Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

TRỜI ĐẤT



 
 Bà già xinh (trái) bà bu (phải)


Bulukhin với Vũng Tàu 2012


Bạn TTM có mỹ danh Bà già xinh, trước đây là người nhiệt thành với blog, mấy tháng gần đây bạn ấy đang thực hiện sự rổng không trong tâm tưởng, như cốt cách của cây tre:  “vị xuất thổ thời tiên hữu tiết, đáo lăng vân xứ dã hư tâm”. (Chưa nhô khỏi đất đã có đốt, vươn đến xứ mây ruột rổng không).

    Cách nay lâu lắm bạn ấy bảo anh bu viết cái gì đó về Trời và Đất, bu nhận lời và cho đến hôm nay mới trả nợ được cho dù chủ nợ có thể không… buồn đòi nữa hihihi

 
***

1- Trần Khánh Dư là một võ tướng đời Trần, chiến tích đánh giặc đầy mình, nhưng do quan hệ "trên mức tình cảm" với con dâu Trần Hưng Đạo nên bị kỷ luật về quê đốt than kiếm sống. Ông có bài thơ nói về nghề đốt than, với hai câu đầu :

Một gánh Càn Khôn quảy xuống ngàn
Hỏi rằng chi đó dạ rằng than
………

Càn là một quẻ trong Bát quái gồm ba vạch dương ( ) . Dịch kinh nói: "Càn vi thiên" tức càn là  TRỜI. Khôn cũng là một quẻ khác trong bát quái gồm ba vạch âm ( ). Dịch kinh nói: "Khôn vị địa" tức Khôn là đất. Vậy tại sao ông Trần Khánh Dư bảo than là Càn Khôn ? Vì nó gồm có TRỜI và ĐẤT. Nghe hơi lạ, nhưng đúng thế. Để có than người ta đốn cây rừng, sắp xuống  hố, đốt, khi không còn ngọn lửa nữa thì lấy đất lấp hố lại, chờ nguội đào lên sẽ có tro và  than. Ngọn lửa khi gỗ cháy là phần năng lượng cây nhận được của mặt trời, bốc lên trả về TRỜI. Tro và than là phần cây nhận được của đất, trả cho ĐẤT. Trời cao vời vợi, đất thấp lè tè, nhưng lại kết hợp với nhau chặt chẽ trong từng mẫu lá, từng nhành cây (cũng là kết hợp âm dương) để làm nên rừng - môi trường sống, làm nên cây ngô, cây khoai, cây lúa…nuôi sống con người  

2- Tạo hóa phân công trời đất rạch ròi lắm. Dịch kinh chồng quẻ Càn lên quẻ Càn để có quẻ Thuần Càn (xem hình1 ) tượng trưng cho TRỜI (như quẻ Càn trong bát quái),  chồng quẻ Khôn lên quẻ Khôn thành quẻ Thuần Khôn ( xem hình 2)  tượng trưng cho đất (như quẻ Khôn trong bát quái)
Dịch kinh giảng về quẻ Thuần Càn: TRỜI có đức "nguyên"  vì là nguồn gốc của vạn vật, có đức "hanh" vì làm ra mây, mưa, để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức "lợi" và "trinh" vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được nguyên khí.
Dịch kinh giảng về quẻ Thuần Khôn: Càn tượng trưng TRỜI, thì Khôn tượng trưng ĐẤT, Càn cương kiện thì Khôn nhu thuận, Càn tạo ra vạn vật vô hình thuộc phần khí, phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn…
  
 Hình 1, quẻ thuần càn (trời)



 Hình 2, quẻ thuần khôn (đất)


3- Phật giáo không đưa ra khái niệm Càn Khôn như Dịch kinh mà vẫn chứng minh được  TRỜI và ĐẤT có trong mỗi xác thân.  Theo nhà Phật thì con người do Ngũ uẩn tạo nên. Ngũ uẩn là 5 nhóm tượng trưng cho 5 yếu tố:  sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức, trừu tượng thuộc về tâm. Còn sắc là thân và 6 giác quan (lục căn). Thân lại được cấu tạo bởi Tứ đại tức 4 yếu tố: Đất, nước, lửa, gió.  Đất, nước là phần xương tủy và máu thịt (khi hoai mục sẽ thành đất). Gió là hơi thở, lửa là thân nhiệt 37 độ do trời tạo nên. Nhưng đấy là nói TRỜI ĐẤT của thế giới ta bà ta đang sống.  Phật giáo Đại Thừa cho rằng quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất có sinh linh, mà con người cũng không phải là chúng sinh duy nhất. Chúng sinh vô cùng vô tận, mà hệ thống tinh tú cũng vô cùng vô tận. Tùy theo nghiệp thiện hay bất thiện đã tạo, chúng sinh có thể tái sinh vào một trong 31 cảnh giới. TRỜI và ĐẤT trong mỗi cảnh giới ấy là chuyện bất tận ngôn, không thuộc vào câu hỏi của bạn TTM    

4- Học thuyết Nho giáo mà người khởi xướng là Khổng Tử cho rằng có Trời làm chủ tể vũ trụ, nó là một đấng có hình dạng, có tình cảm, có tư dục như người ta. Khổng Tử tin vào thiên mệnh nên ngài nói rằng "Bất tri thiên mệnh vô dĩ vi quân tử giã" (Luận ngữ) tức không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử. Nhưng Lão Tử lại phủ định việc nhân cách hóa TRỜI ĐẤT. Với con mắt  của LảoTử, trời và đất là sự tồn tại của tự nhiên, nó không có yêu ghét giống con người, càng không phải chúa tể của vạn vật, vạn vật tuân theo quy luật vận hành của thiên nhiên mà phát triển trong TRỜI ĐẤT. Lão Tử và Trang Tử nhất trí nhau ở chỗ : Hợp nhất với TRỜI là Đạo, thích ứng với ĐẤT là Đức, thực hiện ở vạn vật là Nghĩa. Các ngài còn cho rằng:  Nghĩa gồm ở trong Đức, Đức ở trong Đạo, Đạo gồm ở trong TRỜI (Trang Tử của Nguyễn Hiến Lê)

5- Trong sách Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết (1011-1077 thời bắc Tống) có luận về TRỜI ĐẤT: " TRỜI bởi động mà sinh ra, ĐẤT bởi tĩnh mà sinh ra. Một động một tĩnh giao với nhau mà thành ra cái đạo TRỜI ĐẤT …Mặt trời làm nóng, mặt trăng làm lạnh, tinh làm ngày, thần làm đêm. Nóng, lạnh, tinh, thần, giao nhau là sự biến đổi của TRỜI ĐẤT.
…Cái lớn của sự động gọi là thái dương, cái nhỏ của sự động gọi là thiếu dương, cái lớn của sự tĩnh gọi là thái âm, cái nhỏ của sự tĩnh gọi là thiếu âm. Thái dương làm mặt TRỜI, thái âm làm mặt trăng, thiếu dương làm các ngôi sao, thiếu âm làm khoảng cao mờ trên trời. Nhật, nguyệt, tinh , thần, giao với nhau là cái thể của TRỜI. Thái nhu làm nước, thái cương làm lửa, thiếu nhu làm ĐẤT,  thiếu cương làm đá. Thủy, hỏa, thổ, thạch giao với nhau thành cái thế của ĐẤT vậy…(Nho giáo của Trần Trọng Kim )

6- Thiên chúa giáo cho rằng Trời và Đất do Thiên chúa tạo ra trong vòng 6 ngày, ngày đầu tiên gọi là thứ 2, ngày cuối cùng là thứ 7, sau đó chúa nghỉ giải lao gọi là ngày chủ nhật, đúng ra phải là chúa nhật, ngày của chúa.  Điều này được nói rõ trong Kinh Thánh, phần Cựu Ước trang 27 thuộc “Phần 1. Thiên chúa sáng tạo . Con người sa ngã”

7- Người Việt ta từ thuở xa xưa sống bằng nghề trồng lúa nước. Để có mùa màng bội thu thì mưa nắng đúng thời vụ và nước phân cần giống trên đồng ruộng là những yếu tố vô cùng cần thiết. Người nông dân tin có ông TRỜI, nên ngoài bàn thờ gia tiên còn có bàn thờ Trời trước sân nhà. Lại  có chỗ thờ ĐẤT biểu thượng bằng ông Địa ở góc nhà. Khát vọng của người dân quê thể hiện trong những câu ca:

Trông TRỜI trông ĐẤT trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Hoặc

Lạy TRỜI mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt cho chiều lòng em

Trời đất xa nhau thế nhưng lại bị…
Hạt mưa dài mối lạt
Buộc Đất Trời vào nhau

Cặp TRỜI ĐẤT với nhà thơ đôi khi mang tính hài hước. Sinh thời Tản Đà ngày say nhiều hơn ngày tỉnh. Cái gì đối với ông cũng có vẻ như đang say xỉn, ông viết:

ĐẤT say đất cũng lăn quay
TRỜI say mặt cũng đỏ gay, ai cười?

Xuân Diệu có mấy câu thơ nói về ĐẤT :

Trái ĐẤT ba phần tư nước mắt.
Đi như giọt lệ giữa không trung

Trời Đất là chuyện to tát, nói mãi không cùng,  mong các bạn chỉ giáo thêm.




55 nhận xét:

  1. Xinh cũng xinh mà bu (bà) cũng xinh

    Trả lờiXóa
  2. Ông Bảo Sinh có viết: “ Ngày xưa trái đất hình vuông, Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn. Bây giờ trái đất hình tròn, Cho nên bao kẻ lom khom muốn bò”. Vậy suy ra trái đất ngày xưa hình vuông không biết tại sao ngày nay nó lại trở thành hình tròn ha bác Bu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảo Sinh là người làm thơ độc đáo, có nhiều ý lạ
      Vuông tròn là cách nói của nhà thơ. Cái thâm trầm ở đây là con người thời nay đánh mất mình, sống a dua, quỵ lụy người khác, không đi thẳng lên được, luôn luôn bò .....

      Xóa
    2. Vâng, bác nói thật đúng. Nhưng cái gì làm cho người Việt Nam, từ xa xưa đã thoái thai biết đứng thẳng mà ngày nay lại tiến thẳng lên *bò" ha bác BU. Haizzz, không biết bảo giờ mới lại đứng được thẳng ha bác BU.

      Xóa
    3. Trả lời câu hỏi của bạn là một bài dài nữa đây hehehe

      Xóa
  3. Nói tới Chúa Trời thật cơ khổ, Ngài đã tạo ra Đờn ông, lại còn chế ra Đờn bà, đã chế ra Đờn bà, lại còn trồng thêm cây Trái Cấm, chưa đủ, còn Con rắn nữa, nó dụ đờn bà xơi Trái Cấm. Thế là có Con người đàn lũ trùng trùng chật cả mặt đất, Con người lại chế ra Còm piu tờ, mạng miếc, ngồi viết và còm... chuyện Trời Đất :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còm piu tờ, mạng miếc, ngồi viết và còm...tất cả là do ý chúa cả PNH à hihihi

      Xóa
    2. Theo tôi thì kể từ cách nay hơn hai nghìn năm (chính xác theo lịch là hai nghìn không trăm mươi ba năm), thì Chúa trời đã không còn hiện diện trên Trái Đất để chi phối con người nữa, kể từ khi Ngài cho Con Trai xuống thế mong sửa chữa bớt cái thói lung tung của Con Người, ai ngờ cái giống Người nó tai ác quá, đã không chịu nghe lời còn đóng đinh Con Trai của Ngài lên Thập giá, huhu!
      Thỉnh thoảng đây đó cũng có vài kẻ lập ra giáo phái này nọ, tự vỗ ngực xưng tên là truyền nhân truyền nhiếc gì đó của Ngài, nhưng xem ra toàn là đồ dởm, mạo nhận cả. Cho nên kể từ khi Con của Ngài về Trời đến giờ (có lẽ Ngài đã được nghe báo cáo lại đầy đủ cái tai quái của giống Người), sau vụ Trái Cấm đến vụ đóng đinh Thập giá, thì Ngài ngán lắm rồi, cái giống Người ấy, Ngài để kệ cho chúng nó tự xử, kiểu như cha mẹ từ đứa con hư vậy.
      Cho nên bác thấy đấy, từ xe tăng tàu bò, đại bác đại liên, hỏa tiễn phi tiêu... chiến tranh, khủng bố..., cho đến cái còm piu tơ ta xài hàng ngày, toàn là sản phẩm của cái giống Người tai quái đấy chứ, nào có phải ý của Chúa Trời?

      Xóa
    3. 1- Trên thế giới này vô số các bác học, các học giả đầu óc siêu việt gấp trăm ngàn lần chúng ta nhưng vẫn là con chiên ngoan đạo, vậy thì thâm căn cố đế thiên chúa giáo phải có một điều gì đó siêu phàm mà ta chưa biết được....
      2- Loài người hiện hữu là loài người thứ hai mà tổ tông được chui ra từ con thuyền Nô ê sau trận đại hồng thủy. Nhân loại của thế kỉ 21 trong đó có bu và bạn PNH đang sống cũng sa đọa mà Thiên chúa chịu hết nổi rồi. Ngài sẽ làm ra nhân loại thứ 3 để thay thế. Một học giả Phi lip pin viết luận văn về vụ này và khẳng định lần này thiên chúa dùng lửa để thiêu hủy chớ không xài đại hồng thủy như trước kia nữa. Bu sợ cái kho nguyên tử của Mỹ, Nga, Tàu..và phương Tây quá...

      Xóa
  4. Trả lời
    1. Chào đồng hương, bão ở quê có sao không
      Hai bà là bạn

      Xóa
  5. Em tin là dù im lặng nhưng Bà già xinh sẽ đọc rất kỹ tất cả những bài viết của bạn bè nhất là bài viết của bác Bu.
    Trời và đất tuy xa cách là thế nhưng vẫn có trong nhau, như là trong âm có dương trong dương có âm vậy. Cái gì lộ ra ngoài là dương, cái gì ẩn bên trong là âm. Âm có vững, gốc có bền thì cây mới tươi cành xanh lá được phải không bác Bu.

    Mấy hôm nay nghe tin bão ở Quảng bình mà xót ruột quá bác ạ. Con người đã làm những gì mà để trời đất phải nổi giận đến thế :(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cũng nhắn tin cho bạn Ruchung của tụi mình, Ơn giời nơi bạn ấy ở chưa sao cả? Nên Quảng Bình vẫn chẳng sao đâu!
      Mà lạ nhé Thu Thủy ơi!! Tại sao cặp TRỜI ĐẤT này cứ nhè khúc ruột miền Trung mà hành hạ hàng năm kia chứ! Bác Bu giải thích hộ đi!

      Xóa
    2. À Thu Thủy ơi! chị bận thật đó! bận như anh Hồng Ngọc nói, như anh Bu nhận xét đó. Chỉ vì đêm nay ráng vào được blog vì bên ngoài trời mưa quá em ạ!

      Xóa
    3. Còn trời không mưa thì chị cũng im luôn hihihi

      Xóa
  6. Kể ra con người gây ra lắm tội, nhưng không phải là người miền trung VN
    Ông trời thực hiện phương châm đánh nhầm hơn bỏ sót chăng

    Trả lờiXóa
  7. 1. Bác Bu trả “nợ chữ nghĩa” cho bà già xinh, sợ rằng bà ấy đang thực hiện “sự rỗng không trong tâm tưởng” nên có thể không đòi nữa e rằng đúng vì chưa thấy bà ấy đọc! HN nghĩ chắc bà đang tìm về cái xích tử tâm mà bước đầu là lo cho cháu nội, trường mẫu giáo…mà bác Bu đã ghé thăm khi đi nghỉ ở Phú Quốc về!
    2. Bài viết của bác Bu nêu ra nhiều cách lý giải chung quanh các vấn đề về Trời Đất rất dễ hiểu, dễ nạp trong phạm vi một entry trên blog. Rất khó để làm ra một bài giảng thú vị đến thế này!
    3. Hoan hô bác đã chọn hình vòng tròn thái cực làm biểu tượng bài viết. Cám ơn bác đã cho HN có dịp nhìn vòng tròn này để suy ngẫm chuyện đời, chuyện người, nói văn vẻ là đánh động cả vũ trụ quan và nhân sinh quan trong mình khi liên tưởng đến việc đặt một thước kẽ lên vòng tròn, gạch thành nhiều đường thẳng song song và quan sát nó. Chỉ ở tâm vạch màu đen và màu trắng mới bằng nhau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hồng Ngọc còm hay quá, đọc đi rồi đọc lại càng thấy hay.
      1- Chủ nợ có thể xóa nợ rồi nhưng bu tui trả cho ban bè, cung cấp cho bạn bè một vài thông tin gì đó mà do trăm công nghìn việc bạn chưa quan tâm tới, với bác HN đó là vòng tròn thái cực. Vâng, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. đấy cũng là nói chuyện trời đất.
      2- Bác thương mà cho là bài giảng huhuhu nào bu có định giảng giải gì đâu, biết thưa thốt không biết dựa cột nghe. Cái tứ của bài viết này là ý của nhà văn Nhật Kavabata giải Nobel văn chương nói về ngọn lá khô khi bị đốt cháy: Ngọn lửa của trời trả cho trời, tro than của đất trả cho đất
      3- Do nhận thức cái vòng tròn thái cực là tổng thành triết lý đông phương nên bu tui đưa nó lên hàng đầu. Tiếp theo hai bà là phần âm, bu tui là phần dương, âm dương hài hòa thì xã hội có đạo lý. Thời ta sống có vẻ như âm thịnh dương suy nên bu tui một mình còn trên đó là ....hai bà hihhi
      4- Bu tui còn nợ cô cháu xinh đẹp Tử Đinh Hương về câu chuyện Đường Tăng, bắn không nên đền đạn, bu thay Đường Tăng bằng Tôn Ngộ Không. Tử Đinh Hương bỏ blogspot sang Facebook rồi...nhưng bu hứa là làm như với bạn TTM vậy

      Xóa
  8. Người Hy Lạp nói: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Kinh koran viết: Mặt trời hôm nay khác mặt trời hôm qua. Hegel bảo đó là logic biện chứng. Phật dậy lẽ vô thường. Jesus phán: "Ta là con đường"

    Thơ Bảo Sinh:
    Đừng thấy em bé mà chòng
    Lớn lên anh sẽ phải lòng em ngay
    Đừng thề mãi mãi đắm say
    Mai kia em sẽ thành ngay bà già

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác VanPham bao giờ cũng kiệm lời, chữ nghĩa bác như hình khối, nhìn được bên này lại nhìn được cả bên kia thiệt là thú vị
      1- Vâng, các tôn giáo khác nhau nhưng vẫn có những lý thuyết chung ...Vô thường, vô ngã, luân hồi của đạo Phật thì đạo Hin đu cũng nói vậy. Đúng hơn là nó có trong đạo Hin đu trước cả đạo Phật
      2- Bác trích bốn câu thơ của Bảo Sinh sao nó ứng vào bu tui mấy mươi năm về trước. Khi bu học năm cuối đại học thì cô bé hàng xóm mới 12- 13 tuổi, gầy nhom đen thui...nhưng rồi vụt có phép lạ như Trần Mạnh Hảo nói, "cỏn con một sợi lông mày, mà em buộc trái đất này vào anh" ...không khéo phải viết một ẻn mới được bác ạ

      Xóa
    2. Bu sẽ rất hay.
      Vì những ngày xưa, ngày ấy... chúng mình.

      Xóa
    3. Bao giờ có lại ngày xưa....!!

      Xóa
  9. mộc nghe người ta nói trong âm có dương, trong dương có âm thì mộc hiểu rồi nhưng họ còn nói thêm trong âm có âm, trong dương có dương là sao, anh giúp cho mộc với, tks!

    Trả lờiXóa
  10. Trong âm có dương mới kì
    Trong âm lại gặp âm thì đương nhiên

    Trả lờiXóa
  11. - Hai bà đều xinh, và đứng bên nhau như hai chị em vậy, chúc mừng bác Bu!
    - Bài viết giúp giáo sáng thêm một chút về khái niệm trời đất của người xưa. Càm ơn bác Bu nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giaolang viết gì mới để bu tui sang học hỏi đây

      Xóa
  12. Vẫn cái cách tìm tòi thú vị của anh, có khi còn liên thiên cái nọ sang cái kia nhưng vẫn hấp dẫn . Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  13. Cuộc đời vốn móc xích việc nọ sang việc kia mà Sỏi.

    Trả lờiXóa
  14. Sang thăm bác Bu, hiểu thêm về TRỜI và ĐẤT, CÀN và KHÔN, ÂM và DƯƠNG..... HAY; ngoài ra còn được biết thêm về lịch sử hai câu thơ của Trần Khánh Dư

    Một gánh Càn Khôn quảy xuống ngàn
    Hỏi rằng chi đó dạ rằng than.....

    Mà ảnh của hai chị đều đẹp cả, Phusa nhìn thật thích, chúc các bác vui vẻ cả nhà ta

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Phusa đã ghé thăm bu
      Mong bạn có bài mới để đọc

      Xóa
  15. Cháu thăm chú Bu, hiểu thêm chút ít về Trời và Đất..Còn chuyện Trần Khánh Dư, hôm nay cháu biết thêm một nguyên nhân nữa khiến vị võ tướng này quẩy gánh càn khôn xuống ngàn..Cảm ơn chú! Cuối tuần cháu chúc chú và gia đình vui vẻ, an lành!

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn sự thăm hỏi của Chu Ngọc
    Chúc cháu một ngày chủ nhật vui vẻ, có nhiều ý thơ hay

    Trả lờiXóa
  17. KÍNH GỞI BÁC BU
    Trước hết cảm ơn bác đã là người đầu tiên sang và chia sẻ bài viết của PS
    Sau đó là cùng PS ôn lại những cái khổ nhưng mà oanh liệt, lạc quan yêu đời của đồng bào ta (PS yên tâm hơn khi nghe bác kể chuyện mọi người ' Kể chuyện khổ mà cứ như không'. Đồng bào mình thật tuyệt vời chỗ đó, có lẽ vì đã quá nhiều kham khổ nên không còn sợ nỗi khổ nữa. Còn cái chuyện
    ' ngồi trong hầm nước ngập đầu gối vẫn chép sách nhạc lý cơ bản để học ghi ta ' của BU thì PS quả là thật cảm phục con người Miền Trung Bu rồi. PS cũng không bỏ qua dịp được đóng góp cho đồng bào Miền Trung, mà hầu như nơi nào bà con mình gặp họa thiên tai hay tai nạn rủi ro gì thì mọi người cũng cùng thiện tâm đóng góp chia sẻ cùng người trong hoạn nạn.
    Cũng như thế mà PS biết được có nhiều bạn bè blog mình là người trong vũng bão lũ bác nhỉ,
    PS XIN LỖI VÌ ĐỊNH SỬA LỖI COMMENT CỦA MÌNH MÀ VÔ TÌNH XÓA MẤT LỜI COM CỦA BÁC: KÍNH MONG BÁC THỨ LỖI CHO PS VÌ THAO TÁC NHẦM NÀY NHÉ: RẤT TIẾC VÌ LỜI COM CỦA BÁC RẤT HAY.

    Trả lờiXóa
  18. Không sao cả, đôi lúc bu cũng sơ suất như vậy mà.
    Quê hương Quảng Bình bu đang có sự kiện lớn là đón tướng Giáp về an nghĩ vĩnh hằng
    Phusa có theo dõi vụ ày không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết rằng qui luật muôn đời
      Mà sao nước mắt cứ rơi nhạt nhòa
      Bác còn sống mãi trong ta
      Mà sao tim cứ xót xa ngậm ngùi
      Đau thương chẳng nói nên lời
      Vành tang tưởng niệm Viếng Người kính yêu

      Phusa theo dõi thường lắm, Hôm đàu tiên đọc báo mà thây người cứ hụt hẫng chao đảo, rồi cứ đọc tiếp và càng đọc càng thây lòng mình se thắt nghen ngào bác ạ. Bác mất đi là một niềm đau thương vô bờ bến, một sự mất mát quá to lớn của Đảng, của dân ta. Bác là cây đại thụ vĩ đại nhất trong rừng cây VN.
      Quê hương bác Bu tuy đau thương nhưng chắc chắn sẽ rất tự hào vì đã sinh ra một Vị anh hùng vĩ đại của dân tộc và giờ đây lại được đón Người trở về đất Mẹ. Đúng là TUY ĐAU THƯƠNG NHƯNG RẤT ĐỖI ANH HÙNG, bác BU ạ
      CHúc mừng Bác và bà con quê hương Bác

      Xóa
  19. Nô thấy bác Bu rất ý nhị khi đưa hình Bu phu nhơn lên trước bài. Trời đất gì cũng thua mấy phu nhơn hết, bác Bu nhẩy!

    Trả lờiXóa
  20. Bẵng đi không vào blog, vừa ghé vào thì thấy ngay cái gì mà xinh xinh.. hihix nhìn vào blog thì thấy Bác Bu trả lời câu hỏi năm xưa.. mà Giời ạ! đưa cặp TRỜI ĐẤT này vào entry lại thấy Âm Thịnh mà Dương suy đó nha Bác Bu ơi!

    Nhân tiện hỏi thêm anh Bu: "Vì sao mà người ta dùng từ ÂM DƯƠNG thay vì dùng DƯƠNG ÂM nhỉ? Tại sao trong một hội nghị, trong một chuyến bay.. người ta thường nói "Lady anh gentlemen" "Kính thư Quí Bà và quí Ông" mà không ngược lại nhỉ?



    Sau cùng thấy bài thơ có chữ Càn Khôn, đọc thấy hay hay, mà cả bài thơ cũng hay quá, thôi thì M đem về đây cho thêm chộn rộn entry của anh Bu vậy.. hihi


    PHAN BÁ THỤY DƯƠNG
    Thôi Ta Về Ôm Góc Núi

    1

    Áo nhuộm phong trần chưa rũ sạch
    Tóc đã pha màu nắng quan san
    Thôi thôi ta về ôm góc núi
    Đẽo gỗ trầm hương tạc tượng nàng

    Gõ phách mà ca bài độc đạo
    Hứng tinh hoa nhật nguyệt càn khôn
    Mang ẩn tích về treo cổng gió
    Chợt phân vân ngẫm chuyện sinh tồn

    2

    Mềm môi rượu cạn đêm trừ tịch
    Lại nhớ người xưa, hương tóc xưa
    Đường thăm thẳm bước chân lơ đảng
    Thoảng nghe lạc điệu pháo giao thừa

    Thôi thôi ta về bên dốc đá
    Dựng am đường hội chứng vô âm
    Rủ chim chóc ngao du rừng trúc
    Đốt cảo thơm chuyển hóa huyễn thần

    3

    Dư ảnh chập chờn như bụi khói
    Ảo chân rời rạc giữa lưng trời
    Thôi thôi ta về ôm góc núi
    Đục gỗ trầm hương tạc tượng người

    Gõ nhịp mà ngâm bài tuyệt tận
    Gọi hồn Lá Thắm suốt đêm thâu
    Gió sương phơ phất đời cô lặng
    Nhòa nhạt chưa phiến thạch mộ sầu?


    Phan Bá Thụy Dương

    Trả lờiXóa
  21. Tưởng về ôm góc núi quên sự đời tu hành giải thoát, hóa ra chỉ để tìm gỗ trầm hương tạc tượng nàng cho đỡ nhớ nhung. Yêu được như thế đời xưa mấy mặt đời nay mấy người.
    Bu tui ở ngay phố thị ồn ào đông đúc nhưng vẫn tạc tượng nàng ở trong tâm khảm thì có sao đâu hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TTM à người ta gọi âm trước dương sau vì mấy lý do
      - Người Việt Nam vốn xưa kia sống bằng nghề trồng lúa nước, trọng âm, sinh ra tín ngưỡng thờ mẫu
      - Người ta ở trên mặt đất, mở mắt ra là thấy đất, mà đất là khôn, âm. Muốn nhìn thấy trời thì phải thêm động tác ngẩng đầu lên...cho nên nói âm trước dương sau
      - Cũng do vậy thưa quý bà trước, quý ông sau
      Đấy là nói vắn tắt còn triển khai ra thì dài lắm..

      Xóa
  22. Cuối tuần sang thăm hai bác, Hà Nội bây giờ đang cuối thu nắng vàng rực rỡ, hoa sữa nồng nàn,..đón được hai bác ra thăm thì vui quá. Cho em gửi lời hỏi thăm bác Hà với nhé.

    Trả lờiXóa
  23. trời mưa chẳng biết đi dâu, sang thăm anh và đọc bài nhưng hổng bình ... loạn gì vì sợ anh ... khen!

    Trả lờiXóa
  24. Vẫn treo hình mấy bà lên sao? Treo lâu quá cho mấy bạn ấy ngồi xuống kẻo mỏi chân đi Trưởng Lão ui!

    Trả lờiXóa
  25. Anh Bu ơi!
    Bài nào của anh Bu viết cũng bắt Nhưthị đọc phải vài lần (vì tham nên cố đọc cho thấm í mà!)
    Đọc xong bài Trời và Đất này của anh, Nhưthị xin anh bỏ chữ (và) nhé!
    Chị kêu Trời Đất ơi! Sao mà anh Bu có thể tận tình với bạn bè thế cơ nhỉ?
    Ngưỡng mộ quá đi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đẹp nói là thượng đế nói, bu tui chữa lại ngay
      Chưa thấy chi nào kều trời về sự tận tình của bu với bạ bèn cả
      Mới thấy Như Thị kêu hộ chị nào đó thôi hihihi

      Xóa
  26. Mà Như Thị ngưỡng mộ về sự tận tình với bạn của bu hay ngưỡng mộ chính bài viết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả hai anh Bu ạ!
      Nhưng mà khen bài viết để lộ cái dốt của Như thị à?
      Hihi... Nên chuyển sang sự tận tình với bạn bè cho nó lành!
      Mà sao anh Bu trên thông thiên văn dưới tường địa lý ghê nha!

      Xóa
    2. Hehehe... thông thế để sống với đời cho vui

      Xóa