Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

NHỚ, QUÊN...





Hai hình trên: Người dân thương khóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp


1- Sau khi nghe ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn trước linh cửu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên thiếu tướng, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói: “Tôi thấy nếu không nói ông ấy là một vị anh hùng dân tộc thì đó là điều chưa thỏa đáng, chưa xứng đáng với công lao bất hủ của Đại tướng và cũng không xứng đáng với cống hiến to lớn của đại tướng với dân tộc” (1) Giáo sư Huệ Chi nguyên chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, giải thích về sự kiện ấy “Ông ấy không nói đến chữ anh hùng của ông Võ Nguyên Giáp thì dễ hiểu  bởi vì  ông ấy là con người sách vở, ông ấy thấy Đại tướng trước chưa được phong anh hùng  bao giờ cả thì ông ấy tránh đi không dùng chữ anh hùng”(2)
    Cũng lạ, nước Nam ta có tiếng ra ngõ gặp anh hùng.  Bà Nguyễn thị Suốt chèo đò ngang trên sông Nhật Lệ chở dân và bộ đội qua lại giữa  Bảo Ninh và Đồng Hới trong chiến tranh được phong anh hùng. Mà không chở thì bà sống bằng gì nếu không có thu nhập từ khách sang sông. Ông Võ Xuân Nở nhặt một trái bom bi quả dứa trên mặt đường ném xuống Bàu Sen cho một chiếc xe qua cũng thành anh hùng.  Hihihi, bom bi quả dứa rơi xuống chạm đất mà câm thì đặt nghiêng nó trên đe rồi dùng búa tạ đập vở nó cũng không nổ.  Dạo đó loại bom này mới xuất hiện, ông  Nở  không biết nguyên lý nổ của nó,  người phong ông ấy là anh hùng ở tận ngoài bắc ít chịu bom đạn càng không biết. Thôi, thế cũng được, ngoài lòng yêu dân yêu nước ra đôi khi người ta phải liều chút xíu mới thành anh hùng. Vậy tướng Giáp lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu, làm thay đổi diện mạo thế giới trong thế kỷ 20 chưa đáng là anh hùng sao. Nhà nước chưa phong anh hùng cho tướng Giáp do quên hay thấy công trạng ông chưa bằng bà Nguyễn thị Suốt và ông Võ Xuân Nở.  Hihihi dân đen bó tay chấm com.
2-  Điếu văn bác Trọng  thấy kê cứu nhiều chức vụ của tướng Giáp: “Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ cách mạng kiên trung; vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.(3) Ơ hay!!  Hóa ra bác tổng Trọng quên mất Năm 1983 ông (VNG) được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”(4). Có thể do trăm công nghìn việc, lại xúc động lúc quốc tang bối rối làm bác Trọng quên chăng. Còn nếu bác nhớ mà không đọc chẳng hóa ra bác chống lại  quyết định bổ nhiệm của Đảng và Nhà nước cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp sao.  Hay là bác Trọng cho rằng năm 1983 các đồng chí của tướng Giáp đang nắm vận mệnh quốc gia bày ra cái chức đó để làm mất uy tín và hạ nhục vị tướng huyền thoại ?  Cả hai trường hợp bác quên, hay làm như quên, thì dân Việt Nam có chút thiện cảm với bác, cho dù cái giọng đọc điếu văn của bác  hơi khô khan không thể hiện sự xúc động tự đáy lòng.
3- Nhà văn Nguyên Ngọc có viết “Nhớ và quên, ngẫm mà xem, phải chăng nói cho cùng đó là hai lẽ sinh sinh tồn tuy hai mà một, hai mặt chủ yếu không thể tách rời của công cuộc làm người ở đời”(5).  Bác tổng Trọng thực hiện triết lý này thiệt khéo khi đọc điếu văn  trước linh cửu tướng Giáp. Bác nhớ mà làm như quên, bác có vẻ quên mà thực ra vẫn nhớ… hihihi thế mới là đại chính khách của một quốc gia vậy.


(1), (2) www.bbc.co.uk/vietnamese
(3).   http://thethaovanhoa.vn
(4). Võ Nguyên GiápWikipedia tiếng Việt
(5). http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/mot-nguyen-ngoc-thanh-xuan-trong-but-ky-tay-nguyen-n20130120051405967.htm



44 nhận xét:

  1. Tôi coi trên Tivi, nói về một lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ (Ranger Force), một người lính trong đội quân ấy nói trước ống kính truyền hình, đại khái, tôi đến đây (Afganistan chẳng hạn), chiến đấu hy sinh tính mạng mình không phải cho Tổng Thống Mỹ, mà cho những đồng đội của tôi ở đây. Họ được quyền nói lên những ý nghĩ minh bạch của mình. Một đất nước không phải giấu giếm những suy nghĩ, và đất nước đó đã đứng đầu thế giới mà không cần phải hô khẩu hiệu. Báo chí xứ ta bao nhiêu lần kêu gọi muốn đất nước muốn tiến lên cần phải có sự minh bạch, nhất là nơi những cơ quan và cấp cao...

    Trả lờiXóa
  2. Biết đến bao giờ người Việt ta mới được sống trong một xã hội minh bạch thật sự...đành chờ.!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Bu cùng Kichbu cố gắng sống đến đầu thế kỷ XXII xem CNXH hoàn thiện ở VN nhé...
      Đành chờ vậy!

      Xóa
    2. Bu tui di chúc cho cu Rơm và con cháu nó chờ ...rồi báo cáo lại bằng hương khói thôi Kich bu ơi

      Xóa
  3. Bác Bu ạ, có nhiều điều, đáng ra, cần viết về tướng Giáp, về sự đối xử của các triều đại BCT với tướng Giáp và về lễ tang tướng Giáp. HN đọc hơi bị nhiều, "đa thư" nhưng không "loạn tâm", mình vẫn có cách nghĩ của mình, muốn viết nhưng e rằng không nói hết do trí cạn tài sơ. "NHỚ, QUÊN" của bác Bu cũng đã nói giúp HN đôi điều, HN "kết" cái cụm từ "đại chính khách" của bác lắm lắm. Và xin được thưa thêm, thích cả cái cụm từ "hô khẩu hiệu" của bác NHP. Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehehe đa thư mà không loạn tâm là quý rồi
      Thấy cần thì viết sá chi trí cạn tài sơ bác Hồng Ngọc ơi
      Bu tui văn dốt võ dát cũng viết đấy thôi

      Xóa

  4. Em sang thăm bác Bu. Chúc bác tuần mới tốt lành
    Cảm ơn bác đã cho em biết thêm đôi điều về những câu chuyện xoay quanh tướng Giáp.
    Nhìn căn nhà tướng Giáp ở, nhìn cách bài trí đơn sơ, cũ kỹ trong đó cũng gợi lên nhiều điều cần phải suy ngẫm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới thấy Yên Vũ xuất hiện nhà bu
      Cảm ơn người đẹp còn nhớ đến bu tui
      Bu có may được đến nhà tướng Giáp ở ở Lệ Thủy nhiều lần

      Xóa
  5. Đúng là một sự lãng quên...một sự vô ơn. Trần thị Lý người QB cũng trở thành anh hùng chỉ cần một lần chèo đò qua sông Nhật lệ đưa thông báo khẩn....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ không quên mà cố tình làm lơ đó bạn thanhthuoczvolen ơi

      Xóa
  6. Cái "nhớ, quên" của môt đại chính khách thì chắc chắn là có tuân theo một "cơ chế" nào đó rồi, hoàn toàn không phải cái nhớ , quên lẩm cẩm thường thấy của một người già .
    Riêng dân gian thì không quên được các câu truyền khẩu :
    " nhà thơ đi làm kinh tế
    thống chế đi ..."
    Cho nên cũng nhiều người cùng thắc mắc như bác Bu đã nêu ở trên .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác giáp là anh hùng của các nghịch ký
      là bi kịch của thiên tài
      Bác chỉ khá hơn Nguyễn Trãi là chưa bị tru di tam tộc thôi

      Xóa
  7. ** 1559 ngày đại tướng nằm.. ở trong bệnh viện hình như cũng trong quên lãng, vì trong những ngày tết lễ, sinh nhật của ông, chẳng thấy báo đài đưa tin cho dân đen biết.
    ** Máy bay vừa cất cánh, cờ quốc tang đã hạ ngay khi chưa hết ngày.. vì sao thì cũng chẳng vì sao!

    Cũng nên biết cách QUÊN và NHỚ đúng lúc mới là hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì ông thủ tướng Tàu Lý Khắc Cường sang mà treo cờ rũ sao,
      không có lợi cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc anh em
      (mà ông anh luôn luôn thủ dao chờ thời cơ chọc tiết ông em huhuhu)

      Xóa
    2. Thật vậy, thằng em vừa sợ vừa run nên ép đồng bào bất chấp nghĩa tận.

      Xóa
  8. Thuộc tính của con người là... vô ơn. Câu đó người ta đã nói rồi mà giáo QUÊN hỏng biết của ai! Chỉ NHỚ mang máng... hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô đơn là thuộc tính của con người thì bu tui tán thành liền
      Còn vô ơn ...hehehe để xem lại đã nhé.

      Xóa
  9. Trách mấy vị này thì ... trách cả ngày! Nhân vật lịch sử thì do lịch sử và nhân dân ... xử, đâu đến tay các vị này!

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Tổng Lú không quyên đâu, ngược lại cực nhớ: Nhớ là trong Điếu văn không được nói đến giai đoạn Đại tướng phụ trách sinh đẻ của chị em. Vì nhỡ quên mà đưa vào thì xấu hổ lắm, nhục lắm, sẽ lộ ra thủ đoạn hạ nhục Đại tướng của anh Ba, anh Sáu nào đó… Cũng như nhà Văn hóa Hoa Mào Gà khi viết bài hùng văn để Tiến Thọ đọc ở Đền Hùng phải nhớ là không được nhắc đến tên Đại tướng (mặc dù có nói đến truyền thống chống giặc ngoại xâm trong lịch sử 4000 năm) thì mới được phong anh hùng. Nhà Văn hóa Hoa Mào Gà lại còn phải nhớ là khóc thật to, nức nở thật lâm li như là khóc mướn khi ngồi xe lăn đến trước linh cữu của Đại tướng... Vậy đấy: Nhớ chứ không Quên đâu bác Bu ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Bác Nano BoBi chỉ được cái nói đúng tên đúng việc
    Nhà văn hóa Hoa mào gà..có phải bác nói đến ông giáo sư hai lần anh hùng có tên vũ Khiêu không. Ông này đích thị là bồi bút. Để vui lòng cấp trên, ông ta không dám nhắc đến tên tướng Giáp trong hùng văn do Tiến Thọ đọc ở đền Hùng. Trước đây còn khen Nguyễn Tấn Dũng giỏi....Còn Tiến Thọ thì không chấp làm gì .
    Dân nói cấm có sai
    Chung quy cũng bởi vua Hùng
    Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên
    Huhuh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehehe đã thế mà ông ấy được hai lần phong anh hùng
      Đúng là ta nghe trọng gió vi vu nhiều chuyện lạ

      Xóa
  13. Đọc thấy thêm buồn và đau, thật là thương cho một vị anh hùng dân tộc, anh hùng của nhân dân. Ông không có văn bản phong anh hùng nhưng ông mãi mãi là anh hùng trong mỗi người dân Việt Nam!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, tướng Giáp đang sống mãi trong dân
      Mà dân là gốc vững bên lắm

      Xóa
  14. NHỚ VÀ QUÊN:
    Cầu tre xin phép chủ nhân blog được trình bày vài suy nghĩ cá nhân ạ!
    1. Cầu tre không phải chính khách nên không thể đủ trải nghiệm để hiểu một chính khách, Cầu tre chỉ cố hiểu việc làm của chính khách bằng góc nhìn của dân đen thôi.
    2. Nghe theo chủ nhân blog này thì hình như việc nhà nước phong anh hùng cho nhân dân khá là hào phóng (Đê cổ vũ động viên, khơi thêm ngọn lửa yêu nước tinh thần chiến đấu trong nhân dân chăng). Nhưng hình như với những bậc rường cột của quốc gia, tiêu chí để phong anh hùng cao hơn rất rất là nhiều để cho xứng với tầm của các vị ấy (chứ nếu không thì các tướng lĩnh của ta, các chính khách của ta đều là anh hùng hết cả sao, vậy thì lấy ai là không anh hùng đây!)
    3. Khi nếu với tư cách cá nhân, Cầu tre có thể hào phóng gọi ai đó là anh hùng, người đẹp, ngôi sao..., dù người đó chưa được phong anh hùng, trao danh hiệu người đẹp...(hoặc chẳng bao giờ là người đẹp hay anh hùng, ngôi sao cả) thì cũng chả sao, chả ảnh hưởng đến ai, chả ai bắt bẻ về chuyện đó cả. Nhưng nếu khi Cầu tre phải - trong một sự kiện cực quan trọng- thay mặt số rất đông nói tiếng nói chung (riêng mà chung) thì CT không thể tùy tiện được Phải không bác Bu? CT sẽ phải dựa vào những căn cứ, những nguyên tắc nhất định. Vậy bác Trọng là tổng bí thư- "người của sách vở" lại càng không thể tùy tiện khi nói về tư cách, vị trí của một nhân vật lịch sử được. Dù có thể, cá nhân bác Trọng rất muốn gọi cụ Giáp là anh hùng...
    4. Tuy không thể gọi cụ Giáp là "anh hùng dân tộc", nhưng trong điếu văn, bác Trọng đã gọi cụ là "Đại tướng của nhân dân". Với cách gọi này, Cầu tre nghĩ rằng đã quá đủ để thể hiện được sự tôn vinh, lòng yêu kính đối với cụ Giáp rồi. Đã là đại tướng, sao lại không anh hùng! Mà còn là "đại tướng của nhân dân", người chỉ huy tối cao của cả một dân tộc! Có danh hiệu nào cao quí, có công nhận nào có sức nặng và đáng tin hơn công nhận của nhân dân, danh hiệu mà nhân dân trao tặng? Hình như ở ta có nhiều anh hùng mà nhân dân chả hề biết đến hay quan tâm thì phải (CT không rõ lắm, nhờ chủ nhân blog kiểm tra lại giùm:))
    KL: Cho nên, CT cho rằng, trong trường hợp này, "đại tướng của nhân dân" cũng tương đương với "anh hùng dân tộc". Chỉ là hai cách nói khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh mà thôi. Không được dùng cụm từ chính thống "anh hùng dân tộc" vì nhà nước chưa phong tặng thì thay bằng "đại tướng của nhân dân". Khi nào nhà nước, lịch sử, thời gian công nhận cụ Giáp là "anh hùng dân tộc" thì lúc đó gọi cũng chưa muộn mà! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần đầu đến bu nhưng bạn đã có một nhận xét rất nhiệt tình, cảm ơn bạn và mong còn được đối thoại với nhau nhiều nhiều.
      1- Việc không nhắc tướng Giáp là anh hùng là ông Trọng giữ đúng nguyên tắc tổ chức. Như Giáo sư Huệ Chi nói, nhà nước chưa phong anh hùng cho tướng Giáp thì ông Trọng không đọc. Riêng vụ này bu tui không nghỉ là ông Trọng quên.
      Việc phong anh hùng ở xứ mình như bạn nói hơi hào phóng, bu tui thêm có phần ba vạ nữa. Ông Vũ Khiêu hai lần anh hùng lại đi khen ông thủ tướng chủ soái vụ Vinachin lãnh đạo giỏi. Trong bản đại hùng văn ông viết cho nghệ sỹ Tiến Hợi đọc ở đền Hùng nhắc đến Điện Biên Phủ nhưng bỏ qua tướng Giáp. Thực ra ông Khiêu không phải không đánh gía đúng Tướng Giáp, chắng qua ông ta quá sợ cấp trên mà thôi...Anh hùng gì mà thiếu nghĩa khí vậy.
      2- Bạn hỏi "Đã là đại tướng, sao lại không anh hùng"? Nhà báo Huy Đức viết bên Thắng cuộc, nói về một số đại tướng không được nhà nước phong anh hùng, trong đó theo bu nếu có phong anh hùng cho các ông đại tướng Văn Tiến Dũng, Đoàn Khuê, Lê Đức Anh thì hoàn toàn không xứng đáng. Nói hơi dài, mời bạn tham khảo thêm "Bên thắng cuộc" , phần Quyền bính của nhà báo Huy Đức
      3- Ở xứ mình hai từ Nhân Dân có vẻ như bị lạm dụng và chỉ để trang trí cho một thể chế tự hào dân chủ nhất thế giới. Quân đội Nhân Dân nhưng chỉ trung thành với đảng. Mà đã là Quân đội Nhân dân thì Đại tướng nhân dân thì tất nhiên rồi, đâu chỉ riêng gì Đại tướng Võ Nguyên Giáp hihihi
      4- Ông Trọng sách vở nhưng lại bỏ qua chức "Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông quên hay ông chống lại quyết định bổ nhiệm của nhà nước năm 1983. Nếu chống lại thì ông tuyên bố thắng cho dân biết chớ sao lại "quên" đi như vậy

      Xóa
  15. Sang thăm anh!
    Không muốn bình loạn chuyện này, đồng tình và thấy comment của CT rất được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Sỏi sang thăm
      Bu tui có trả lời còm của bạn CT rồi mời Sỏi đọc ...

      Xóa
  16. Hình như "Anh hùng dân tộc" chỉ có nhân dân phong thôi anh ạ ! Nếu mấy ổng phong cho ông VNG ,chẳng lẽ được quyền truy phong các anh hùng dân tộc trước đây à ? Cứ nghĩ mà buồn cười ,không hiểu hình dáng tấm bằng này ra sao (?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quốc hội là đầu nảo của Nhân dân
      Mới đây nhiều vị chức sắc đề nghị Quốc hội truy phong Nguyên Soái cho tướng Giáp nhưng QH đang làm ngơ...

      Xóa
  17. Đôi lúc có điều Nhớ mà không dám nói, nhất là nói trước bàn dân thiên hạ, phải không chú Bu?
    Hồi là sinh viên, cháu là học trò của cô Đặng Thanh Lê, em cô Đặng Bích Hà, vì thế thỉnh thoáng cháu có đi cùng cô Lê đến thăm nhà cô Hà, may mắn được đôi lần gặp gỡ và nghe Đại Tướng trò chuyện.Cháu rất thích sự giản dị, hiền từ, gần gũi của Đại Tướng kh ở tư gia!
    Trong lễ Quốc tang, phút mặc niệm, cả cháu và hàng ngàn học trò trường cháu đều không thể cầm được nước mắt! Không thể nén được..nước mắt cứ chảy..chú à!..
    Chú khỏe và vui nhé! Đừng quên cháu lâu quá nhé chú Bu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm chính khách là mềm dẻo khôn khéo thế đấy Ngọc nhĩ
      Không hiểu sao bên trang chú chỉ thấy mấy chữ "Nếu có thể" chớ không có gì mới hơn nữa là sao?

      Xóa
  18. Cầu tre cám ơn chủ nhân blog đã rất nhiệt tình đáp lời mấy thiển nghĩ của Cầu tre. Theo CT hiểu thì cả hai cách "nhớ và quên" nói trên đều chứng tỏ chủ nhân của chúng kính trọng cụ Giáp. Qua những thực tế mà bác Bu đã cho biết, bản thân các chữ "anh hùng", "nhân dân" có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, biểu đạt những giá trị khác nhau. Ảo có, Thực có. Chỉ có người sử dụng chúng mới thực sự minh định được nghĩa thực của các từ này. Riêng CT, trong trường hợp bác Bu đã nêu, CT chọn cho mình cách hiểu thiên về giá trị thực. CT muốn đặt niềm tin vào hiện tại. Còn hơn chả biết trông đợi vào điều gì..
    Một lần nữa, cám ơn ơn sự nhiệt tình của gia chủ.

    Trả lờiXóa
  19. Hay là bác Trọng cho rằng năm 1983 các đồng chí của tướng Giáp đang nắm vận mệnh quốc gia bày ra cái chức đó để làm mất uy tín và hạ nhục vị tướng huyền thoại ? Cả hai trường hợp bác quên, hay làm như quên, thì dân Việt Nam có chút thiện cảm với bác, cho dù cái giọng đọc điếu văn của bác hơi khô khan không thể hiện sự xúc động tự đáy lòng. - Dù quên hay nhớ thì các chính khách hiện thời đều không vượt qua cái bóng của Đại Tướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bất ngờ gặp lại Mai Hương
      Tưởng bạn thủy chung với FB rồi không nhó đến Blogspot nữa
      Đúng là không vượt được cái bóng của Đại tướng, một nhận xét chí lý.

      Xóa
  20. Mừng là con đường đẹp nhất ở Vũng Tầu đã được mang tên đại tướng Võ Nguyên Giáp bác Bu nhỉ, sang chơi nhà Bác Bu em chẳng dám tham gia chuyện chính trị, còm men lạc đề thế này bác cả có buồn cười thì cũng cười hì mà thôi :D

    Trả lờiXóa
  21. Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay
    Nghe ThuThuy nói bu mới hỏi lại một số người Vũng Tàu
    Để dạo một vòng trên đường Vo Nuuyên Giáp xem sao
    Cảm ơn nhiều nhiều

    Trả lờiXóa
  22. Nhưthij em cũng không dám lạm bàn chuyện mình "không rành lắm"
    Chỉ nhớ cái câu: Thắng làm vua thua làm giặc...
    Vậy đó, anh Bu ơi!!!

    Trả lờiXóa
  23. Hehehe có kẻ thua mà cứ thích làm vua...mới sinh chuyện Như Thị à

    Trả lờiXóa

  24. ‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 4:03 PM - 11/10/2013 / 309 Ý kiến

    Một vị tướng lão thành của Việt Nam cho rằng chính quyền Hà Nội đã cho thấy sự mâu thuẫn khi tổ chức tang lễ rất trang trọng cho Tướng Giáp nhưng không lắng nghe ý kiến của ông khi chiến lược gia quân sự tự học này còn sống.



    Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng nhiều lần có cơ hội trò chuyện với Tướng Giáp, cho biết rằng nhiều đề nghị của Tướng Giáp đối với nhà nước đã không được hồi đáp.

    Ông Vĩnh nói: “Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại tướng rất là long trọng nhưng mà khi Đại tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau”.

    Truyền thông nhà nước Việt Nam đã loan tải rất nhiều bài viết ca ngợi công lao của Tướng Giáp, nhưng người ta không thấy họ đề cập gì tới những trăn trở lúc cuối đời của vị danh tướng này như ông Vĩnh đề cập.

    Hồi năm 2009, ông Giáp đã nhiều lần gửi thư lên các cấp cao nhất của Việt Nam, kêu gọi ‘dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên’ vì đó là ‘vấn đề hết sức hệ trọng có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng và đến vấn đề phát triển ổn định, bền vững của đất nước’. Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn được tiến hành.

    Theo VOA

    Trả lờiXóa
  25. Nói đến Đại tướng lúc này lại buồn cho Bại tướng ngày nay. Nói đến VK lại nhớ đến anh bạn họ Phạm, tốt nghiệm đại học sử, lại tinh thông Pháp văn, đã nói với mình từ lâu lắm rồi là chuyên viết bài thuê cho VK. Đúng là : ........sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên!!!.

    Trả lờiXóa