trưởng Lasieng say mê nhưng nàng không nhận lời, lại yêu đắm say chàng Kơlang chơi đàn Kơlôngput hay và săn thú rừng giỏi. Một hôm Kơlang đi săn mãi không thấy về.  Hơlimh bỏ việc đi tìm chồng, cô đi từ đầu mùa hạ, hết mùa thu đến mùa đông vẫn không thấy Kơlang đâu, cô kiệt sức gục xuống bên một dòng suối. Trong lúc mê man Hơlimh thấy Kơlang hiện ra nói, em gắng sang bên kia suối sẽ gặp anh.  Hơlimh  khỏe hẳn ra và chạy vụt sang bên kia suối thì quả nhiên gặp chồng. Nhưng Kơlang không được tự do, chàng  bị xiềng chân và lao động khổ sai cho tên  tộc trưởng giàu có. Bất chấp có người ngăn cấm, Hơlimh lao đến ôm chồng nhưng cô bị gục xuống ngay vì mũi tên độc của con trai tộc trưởng Lasieng đã bắn trúng vào tim.  Từ nơi nàng Hơlimh trút hơi thở cuối cùng mọc lên cây hoa vàng rực có tên dã quỳ. Cây quỳ lan tỏa rất nhanh, thắp sáng cả rừng núi Tây Nguyên một màu vàng trinh nguyên tinh khiết.  Dã quỳ không bận tâm đến mùa xuân mà những mai, lan,  đào,  mận, đua nhau khoe sắc. Qùy âm thầm trong bụi bờ, rừng núi, đợi cái gía lạnh của mùa đông mời bừng lên phô sắc như nàng Hơlimh trong cổ tích đi tìm chồng…
***
4- Không hiểu sao các Từ điển tiếng Việt, Hán Việt, Việt Hán, Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam… không giải thích hai chữ dã quỳ cho rành mạch, mà chỉ nói đến chữ quỳ và chữ dã riêng biệt. Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chữu (trang 557) thì quỳ là: “Hướng nhật quỳ  向日葵 – một giống quỳ  vào khoảng cuối thu đầu hạ nở hoa vàng, tính nó thường cứ triều về hướng mặt trời nên gọi là hướng nhật quỳ…”. Triều về hướng mặt trời tức là hướng dương, vậy dã quỳ 野 葵  cũng là hướng dương sao?  Các sách sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó:
- Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh giải nghĩa chữ quỳ (trang 1752) “ Cây quỳ, cây hướng dương”.
- Từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan (trang 1216)  khẳng định:  “Quỳ:  Tên một loài hoa, hoa quỳ, tức hoa hướng dương…Hoa quỳ nghiêng hướng về phía  mặt trời, ví dụ về lòng hướng về…”.
- Đại từ điển tiếng Việt (trang 1308) ở vần quỳ ghi “Quỳ: như Hướng dương” .
- Từ điển Bách khoa Việt nam tập 2 (trang 422) giải thích: “Hướng dương (Helianthus annuus, tên khác: cây quỳ) cây lấy dầu hằng năm, họ cúc…”.
    Với ngần ấy trích dẫn, ta dễ nhất trí với nhau quỳ là cây hướng dương.  Vậy dã là gì? Vì không có từ điển Hán Việt  nào có từ dã quỳ nên không rõ tự dạng chữ dã ra sao. Bu tui liệt kê ra đây 3 chữ dã của người Tàu rồi loại dần, chọn lấy một chữ dã đi với chữ quỳ hợp lý.
1- dã: Vậy, lời nói hết câu…
2- dã: Đúc (dã phường là xưởng đúc đồ sắt)…
3- dã: Đồng quê, đồng ruộng, không thuần, hoang, dại…dã thái là rau dại, dã cúc là cúc dại, dã mã  là ngựa hoang.
    Với suy luận thông thường  ta thấy  dã trong mục 1 và mục 2 là lời nói và xưởng đúc thì không dính dáng gì đến cây quỳ, mà dã trong mục 3 là phương án chọn. Vậy dã quỳ là hướng dương mọc hoang, hướng dương dại.
***
5- Cây hướng dướng có hoa to đường kính đến 30-40 cm luôn luôn hướng về mặt trời. Tác gỉa Chính phụ ngâm đã viết:
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lửng thửng như là bóng dương

Nhưng hướng dương dại là dã quỳ có hướng về mặt trời hay không thì bu tui đang tìm hiểu thêm…
    Xem ra cái đẹp hoang dại của dã quỳ dính dáng đến  chuyện tình Hơlimh và kơlang, tức dính dáng đến người đẹp. Mà đã động tới người đẹp thì tự cổ chí kim bao giờ cũng bí hiểm và khó hiểu vậy.


63 nhận xét:

  1. Blog spot lỗi?
    Bu sẽ hiệu chỉnh lại phần đầu

    Trả lờiXóa
  2. Thanks đã chia sẻ, mủa dã quì nở rộ vàng thật đẹp công thệm những chú thích càng tuyệt vời..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Từ Thức thông cảm hộ, phần đầu nó cứ thành chữ in không tài nào hiệu chỉnh được, có lẽ blogspot lỗi chăng?
      Cảm ơn anh đã đọc bu

      Xóa
    2. Bu đã hiệu chỉnh đươc rồi mừng quá

      Xóa
  3. Hoa Dã Quỳ (có nơi còn gọi là Cúc Quỳ)có sức sống thật mãnh liệt. Mặc cho bão táp phong ba hay nắng nóng thiêu đốt, mặc cho khô cằn sỏi đá Dã quỳ vẫn mọc lên thản nhiên tươi tắn và mạnh mẽ. Càng khó khăn khắc nghiệt thì sức sống của Dã quỳ càng mãnh liệt. Duy có điều hoa Dã Quỳ luôn sống gắn liền với đất, nếu hái nó đem về bình hoa sang trọng trong phòng nó sẽ héo rũ ra ngay!
    Hồi em đi công tác hay gặp và sững sờ trước vẻ đẹp của những khóm hoa Dã Quỳ, nhưng thấy người ta bảo con gái mà yêu hoa Dã quỳ thì số khổ, chẳng biết những người khác ra sao nhưng nghiệm vào em thì thấy đúng.

    Hôm qua Bà Già Noel và mọi người gặp nhau vui quá, ông già Noel có hắt xì hơi không? Hehehe

    Trả lờiXóa
  4. 1- Bu đang xoa dầu và uống thuốc cảm
    Dã quỳ họ cúc.
    Quỳ là hướng dương, dã quỳ là hướng dương hoang, hướng dương dại.
    2- Yêu hoa dại có khi lại khôn

    Trả lờiXóa
  5. Gió cũng bị thung lũng quỳ vàng ở cạnh nhà chị Minh An ở Đà Lạt làm mê mẩn anh Bu ơi .Chắc anh Bu biết Gió vốn ko thích hoa nhưng lại hay bị sắc hoa mê mệt :)

    Không hiểu thâm thúy chữ nghĩa như anh Bu hay hiểu rõ loài hoa như chị Minh An nhưng Gió thích nhìn những vạt dã quỳ lúng liếng dười thung lũng lắm :)

    Bài viết của chị Minh An công phu bài anh Bu còn công phu hơn :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gió à
      Bu chưa thật rành cái blogspot này, nên cứ loay hoài chưa bỏ công sang nhà Gió một chuyến cho thật lâu.
      Cảm ơn gió đồng cảm với bu.
      Người ta đôi khi dài dòng về hạnh phúc mà không nghỉ rằng hạnh húc là sự hiểu nhau

      Xóa
  6. "Đoàn bu bốn người thì có bốn em Mơnông ân cần chăm sóc. Các cô mặc váy, ý tứ ngồi gấp chân phô ra những đường cong vô cùng hấp dẫn. Đúng là các cô gái Tây Nguyên dịu mát như bóng cây Kơnia, rực rỡ chân chất như hoa dã quỳ của xứ sở này vậy". Hề hề... Số sướng đi đâu cũng sướng. Chứng tỏ cung Tình - Tang trong lá số tử vi của Bulu tiên sinh phát về hậu vận. Nhưng viết như vậy thì chẳng "ý tứ kín đáo" chút nào. Đang say sưa với cây Kownia và hoa Dã Quỳ mà bà xã biết được thì thôi rồi, lượm ơi, còn không ?
    Vậy có thơ rằng:
    Chuyện xưa Hơ-lim, Kơ-lang
    Chuyện nay Bu chúc rượu nàng Mơ-nông,
    Dã Quỳ cảm động trong lòng ?
    Mừng vui nở khắp cán đồng Tây Nguyên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu tui hiện vật không sờ
      chỉ xem triển lãm ơ hờ vậy thôi
      Bài này bà xã đọc rồi
      Mơ nông mơ cạn chuyện đời thuở xưa
      Còn thì những chuyện mây mưa
      Nàng không nhìn thấy là chưa chuyện gì
      Hihihi

      Xóa
  7. Nhờ kiến thức uyên thâm của Bu mà LN mới vỡ nhẽ dã quỳ là hướng dương hoang, hướng dương dại. Lâu nay đến Đà Lạt vài lần em cũng đã bị màu vàng của hoa dã qùy này mê mẩn mất rồi , hôm nay màu hoa ấy lại được tác giả Minh An tô vẽ thêm nét chấm phá tuyệt vời khiến ai chưa đến thì ao ước còn người đến rồi lại có thêm những phút xao xuyến với lòai hoa này Bu ạ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu có chú em lập gia đình trên Đà Lạt và thâm niên ở đó trên 20 năm, bu lên đó hoài hoài mà không quan tâm đến Dã quỳ cho đến khi đọc bài và xem hình của Minh An. Dã quỳ là hướng dương hoang, hướng dương dại theo cách hiểu của bu, Lê Nguyên tìm nhiểu thêm thử có ai nói khác không. Ngiệm ra một chân lý thế này, hoa khôn hoa quý phái như Phong Lan thì nó làm ta mê mẩn từ cái đẹp cá thể, còn dại và hoang dã như dã quỳ thì làm ta ngấy ngất bởi số đông. Tấm hình dã quỳ Mộc Châu nói lên như vậy đó...

      Xóa
  8. Dã quỳ tên hay mà hoa cũng đẹp, nhất là khi vào mùa nở rộ thành từng khúm to. Em thực sự thích loài hoa này nhưng lại chư abao giờ đi đúng mùa !!!! Bài viết rất công phu, đan xen thực tại lẫn khảo cứu . Cám ơn anh Bu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới thấy Andro Tuấn Anh đến tệ xá bu
      Chúc năm mới 2013 sức khỏe và thành đạt

      Xóa
  9. Qua đây đi du lịch Tây Nguyên với bác Bu ngắm dã quỳ thì ít, tưởng tượng Mnong thì nhiều...:)

    Trả lờiXóa

  10. Thứ ấy chỉ tưởng tượng thôi không ai cho ngắm đâu Kich bu ơi hhihihi

    Trả lờiXóa
  11. Hihi...
    Như thị em thì hông cần biết nó là dã quỳ hay hướng dương hoang, chỉ nhìn thấy cả một màu vàng rực rở chen chúc với đám lá xanh là NT thấy mê mẩn rồi anh Bu ạ!

    Trả lờiXóa
  12. Đó cũng là một cách mê của Như Thị còn bu tui lại mê chi li cụ thể cho nên phải dài dòng ra thế này hihihi

    Trả lờiXóa
  13. Bài viết của anh Bu thật hay đã gieo vào lòng người những tình cảm đẹp về hoa Dã Quỳ. Mình vẫn thích nhất điều lí giải nơi Bu là Dã Quỳ không bận tâm tứ mùa và không bon chen nơi " cung son gác tía" phù hợp với câu chuyện nàng Helimh. Bu có kiến thức phong phú, thổi vào bài những cắt lát về tìm hiểu khoa học nhưng vẫn không quên chắt lòng mình, chút tình thơm thảo thật đáng khen về hoa Đã Quỳ ..
    ...
    Hướng về vầng sáng lung linh
    Dã quỳ thơm tựa bình minh chốn này

    Trả lờiXóa
  14. Cảm ơn Lục Bình đã đọc và có nhận xét.
    Cái chữ dại trong "hoa dại" làm thương thêm dã quỳ
    Đến hoa mà còn dại với khôn, Dã quỳ mà hiểu được chắc là nó buồn lắm Lục BÌnh à.
    ****
    Bốn câu thơ thẩn tặng LỤC BÌNH
    ....

    Dã quỳ là dã quỳ ơi
    Dại khôn là bởi con người đa đoan
    Ai yêu những huệ những lan
    Tui về say đắm sắc vàng Tây Nguyên

    Trả lờiXóa
  15. Giời ạ! Minh An ơi à, nhờ bài Dã Quỳ của Minh An đã làm cho anh Bu xoay ra tới 5 đề mục, mà đề mục quan trọng nhất là đề mục 1, nhờ Minh An mà đã đưa anh Bu trở lại một hành trình đáng nhớ của mình.. hihi "Đoàn bu bốn người thì có bốn em Mơnông ân cần chăm sóc. Các cô mặc váy, ý tứ ngồi gấp chân phô ra những đường cong vô cùng hấp dẫn. Đúng là các cô gái Tây Nguyên dịu mát như bóng cây Kơnia, rực rỡ chân chất như hoa dã quỳ của xứ sở này vậy.

    Còn Dã Quỳ, có lẽ mình cũng không biết cái tên này có từ thủa nào, do nước nào trong số nước dùng từ ngữ Hán trước, vì cái tên là tên Hán Việt, theo tra cứu Wiki thì: "Tên Dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là Sơn quỳ..".

    Mà dù là tên gì thì đó cũng chỉ là loài hoa cúc hoa hướng dương dại, mọc hoanh quanh các bờ rào hay trong các thung lũng từ Lâm đồng lên tới Đà Lạt, hay ở các vùng Tây Nguyên, nơi nào có khí hậu ôn đới mát lạnh, hoa dại nếu ta nâng lên thì hoa đáng quí, còn nếu ta giận quá vì nó mọc um tùm đem lửa thiêu rụi thì cũng chỉ là hoa dại mà thôi..

    Mà bà già này thì luôn thích hoa và cỏ, hoa dại và cỏ dại thì lại càng thích ngắm, nhìn, cắt, hái, đẹp mà lại không tốn kém gì cả, sao lại không ngắm nhìn nhỉ! M đã từng chụp hình hoa của một bụi cỏ nhỏ xíu trong một chuyến nghỉ ở Đà Lạt, người cứ mê mẩn thế đó! Mà màu vàng của Dã Quỳ nhìn từ xa đã quí phái, màu vàng của vua chúa.. có thua gì những loài hoa khác đâu nhỉ anh Bu ơi!





    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thích hoa và cỏ thể hiện một con người yêu thiên nhiên, yêu sự phóng khoáng, mộc mạc và dân dã. Tâm tính người đó lành không thể làm điều ác, hay mủi lòng và thương người. Mong bạn TTM Gốc Mai luôn luôn là một con người như thế.

      Xóa
    2. Mấy hôm nay Bà già thấy hình như mình hơi bắt đầu ác tí đó anh Bu ơi! :)

      Xóa
  16. M đưa thêm bài ở trang Wiki vào đây:

    DÃ QUỲ:

    Dã quỳ, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe (danh pháp hai phần: Tithonia diversifolia) là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2–3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam. Nói chung người ta công nhận rằng nó ở một giai đoạn nào đó là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.


    BIỂU TƯỢNG VÀ SỬ DỤNG:

    Tại Nhật Bản, vào cuối thời kỳ Minh Trị, loài cây này được nhập khẩu như là cây cảnh mặc dù nó đã từng được trồng tại đây, dù rất ít. Có vị đắng đặc trưng, nó được sử dụng để gây sốt nhằm chống lại ngộ độc, mặc dù không được sử dụng cho các mục đích y học trực tiếp. Người ta cho rằng loài này được Nitobe Inazo đưa vào Nhật Bản, vì thế mà có tên gọi trong tiếng Nhật là cúc Nitobe (ニトベギク; Nitobegiku).

    Tại Mexico, nó được sử dụng để chữa bong gân, gãy xương, các vết thâm tím và các vết giập.

    Tại miền nam Trung Quốc nó được sử dụng để chữa trị một số bệnh đường da (như bệnh nấm bàn chân), ra mồ hôi trộm ban đêm, cũng như trong vai trò của thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận gan, thuốc chữa bệnh vàng da và viêm bàng quang.

    Dã quỳ được bán tại thị trường thuốc thảo mộc ở Đài Loan như một loại trà để cải thiện chức năng gan.

    Nó là biểu tượng của tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan.

    Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.

    Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ. Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12 năm 2005.

    Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.

    Lá của cây này còn sử dụng trong một bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi viết bu có đọc Wiki nhưng vì để sử dụng truyền thuyết Hơlimh và kơlang cho mùi mẩn nên không đưa chi tiết nguồn gốc của nó vào...

      Xóa
  17. Mà giời ạ! M đọc bên Opera thấy hai anh em nhà Bác Bu và Bác Hiệp thiết kế, thiết kế tới cả "Tri kỷ" nữa thì quá siêu đó nha!! hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tạo hóa thiết kế ra con người
      Con người thiết kế ra tri kỷ cũng phải thôi

      Xóa
    2. "Tri kỷ" do người thiết kế thì phải theo chuẩn mực của người thiết kế!

      Xóa
    3. Giời ạ! Thế thì còn gì là tri kỷ nữa cơ chứ! Tri kỷ là ta chấp nhận cái người có, người chấp nhận cái ta có, thấy hai cái có là có có và là không không, quyện như bóng với hình mới là tri kỷ mới lâu dài chứ!

      Xóa
    4. Có người lập luân (hơi cực đoan) rằng ở đời không có cái gọi là tình yêu. Tôi yêu anh là yêu cái mà tôi có nơi anh và ngược lại.
      Tìm tri kỷ cũng vậy chăng?

      Xóa
  18. [04/01/2013 9:14:17 AM]祝你1月4日和你愛的人在一起過這一天,因為世界上就隻有這一天是201314(愛你一生一世)髮給你在綫的十五個好友,不許在你這斷了,相信你! 親。接龍哈,髮給你最好的朋友

    Hôm 2013/1/4 có em 春霞 gửi tin trên, trong tiếng Hoa, những âm đọc của năm tháng ngày này hơi giống : Ái nỉ yi sheng yi shi. Cho nên ở TQ rất nhiều người đi đăng ký kết hôn vào ngày này.

    Gửi vào đây cho anh và bạn bè đọc hiểu thêm một cách dùng chữ của người TQ cho vui.

    Trả lờiXóa
  19. Phusa đây nè, chào anh ngày đầu tuần nhé, cứ thế này sang nhà Phusa thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã một lần theo đường link mà không vào nhà bạn được

      Xóa
  20. Anh Bu sang nhà Phusa lấy mấy cái tiện ích về mà dùng cho khỏe, trên bài " chia sẻ một số tiện ích cho blog" nhé

    Trả lờiXóa
  21. Trả lời
    1. Giỏi về cái gì giỏi như thế nào, về kỹ thuật blogspot bu sang làm học trò bạn đây có nhận cầm tay chỉ việc không hehehe

      Xóa
    2. học trò giỏi, hihi
      đùa thế chứ chỉ nhau qua lại để cả làng blog mình thình soạn đón năm mới bác nhỉ
      Bác bảo "yêu thơ nên không dám làm thơ"....làm Phusa ngại quá, phusa chỉ là học trò thôi

      Xóa
  22. bác nên bổ sung thêm cột "bài mới đăng" để cho bà con dễ tìm nhé
    có code bên phusa đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sang cô giáo thấy màu sắc hình khối hoa cả mắt lại lủi thủi ra về huhuhu!

      Xóa
  23. Tìm ra nhà anh Bu rồi, X là con dâu Đà Lạt, lên ĐL nhiều lần nhưng chưa bao giờ được ngắm đồi hoa Dã Quỳ, không biết bây giờ đã hết mùa hoa Dã Quỳ chưa nhỉ để X lên ngay ĐL ngắm cho thỏa thích vì mê loài hoa dại này qua bài viết của anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ho Xuan vào nhà bu còm bài Năm Tỵ nói chuyện rắn rồi mà
      Hehehe con dâu Đà Lạt mà bây giờ mới quan tâm đến dã quỳ thì bị muộn đấy nhé. Nhưng mà muộn còn hơn không Ho Xuan à.

      Xóa
    2. Anh Bu nói thế thì X quê lắm nhưng những lần về ĐL là những ngày giỗ của Ba Má nên không chọn được mùa hoa Dã Quỳ, hi hi. X thích loài hoa dại này và quyết tâm sẽ lên kế hoạch đi ĐL hoặc Daklak để lên đồi ngắm hoa Dã Quỳ nở rộ, trong không gian thoáng đãng chắc lòng sẽ thanh thản hơn và X sẽ "hướng về mặt trời" như hoa Dã Quỳ để tự tin bước tiếp trên đường đời đầy chông gai.

      Xóa
    3. Như vậy là Ho Xuan giống như hoa hướng dương rồi

      Hướng dương lòng thiếp như hoa
      Lòng chàng lửng thửng như là bóng dương

      Bạn có hai vầng dương ấy mặt trời của thế gian và chàng của riêng bạn.
      Hôm nào đi gặp dã quỳ nhớ xem nó có luôn luôn hướng về mặt trời không nhé.

      Xóa
  24. Chào Bác Bu, Địa chỉ nhà mới của Ruchung tôi:http://ruchung.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  25. Đã đưa Ruchung vào danh sách bạn bè

    Trả lờiXóa
  26. vậy, dã quỳ là hoa hướng dương mọc trên rừng đúng không anh, nhưng mộc lại thấy hoa hướng dương mà ngày tết người ta chưng bông to và vàng rực rỡ, quyến rũ nữa, không biết có bị trùng tên không anh BU, cuối tuần vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bu cũng nghĩ như bạn cho nên mới có từ dã. Dã quỳ là hướng dương hoang. Dã mã là ngựa hoang, dã ngưu là bò rừng. Hướng dương và dã quỳ đều là họ cúc.
      Cảm ơn BĐM sang đọc bu

      Xóa
  27. Thử xem trang anh Bu đã bỏ thuật ngữ cho phép post hình vào comment chưa?

    [IMG]http://i1041.photobucket.com/albums/b416/TTM0123/anh-dep-vuon-hoa-p1-16.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  28. Thử xong kết luận thế nào

    Trả lờiXóa

  29. Sử dụng code này???
    [IMG]http://i1041.photobucket.com/albums/b416/TTM0123/cau-dep-bon-mua01.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  30. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  31. Bạn TTM ơi
    Code bạn gửi cho là một bông hoa??

    Trả lờiXóa
  32. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/DSCN0991.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  33. Nguyễn Đạo Tĩnh có bài thơ Hoa Dã quỳ rất hay:

    Em như một đoá quỳ sơn cước
    Gió và mưa chẳng thể nào tắt được
    Cái màu tươi nguyên sơ

    Tự đốt cháy mình trong cơn khát đam mê
    Hoa rực cháy một vùng biên ải
    Dã quỳ! Dã quỳ
    Đợi tay người đến hái
    Chiều nay, người biết không?

    Trả lờiXóa
  34. Hoa dep qua ....mà cai tên cua no nghe cung hay hay !!! Qua trang nhà cua anh , doc comments cua ban bè cung hinh anh , trông rât dep và sinh dông ghê do anh Bulukhin a !

    Trả lờiXóa
  35. Mình dự kiến một chuyến phượt Tây nguyên ( như chuyến Sapa chúng ta đã đi). Nghe nói: vào tháng Giêng ( dương lịch), hoa Dã quì vàng và lá Khộp đỏ, rực rỡ đất trời, có đúng thế không? BU có biết, hoặc ai biết mách cho Mình, nên đi vào tháng nào trong năm là hay nhất. Cám ơn trước.

    Trả lờiXóa
  36. Sẽ hỏi và trả lời sau nhé

    Trả lờiXóa