Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

ĐI LÍNH SỢ TRÈO ẢI, Ở VÃI SỢ LĂNG NGHIÊM




Thiền viện Thường Chiếu


Hai bu với Hòa thượng Thích Thanh Từ


Hồi tháng 5 năm 2010 bu tui có dịp ghé thăm Thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai và có duyên may diện kiến Hòa thượng Thích Thanh Từ - người trụ trì Thiền viện. Thời bấy 
giờ Hòa thượng đã vào tuổi 87, nhưng lòng dạ vẫn  chảy bỏng khát vọng Khôi phục Phật giáo đời Trần. Sau khi giả từ Thiền viện Thường Chiếu,  bu được Hòa thượng tặng một số sách. Dưới đây bu trích mục ĐƯỜNG LỐI TU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY trong cuốn “Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần”. Mời các bạn tham khảo


*****

Là tu sĩ Phật giáo Việt Nam, nếu bị người hỏi: “Hiện nay thầy tu theo tông phái nào của Phật giáo ?”.Chắc chắn tu sĩ này sẽ ngẩn ngơ không biết đáp thế nào. Tại sao vậy?

A- LẤY “NHỊ THỜI KHÓA TỤNG” LÀM CÔNG PHU TU HÀNH.
  Chùa chiền Việt Nam hơn môt thế kỷ nay đều lấy hai thời  khóa tụng làm công phu tu tập. Trong hai thời, đầu hôm tụng kinh Di Đà, sau tụng chú Vãng sanh, tiếp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, buổi khuya tụng chú Lăng Nghiêm, hoặc Đại Bi thập chú…Nếu hôm nào có đám cầu an cầu siêu thì tụng chú Đại Bi trước, tụng kinh sau. Công phu tu hành như vậy, biết thuộc tông phái nào. Thế mà đa số nói theo Tịnh Độ. Tụng kinh Di Đà và niệm danh hiệu Phật Di Đà thuộc về Tịnh Độ tông, tụng chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm thuộc mật tông. Nhận xét chín chắn thì hai thời khóa tụng Mật tông chiếm ưu thế.
     Hai thời khóa tụng xuất xứ từ đâu? Căn cứ lời tựa quyển Nhị Khóa Hiệp Giải thì xuất phát từ đời nhà Thanh ở Trung Quốc. Vua Thánh Tổ nhà Thanh hiệu Khang Hy (1662-1772) ra sắc lệnh mời Hòa thượng Ngọc Lâm Thông Tú (1614- 1675) cùng một số Hòa thượng hợp tác soạn “Nhị Thời Khóa Tụng”, buộc Tăng , Ni các chùa ở Trung Quốc trong thời này phải ựng dụng tu theo. Nhà Thanh thuộc dân tộc Mãn Châu ở miền bắc Trung Quốc, gần dãy núi Hy Ma Lạp Sơn chịu ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng chuyên tu Mật tông. Nhà vua buộc các Hòa thượng soạn “Nhị Thời Khóa Tụng” đặt nặng Mật tông hơn . Tuy Nhị Thời Khóa Tụng là chủ trương của Tịnh, Mật đồng hành, song nghiêng hẳn về Mật. Nhị Thời Khóa Tụng ra đời khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 là thời kỳ Phật giáo Trung Hoa đang xuống dốc.  không biết Nhị Thời Khóa Tụng du nhập vào Việt Nam lúc nào, chỉ biết từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, hầu hết các chùa Việt Nam đều lấy hai thời này làm công khóa tu hành. Ai vào chùa tu đều bị bắt buộc phải thuộc hai thời khóa tụng gọi là hai thời công phu, nên có câu “Đi lính sợ trèo ải, ở sãi sợ Lăng Nghiêm”. Thậm chí đến nay (1997) những tu sĩ  Phật giáo đến Đàn giới xin thọ giới Sa di, ban giám khảo đàn giới vẫn khảo hạch xem thuộc chú Lăng Nghiêm không.
……..
Chúng tôi chủ trương khôi phục Thiền tông đời Trần, cốt yếu sử dụng tinh thần “khế cơ” của đạo Phật, hướng dẫn người Phật tử tu hành nhịp nhàng theo bước tiến của xã hội. Câu “Tức tâm tức Phật” trong Thiền tông là đem lại sức tự tin mãnh liệt cho người Phật tử. Có tự tin, chúng ta mới có sức mạnh vươn lên, có tự tin chúng ta khẳng định sự thành công trong công tác của mình. Đồng thời nhận rõ Giác ngộ và Niết bàn ngay nơi thế gian này. Ta nghe lục Tổ Huệ Năng nói:

Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ Đề,
Kháp như cầu thố giác…

 (Kệ Vô Tướng - Kinh Pháp Bảo Đàn)

Phật pháp ngay trong tế gian này, không thể rời thế gian tìm giác ngộ. Nếu rời thế gian tìm giác ngộ, giống như tìm sừng con thỏ. Đức Phật giác ngộ tại cội Bồ đề trong thế gian này. Các bậc A La Hán giác ngộ nguyên nhân, kết quả sanh tử và giải thoát sanh tử cũng trong cõi thế gian này…Duyên giác ngộ “Lý nhân duyên sinh” cũng trong thế gian này …Tại sao chúng ta không ngay đâymà tu, lại cầu mong đến nơi nào cho xa xôi, Tổ tiên chúng ta đã ứng dụng tu hành.

B- VÔ TÌNH THẦY TU TRỞ THÀNH THẦY TỤNG.
 Người chân chính xuất gia tu hành, buổi đầu ai cũng  quyết tâm cầu giác ngộ giải thoát. Song ở chùa thời gian lâu sự quyết tâm ấy phai nhạt từ từ. Vì vào chùa phải học thuộc kinh để tụng. khi tụng phải rành chuông mõ, phải tập trung âm thanh cho hay, còn phải học tán học đẩu…Khi tụng kinh rành rồi phải đi cúng đám cho Phật tử, chùa ít Phật tử còn đỡ, chùa đông Phật tử thì cúng đám liên tục, còn thì giờ đâu nghĩ đến giác ngộ giải thoát. Cộng thêm Phật tử cúng kính tiền bạc vật dụng nhiều, phải lo gìn giữ tiêu phí, còn nhớ đâu bản hoài lúc sơ phát tâm. Thế là từ thầy tu phát tâm chân chánh, lâu dần biền thành thầy tụng thầy cúng, thật rất đau lòng! Phật dạy:
  “Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần ích lợi của Sa môn, khác nào kẻ chăn bò thuê lo đếm bò cho người.
    Tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham, sân, si tâm hiền lành thanh tịnh, giả thoát, xa bỏ thế tục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng ích lợi của Sa môn” (Kinh Pháp cú số 19,20) ,    

27 nhận xét:

  1. Rót cuộc thì mấy ông thầy tu cứ "tụng" quài để trở thành kinh doanh tôn giáo?
    NT thấy tội cho ông Phật, bị cái đám hậu sinh bán đi bán lại, trở thành "vô giá"
    "vô giá là..."không?"
    Hehe...

    Trả lờiXóa
  2. "vô giá là..."không?" có giá chăng??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếng Việt vay mượn và tiếng Việt... mượn vay đôi lúc đến khổ. Ai cũng hiểu Giá=Giá trị. Nhưng dùng từ"Vô Giá" thì nghịch nghĩa hẳn với"Vô giá trị" như bác Bu vừa đùa đấy!

      Xóa
    2. Người gia hay lắm hihihi

      Xóa
  3. Vừa đọc bài viết của Ông ANDRO, "Thăm nhà bác Bulukhin - Vũng Tàu".
    Càng thêm yêu quý Bu. Tôi đã cop vài ảnh ở đó.
    Chúc HAI BU hạnh phúc.
    Mời các Bạn ghé đọc bài về Bu của ANDRO - [ http://androtuananh.blogspot.com/2012/10/tham-nha-bac-bulukhin-vungtau.html ]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo đường link của bạn mà sao không vào được nhỉ?

      Xóa
    2. http://androtuananh.blogspot.com/2012/10/tham-nha-bac-bulukhin-vungtau.html

      Vì anh Bu lấy cả dấu [ ở phía trước nên kg vào đc.

      Xóa
    3. M. nói đúng đó Bu à!

      Xóa
    4. Nói chính xác là hôm nọ vào được nhưng rối rắm không tìm ra bài đó, nay đã tìm được rồi
      Cảm ơn VanPham và TTM

      Xóa
  4. 一心念佛 Nhất tâm niệm Phật.
    Mà ở trong cõi ta bà thời đại náo nhiệt này, chúng sinh thì cả ngày cả tháng cả năm cứ lăn lội bôn ba.. và Quí Thầy đáng lẽ tu tập tinh tấn thì cũng bị kéo theo phong ba bão táp của chúng sanh mà đi tụng đi cúng cho hợp với nhân duyên, cho hòa hợp đạo Phật trong cuộc sống.. kẻo chúng sanh đi rước thầy mo, thầy cúng, thầy pháp về bùa chú trì lại càng lẩn quẩn trong vòng u mê.. riết rồi quí thầy cũng trở thành thầy cúng, thầy tụng - chỉ khác là tụng kinh Phật - tự lúc nào không hay.

    Thôi thì Bà già cũng sống trong vòng lẩn quẩn đó, nhưng có đọc được và học theo pháp của Thầy Thích Trí Tịnh "Tu mót”. Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua. Gặp việc thì làm việc. Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được một phút thì tốt một phút. Được một giờ thì tốt một giờ. Thế nên đừng bỏ qua việc tu mót.

    Trong thời mạt pháp này việc gì cũng nhìn thấy cả anh Bu ơi!
    Tội lỗi của bà già cũng đầy đầu nên cũng chẳng dám phê phán nói gì!

    A Di Đà Phật!


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đầu còm bạn bảo 一心念佛, cuối còm thấy bạn niệm: A Di Đà Phật!
      Mới biết bạn "tu mót" theo phải Tịnh độ tông, tức là muốn đi tắt đón đầu đến con đường giải thoát. Nói trước, mai kia lên cõi cực lạc bạn không là đàn bà cũng không phải đàn ông thì có chịu thấu không... huhuhu!

      Xóa
    2. Ơ hay! sao lại khóc hộ nhỉ? lúc ấy chỉ là một đóa hoa Sen thay vì bây giờ là bà Mai... hihi

      Mà TU là tu, sao lại chấp vào tông phái làm gì, M cứ hòa lẫn Tịnh độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, ba trong một với nhau mà chánh niệm..

      Xóa
    3. 1- không khóc hộ mà cười chơi cho vui
      2- Hòa lẫn "Tịnh Thiền Mật" lại với nhau thì gọi ĐẠO LẨU, tu được cũng hay lắm

      Xóa
    4. Hihi...
      Như thị em xin phép hai bác Bu, Mai cho Như thị tu ké...một chai Chivas nhé!
      Là mau...vãng sanh nhất đó hai bác ạ!

      Xóa
    5. Nhà phật giữ ngũ giới trong có không uống rượu, mà chắc là rượu trắng, chứ hồi Phật tại thế làm chí có rượu Tây, cho nên bạn làm luôn vài chai Chivas cho nó khoái luôn thể

      Xóa
    6. Nhu Thị ơi! chai Chivas thì OK đó, khi nào gặp thì hai chị em mình TU cho hết một chai đó nha.

      Xóa
    7. Bạn TTM chơi chữ hay lắm: Tu tập và tu rượu
      Bu tui rất ghét lẩu nhưng thỉnh thoảng bị "sếp" bắt phải ăn,thấy lẩu là một tập hợp các loại thực vật động vật trên cạn dưới nước...tùm lum, có khác chi TỊNH, THIỀN, MẬT trộn vào nhau...Hihihi

      Xóa

    8. "Lẫu Phật nhậu với Chivas Tây
      Mật Tông, Tịnh Độ cộng say men Thiền
      Tây Phương xa lắc thấy liền
      Ta Bà hô biến vãng miền Đà Di...

      Hihi...

      Xóa
    9. Di đà cũng thể Đà di
      Anh về cõi thế em đi lên chùa
      Một năm tu cả bốn mùa
      Em tôi xi vát búa xua cửa thiền
      Ngẩm trong thập nhị nhân duyên
      Phen này em được lên tiên thì mừng

      Xóa
  5. Thầy TU trở thành thầy tụng, đoạn phân tích hay quá bác Bu nhỉ.

    Có nhiều con đường tu tập dẫn đến đích là chuyển hóa khổ đau và giải thoát, chọn theo con đường nào là tùy duyên của mỗi Phật tử. Em cũng muốn học theo Pháp "tu mót" mà chị Mùi đang theo đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được biết bạn tu mót theo phái Thiền tông, môn phái mà thầy Thanh Từ quyết chí phục hồi và duy trì. Vấy theo bà chị thân mến kia liệu có lạc đường không hihihi

      Xóa
    2. Lạc đường thì lại tìm lại đường mà ra chứ có ngại gì.
      Kiếp này tìm không được thì hẹn kiếp sau hihi

      Xóa
  6. Bác Bu có bài đăng số xuân Quý Tị báo quê hương đấy, chẳng rõ họ đã gửi báo biếu và nhuận bút cho Bác chưa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo QB đã gọi vào thông báo đã gửi qua bưu điện 3 tờ. Nhuận bút thì chưa,
      Nghe đâu báo QB phải đăng tới 7 số mới hết bài song ngữ...của ruchung hihihi

      Xóa
    2. Anh Bu nhớ để dành một tờ biếu cho Cô Giáo của học trò Cá Biệt đó nha!

      Xóa
    3. Trong bụng đã nghĩ đến điều mà CG nhắc nhỡ. Ngày xuân ngắn tày gang làm sao mà diện kiến được CG xinh đẹp đây.

      Xóa