Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

KHỔNG HỌC ĐĂNG




Ai viết sách cũng muốn sách mình có nhiều người đọc, riêng cụ Sào Nam Phan Bội Châu với quyển Khổng Học Đăng thì không hẳn thế...
Khổng Học Đăng (孔學燈 ) là đèn Khổng học, với bốn nguồn sáng là Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử.  Theo cụ Phan thì bản thân tư tưởng Khổng học chính thống là một hệ thống triết học mang tính nhân bản rất sâu sắc, phát huy được những phẩm chất cao cả của con người, nhằm phục vụ cho một cuộc sống tốt đẹp của một xã hội bình đẳng.
   Dưới đây bu tui chép lại phần Phàm lệ  (trang 13, 14) của bộ sách Khổng Học Đăng (941 trang), nxb Văn hóa Thông tin 1998.

KHỔNG HỌC ĐĂNG
PHÀM LỆ

1- Mục đích người làm bản sách này là cốt phù trì nhân đạo; nếu ai không để lòng vào nhân đạo thời xin chớ đọc.
2- Lại cốt phát huy chân lí để duy trì nhân tâm; bởi vì nhân tâm còn xấu thời thế đạo chẳng bao giờ tốt. Vậy nếu ai đã mất hết nhân tâm thời chắc không muốn đọc bản sách này, mà tác giả cũng xin chớ đọc.
3- Tác giả lại muốn cho người ta biết học cũ vẫn không phải là trần hủ, mà học mới vẫn không phải phù hoa. Nếu học cho đến tinh thần thời ví như làm nhà: học cũ là nền tảng mà học mới tức là tài liệu; hai bên vẫn có thể giùm cho nhau làm nên một tòa nhà hoa mỹ. Chẳng bao giờ không tài liệu mà làm nên nhà; và cần thứ nhất là chẳng bao giờ không nền tảng mà dựng được nhà. Tác giả viết bản sách này là muốn điều hòa học cũ với học mới; hai bên tương thành cùng nhau mà quyết không tương phản.
    Nếu ai chưa để mắt vào bản sách này mà trước đã có một ý kiến sẵn: hoặc bài bác học cũ, hoặc công kích học mới, hễ có ý ấy thời xin chớ đọc.
4- Tác gỉa nói học cũ là nói chân lý của Á Châu từ thuở xưa; nói học mới là chỉ nói khoa học tối tân thiệt có ích với nhân sinh của thế giới bây giờ.    
    Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu! Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim khánh đâu!  Vậy nên tác gỉa xin thề trước với ba hạng người
a-  Hạng người chỉ tranh ngôi thứ xôi thịt trong đình làng;
b- Hạng người muốn lòe loẹt khoe khoang, lấy om cơm túi bạc làm mồi hạnh phúc
c-  Hạng người xu quyền phụ thế, lấy đồng bào chủng tộc làm mồi vinh thân.
    Ba hạng người ấy, tác giả xin chớ đọc quyển sách này;  mà tác gỉa cũng chắc trước rằng họ nhất định không thèm đọc. Bởi vì họ nhận định một cái gía trị rất cao, là muông chim, là lục súc, là ma quỷ, yêu tinh,  thời bản sách này nói nhân đạo họ đọc làm gì?
   5- Hễ ai đọc bản sách này, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: “Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (platon), ta Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lý in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền, ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi”. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách này mới thích.
    Nếu ai chưa đọc quyển sách này mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay, thời xin chớ đọc.

Huế, mùa xuân Kỷ Tỵ (1929)

SÀO NAM  PHAN BỘI CHÂU

11 nhận xét:

  1. Cụ Sào Nam chí lý lắm. Thánh thần là Ta mà Quỷ ma cũng vẫn chỉ là Ta thôi!

    Trả lờiXóa
  2. Cụ Sào Nam thâm thúy kiểu anh đồ Nghệ, thẳng thắn đến độ thẳng thừng, đọc thấy lạ và phục cụ lắm

    Trả lờiXóa
  3. "tác gải, nhạn định, gái trị, áo mủ..."
    Bác Bu ơi, em thấy có mấy lỗi chính tả như trên trong bài của bác. Có thời gian mong bác xem lại. Chúc bác cuối tuần an lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác bu vô cùng cảm ơn Yên Vũ đã phát hiện ra những sai sót khi gõ bàn phím
      Bác đã chưa lại rồi không biết đã hết sai chưa

      Xóa
    2. Dạ. Em có xem lại và thấy ở phần số 4 bác Bu vẫn chưa chữa hết ạ. Bác lớn tuổi rồi nên đánh máy không tránh khỏi nhầm lẫn. Thường thì nếu là chủ nhân blog viết bài đó thì em không dám nói gì. Nhưng bác Bu đánh lại bài của cụ Phan nhằm mở rộng tri thức cho mọi người nên em mong muốn góp chút "công" sửa lỗi chính tả để người đọc cảm thấy thích thú hơn với bài viết.
      Chữ nhận định, giá trị, áo mũ thay cho "nhạn định, gái trị, áo mủ" đúng không ạ? Nếu đúng thế thì xin bác sửa lại.

      Xóa
  4. Tôi đọc nhận thấy mấy "lỗi" trong bài viết của bác Bu mà bạn Yên Vũ đã nêu, cả thêm chữ viết dư chữ trong mục số 4 "mề đay kim kim khánh" (dư một chữ "kim"), nhưng biết đây là lỗi do sơ ý: một là do khi gõ bàn phím nhanh như có lần bác nói "gõ không kịp với suy nghĩ" nên dư, thiếu, hoặc chữ bị sai. hai là lỗi chính tả (áo mũ thành áo mủ).
    Tôi nghĩ là khi đọc lại bác Bu sẽ nhận thấy để tự điều chỉnh phần sai chữ do gõ nhanh, còn phần sai chính tả (mũ thành mủ), là chuyện... bình thường, hì hì!

    Trả lờiXóa
  5. PNH Yên Vũ

    Hiện nước ta cho Tàu lập Viện Khổng, nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau. Quan niệm của bu là những nước đồng văn trước đây theo Nho học thì nên tự lập Viện Khổng Tử, tự quản lý và tự điều hành lấy chớ không để Tàu nó nhúng tay vào. Cụ Sào Nam viết Khổng học Đăng để hậu thế biết Nho học là gì, để gạn đục khơi trong , tiếp nhận cái hay, bỏ đi cái cổ hủ lạc hậu.
    Tiếc thay chép lại từng ấy chữ trong bản Phàm lệ mà sai sót tùm lum, cảm ơn PNH và người đẹp Yên Vũ đã phát hiện và chỉ giáo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái vụ viện Khổng Tử này nghe lạ. Ngày xưa thời vua chúa theo Nho, theo Khổng, coi đó như đạo cai trị, đạo làm người, ở nước ta chỉ có Văn miếu (đầu tiên ở Thăng Long, sau đến triều Nguyễn dời đô về Huế mới lập thêm cái nữa ở đấy, còn các nơi khác thấp hơn thì gọi là Khổng miếu (tỉnh), hoặc gọi là Văn từ, Văn chỉ (xã, thôn, tổng...). Những nơi này thờ Khổng Tử, biểu dương Nho học...
      Nho học có nhiều cái hay nhưng cũng không ít cái dở, mấy chục năm trước cụ Sào Nam đã gạn đục khơi trong tiếp nhận cái hay, bỏ đi cái dở là rất sáng suốt.
      Thời Mao họ đã "đả" Khổng, vậy mà thời nay họ xuất khẩu Khổng, với "ông hàng xóm không mong muốn" này cần phải cảnh giác, hí hí!

      Xóa
  6. Xem ra không xuất khẩu chủ nghĩa Mao, tư tưởng Đặng... mà nó lại xào lại món xưa mang đi các nước. Ta yếu bóng vía, nhập thêm món này thêm tẩu hỏa nhập ma các bác ạ.

    Cụ Phan là đại khoa Nho học mà có tinh thần phản biện Khổng giáo, không biết con cháu bây giờ có biết phân biệt như vậy không...

    Trả lờiXóa
  7. Nếu để Tàu lập Viện Khổng tử là nguy hiểm.
    Bản thân Khổng Tử không nguy hiểm mà tư tưởng bành trường đại Hán mang danh cộng sản mới thậm cấp chí nguy cho nước Việt ta

    Trả lờiXóa
  8. Tam giáo đồng nguyên đã được thiết lập ở nước ta từ thời Lý Trần. bản thân Mao Trạch Đông thời kỳ đầu cùng bài tư tưởng của Khổng Tử. Học thuyết của Khổng tử vẫn có giá trì trường tồn trong lịch sử Trung Hoa, Đông á và thế giới. Chỉ có CNXH theo kiểu TQ mới nguye hại cho nhân loại thôi bác Bu

    Trả lờiXóa